Cây Bạch Quả: Vị Thuốc Bổ Não, Tăng Cường Trí Nhớ

Cây Bạch Quả: Vị Thuốc Bổ Não, Tăng Cường Trí Nhớ

Cây bạch quả được biết đến như một chất chống oxy hóa để làm chậm tiến triển của bệnh mất trí nhớ, cải thiện lưu thông máu, có thể giúp não, mắt, tai và chân hoạt động tốt hơn. Hạt bạch quả có chứa các chất có thể tiêu diệt vi khuẩn và nấm gây nhiễm trùng trong cơ thể.

Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

  • Tên Tiếng Việt: Bạch quả.
  • Tên khác: Ngân hạnh, Áp cước tử, Công tôn thụ.
  • Tên khoa học: Ginkgo biloba L. thuộc họ Ginkgoaceae (họ Bạch quả). Đây là loài cây thân gỗ lâu đời nhất (xuất hiện cách đây 200 triệu năm) và được coi là hóa thạch sống.

Đặc điểm tự nhiên

Cây to, cao 20 – 30m, tán lá sum suê. Thân hình trụ, phân cành dài, gần như mọc vòng, trên cành có cành ngắn, lá có cuống dài. Lá mọc so le, thường mọc thành chùm, phiến hình quạt, gốc thuôn nhọn đầu, mép trên tròn, nhẵn, lõm ở giữa, chia phiến thành hai thùy rộng. Gân lá rất sát nhau, hình quạt tỏa ra từ gốc lá, phân nhánh theo hướng rẽ đôi, cuống lá dài hơn phiến lá. Bạch quả là một cây lưỡng tính, chỉ có hoa đực và chỉ có hoa cái. Các hoa cái được thụ phấn từ các hoa đực để tạo quả. Quả hạch, hình bầu dục, cỡ quả mận, thịt quả màu vàng, có mùi bơ khét rất khó chịu.

Cây Bạch Quả: Vị Thuốc Bổ Não, Tăng Cường Trí Nhớ

Phân bố, thu hái, chế biến

Bạch quả là loại cây quý đã có từ hàng trăm triệu năm từ thời tiền sử cùng với khủng long, hình dáng không hề thay đổi. Trong rừng núi của Trung Quốc và Nhật Bản, có rất nhiều cây đã sống hàng nghìn năm. Người ta trồng Bạch quả thành đồn điền lớn. Các khu vực trồng nhiều bạch quả là An Huy, Phúc Kiến, Quý Châu, Hà Nam, Hà Bắc, Hồ Bắc, Giang Tô, Sơn Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam và các tỉnh khác.

Pételot (1954) cho biết ông đã thấy cây Bạch quả ở miền Bắc Việt Nam rải rác trong một số vườn và một số chùa để làm cảnh. Nhưng trên thực tế, hàng chục năm nay, cây Bạch quả vẫn chưa được tìm thấy ở Việt Nam. Từ năm 1995, Việt Nam đã nhập giống Bạch quả từ Nhật Bản, Pháp về trồng ở Sa Pa (Lào Cai) nhưng cây Bạch quả sinh trưởng rất chậm.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng được của Bạch quả là lá đã phơi hay sấy khô và hạt.

Hạt được thu hoạch từ quả chín, bỏ cùi bên ngoài, rửa sạch và phơi khô. Khi sử dụng, bạn tán nhuyễn, bỏ vỏ cứng và lấy lõi, bóc lớp màng bên ngoài, rửa sạch hoặc nhúng qua nước sôi rồi sấy khô ở nhiệt độ thấp. Hạt dùng sống hoặc sao vàng đều có độc nên khi sử dụng cần lưu ý.

Cây Bạch Quả: Vị Thuốc Bổ Não, Tăng Cường Trí Nhớ

Thành phần hoá học

Nhân chứa 5,3% protein, 1,5% chất béo, 68% tinh bột, 1,57% tro và 6% đường.

Vỏ quả có chứa acid ginkgolic, bisphenol và rượu vàng và bạc.

Lá chứa hai thành phần hoạt tính là flavonoid và terpen.

Flavonoid (Ginkgo flavonoid) là các hợp chất trong đó phần aglycon là flavonol (quercetin, kaempferol, isorhamnetin) và phần đường là glucose và rhamnose. Ngoài ra còn có một lượng nhỏ proanthocyanidins.

Nhóm terpene bao gồm ginkgolides có vị đắng (diterpenes) và diphylactones (sesquiterpenes). Ngoài hai hoạt chất trên, Ginkgo biloba còn chứa một số axit hữu cơ, chẳng hạn như acid hydroxy kynuric, acid kynuric, acid p-hydroxybenzoic, acid vanillic.

Vị thuốc bạch quả

1. Tính vị

  • Theo Trung dược đại từ điển: Dược liệu có đủ vị ngọt, đắng chát với tính bình và có độc.
  • Theo Trung dược học và Cương mục: Dược liệu có vị ngọt, chát, đắng và tính bình.
  • Theo Điền Nam bản thảo: Dược liệu có vị ngọt và tính hàn.
  • Theo Ẩm thiện chính yếu: Dược liệu có vị ngọt, đắng và không độc.

2. Quy kinh

  • Theo Trung dược học và Cương mục: Quy vào kinh Phế.
  • Theo Trung dược đại từ điển: Quy vào 2 kinh Thận và Phế.
  • Theo Bản thảo tái tân: Quy vào 3 kinh Phế, Thận và Tâm.
  • Theo Bản thảo hối ngôn: Quy vào 2 kinh Thái dương và Thủ thái âm.

Tác dụng của Ginkgo Biloba (cây bạch quả) đối với sức khỏe

Ginkgo biloda,

Từ xa xưa, y học cổ truyền nhiều quốc gia đã ứng dụng Ginkgo Biloba vào các bài thuốc chữa bệnh. Ngày nay, dược liệu này tiếp tục phát huy công dụng và được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Điển hình như:

  • Tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung: Ginkgo Biloba hỗ trợ cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho não bộ, giúp tăng cường trí nhớ, cải thiện khả năng tập trung, làm việc và học tập.
  • Hỗ trợ điều trị Alzheimer và suy giảm trí nhớ: Ginkgo Biloba có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh Alzheimer và suy giảm trí nhớ, giúp cải thiện các triệu chứng như hay quên, lú lẫn…
  • Tăng cường lưu thông máu não: Ginkgo Biloba giúp làm giãn mạch máu, tăng cường lưu thông máu…
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch: Giảm cholesterol, huyết áp, ngăn ngừa hình thành cục máu đông, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
  • Cải thiện thị lực: Tăng cường lưu thông máu đến mắt, cải thiện thị lực, giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng và bệnh võng mạc do đái tháo đường.
  • Chống oxy hóa: Chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của gốc tự do; làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa ung thư.
  • Cải thiện chức năng tình dục: Có tác dụng ở cả nam và nữ.
  • Giảm stress, lo âu: Ginkgo Biloba có thể giúp giảm stress, lo âu, cải thiện tâm trạng và giấc ngủ.

Cách dùng & liều lượng

Đối với phần nhân bạch quả cần bóc bỏ vỏ và dùng dưới dạng thuốc sắc, tán bột hay nước chín đều được. Liều lượng được khuyến cáo là khoảng 10 – 20g/ngày.

Phần thịt quả có chứa độc tố nên không thể ăn được. Muốn sử dụng phải ép để lại bỏ dầu và để lâu trên 1 năm. Lúc này có thể dùng riêng hay kết hợp với các vị thuốc khác với liều 3 – 4 quả/ngày.

Ginkgo biloda,

Bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu bạch quả

1. Bài thuốc chữa triệu chứng hen suyễn

  • Chuẩn bị: 16g bạch quả (đập vỡ), 12g khoản đông hoa, 12g bán hạ chế, 8g hoàng cầm, 8g ma hoàng, 12g vỏ rễ dâu, 12g tô tử, 8g cam thảo sống, 12g hạnh nhân.
  • Thực hiện: Tất cả các vị thuốc trên cho vào ấm sắc trên lửa nhỏ với 1 thăng nước. Thu lấy nửa thăng dùng uống trong ngày khi còn nóng với liều 1 thang thuốc/ngày.

2. Bài thuốc chữa bạch đới lâu ngày không hết, di tinh do khí hư

  • Chuẩn bị: 12g bạch quả, 63g đậu ván trắng, 16g lõi thân và cành hướng dương.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên cho vào ấm sắc lấy nước. Cho thêm 1 ít đường đỏ vào và uống khi còn ấm. Có thể chia làm nhiều lần uống với liều lượng 1 thang/ngày.

3. Món ăn bài thuốc chữa bệnh bạch đới

  • Chuẩn bị: 1 quả bạch quả cùng với 1 quả trứng gà.
  • Thực hiện: Bạch quả đem nghiền vụn, trứng gà dùi một lỗ nhỏ rồi nhét vị thuốc vào. Đem đi hấp trong cơm cho chín rồi ăn mỗi ngày 1 lần duy nhất.

4. Bài thuốc chữa chứng mộng tinh

  • Chuẩn bị: 3 hạt bạch quả.
  • Thực hiện: Đem vị thuốc đi đồ chín bằng hơi rượu rồi ăn trực tiếp. Mỗi ngày ăn 1 lần duy nhất và duy trì đều đặn từ 4 – 7 ngày.

5. Bài thuốc chữa bệnh lao phổi

  • Chuẩn bị: Bạch quả với lượng tùy ý (nên chọn dược liệu được thu hái vào mùa thu).
  • Thực hiện: Cho vị thuộc trên vào bình có nắp đậy ngâm trong dầu thảo mộc khoảng 100 ngày. Mỗi lần dùng lấy ra ăn 1 quả, tần suất 3 lần/ngày. Một liệu tình điều trị kéo dài liên tục từ 1 – 3 tháng.

6. Bài thuốc dùng cho phụ nữ bị sa tử cung, khí hư bạch đới

  • Chuẩn bị: 6g bạch quả, 1 con gà giò (làm sạch bỏ ruột), 15g liên nhục, 50g gạo tẻ.
  • Thực hiện: Bạch quả và liên nhục đem tán thành bột rồi nhồi vào bụng gà và khâu lại. Đặt vào nồi rồi cho gạo và nước vào hầm trên lửa nhỏ đến khi chín nhừ. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi chia làm nhiều lần ăn trong ngày khi còn nóng. Dùng với tần suất 1 – 2 lần/tuần.

7. Bài thuốc dùng cho phụ nữ cơ thể suy nhược, khí hư bạch đới

  • Chuẩn bị: 10g bạch quả nhân, 10g hạt sen, 100g thịt gà cùng với 30ml rượu trắng.
  • Thực hiện: Các nguyên liệu trên cho vào nồi thêm nước rồi hầm trên lửa nhỏ tới chín. Nêm nếm gia vị vừa ăn, chia thành 2 – 3 lần ăn/ngày khi còn nóng.

8. Bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu cấp kèm tiểu rắt, nước tiểu đục, sốt

  • Chuẩn bị: 6g bạch quả, 30g ý dĩ nhân cùng với 15g đường phèn.
  • Thực hiện: Các vị thuốc cho vào nồi nấu nhừ rồi thêm đường phèn vào khuấy cho tan. Chia đều thành 2 lần ăn trong ngày khi còn nóng với liều 1 thang/ngày.

9. Bài thuốc chữa viêm họng hạt, viêm mũi dị ứng hay ung thư vùng mũi họng

  • Chuẩn bị: 15g bạch quả (bỏ mầm hạt đi), 15g ngọc trúc, 15g bắc sa sâm, 15g hạnh nhân, 9g mạch môn đông, 60g thịt lợn nạc.
  • Thực hiện:  Sa sâm, mạch môn cùng ngọc trúc đem sắc lấy nước, bỏ bã. Sau đó cho bạch quả, hạnh nhân và thịt lợn vào hầm chín rồi nêm gia vị vừa ăn. Dùng với tần suất 2 – 3 lần/tuần.

10. Bài thuốc chữa hen phế quản, lao phổi kèm triệu chứng ho suyễn

  • Chuẩn bị: 10 hạt bạch quả, 1 muỗng mật ong.
  • Thực hiện: Đem bóc bỏ phẩn vỏ cứng bên ngoài rồi cho vào nồi thêm nước nấu chín. Sau đó cho mật ong vào khuấy đều. Mỗi ngày ăn 1 lần vào buổi tối.

11. Bài thuốc ngăn ngừa bạc tóc

  • Chuẩn bị: 30 hạt bạch quả, 150g hà thủ ô, 100g vừng đen, 250g đậu đen.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên cho lên chảo nóng sao chín rồi tán thành bột mịn. Bảo quản trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày dùng 30g, hòa với nước sôi nóng để ăn.

12. Bài thuốc chữa tiểu đường

  • Chuẩn bị: 15g bạch quả, 15g lá ổi non cùng với 30g râu ngô.
  • Thực hiện: Cho toàn bộ vị thuốc trên vào ấm sắc với 2 lít nước trong 15 phút. Dùng uống trong ngày với liều lượng 1 thang/ngày. Tuyệt đối không áp dụng khi đang mắc chứng táo bón.

13. Bài thuốc chữa chứng xuất tinh sớm

  • Chuẩn bị: 12g bạch quả (bóc bỏ vỏ) cùng với 45 – 80g tàu hũ ky và 1 nắm gạo tẻ.
  • Thực hiện: Các nguyên liệu trên cho vào nồi rồi thêm lượng nước vừa đủ hầm nhừ trên lửa nhỏ. Mỗi ngày ăn 1 lần thay thế cho bữa sáng.

14. Bài thuốc bát tiên hợp tam tử

  • Chuẩn bị: 15g bạch quả, 15g bạch giới tử, 15g bách hợp, 30g thục địa, 30g bạch linh, 30g sơn thù, 20g hoài sơn, 20g đan bì, 15g mạch môn, 10g trạch tả, 10g ngũ vị, 15g xuyên bối mẫu, 15g tử uyển, 15g tô tử.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên cho hết vào ấm đổ vào 3 bát nước rồi sắc trên lửa nhỏ. Thu lấy 1 bát lắng trong rồi uống khi còn ấm. Dùng đúng 1 thang thuốc/ngày.

15. Bài thuốc giúp tăng kích thước vòng một

  • Chuẩn bị: 60g bạch quả, 30g đậu hũ ky, 30g khiếm thực, 25g hoàng kỳ cùng 1 cái bao tử heo.
  • Thực hiện: Bao tử heo dùng muối rửa sạch rồi trụng sơ nước sôi. Tiếp tục rửa sạch với nước lạnh để loại bỏ lớp trắng bên ngoài. Đem thái nhỏ rồi cho vào nồi đất cùng với các vị thuốc, thêm nước, gừng, hành và 1 ít muối hầm trong 1 giờ. Thêm đậu hũ ky vào nấu thêm 30 phút nữa rồi nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Có thể chia làm nhiều lần ăn trong ngày, nên hâm nóng lại mỗi lần ăn.

Cây Bạch Quả: Vị Thuốc Bổ Não, Tăng Cường Trí Nhớ

Lưu ý khi dùng cây bạch quả trong điều trị bệnh lý

Về cơ bản, trên phương diện khai thác dược liệu, cây bạch quả được sử dụng an toàn và đem lại hiệu quả tương đối tốt. Một số trường hợp có thể gặp tác dụng phụ nhẹ như: dị ứng da, tăng nhịp tim, đau đầu, táo bón, rối loạn tiêu hóa,…

Người đang dùng thuốc chống đông máu, chống tiểu cầu, thuốc chống viêm không steroid hoặc bị rối loạn đông máu cần thận trọng khi dùng dược liệu cây bạch quả. Ngoài ra, trẻ sơ sinh, phụ nữ cho con bú và thai phụ cũng cần thận trọng với dược liệu này.

Đã có nhiều nghiên cứu ghi nhận về công dụng của cây bạch quả đối với sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng phụ khi dùng dược liệu này vẫn có thể xảy ra. Vì thế, bất cứ trường hợp nào dùng cây bạch quả để trị bệnh tốt nhất vẫn cần có sự tư vấn ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.

Nguồn: Tổng hợp

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại: 0869 111 269
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x