Huyệt Đầu Duy Là Gì? Vị Trí Và Công Dụng Trong Điều Trị Bệnh

huyệt đầu duy

Huyệt Đầu Duy được ứng dụng rất nhiều trong các bài bấm huyệt và châm cứu trong Y học cổ truyền, có tác dụng điều trị một số bệnh lý nhất định như đau đầu, choáng váng, buồn nôn cũng như vấn đề liên quan đến mắt. Vậy vị trí huyệt Đầu Duy nằm ở đâu và tác dụng huyệt Đầu Duy là gì?

Huyệt Đầu Duy là gì?

Huyệt Đầu Duy hay còn được biết đến với một tên gọi khác là Tàng Đại. Huyệt vị này có nguồn gốc từ Giáp Ất Kinh, là một trong 36 yếu huyệt trọng yếu của cơ thể con người.

Dân gian xưa truyền lại rằng, “Duy” ở đây nghĩa là đường chân tóc, còn “Đầu” là hai đỉnh ở hai bên đầu. Như vậy, huyệt Đầu Duy chỉ huyệt đạo nằm ở hai bên đường chân tóc, sát với mép tóc phần trán.

Vị trí huyệt Đầu Duy

Huyệt Đầu Duy là huyệt thứ 8 thuộc kinh Vị, ngay vị trí giao hội với kinh Túc Thiếu Dương Đởm. Để xác định vị trí của huyệt vị này, bạn đo từ bờ chân tóc ra phía ngoài khoảng 0,5 thốn. Tiếp đó, đo từ phía trên của đường khớp đỉnh trán, tức là từ huyệt Thần Đình ra xa khoảng 4 thốn. Điểm cắt nhau của hai đường thẳng này chính là vị trí chính xác của huyệt Đầu Duy.

Với những người không thông thạo Đông y, bạn cũng có thể xác định huyệt vị này bằng cách sờ tay từ đỉnh dịch dần về phía góc trán. Sau đó, bạn cắn thử hàm. Nếu thấy khu vực này nổi cơ cứng thành cục thì bạn đã tìm được chính xác huyệt Đầu Duy.

Huyệt Đầu Duy
Huyệt Đầu Duy nằm ở hai bên đầu

Tác dụng của huyệt Đầu Duy

Y học cổ truyền đã phát hiện ra tác dụng khu phong cơ thể của huyệt Đầu Duy. Đồng thời, huyệt còn có khả năng tiết hỏa và trấn thống rộng rãi. Bởi vậy, người ta đã nghiên cứu và áp dụng huyệt vị này trong điều trị bệnh đau nửa đầu, đau đầu và đau dây thần kinh trước trán.

Huyệt đạo này cũng tác động rất tốt tới các triệu chứng của mắt như: Khô mắt, nhức mắt, mỏi mắt, giật mí mắt,… Trong một số trường hợp, bác sĩ Đông y còn kết hợp huyệt Đầu Duy với các huyệt đạo khác trên mặt để chữa liệt mặt ngoại biên, tê mặt, méo miệng.

Cách phối hợp huyệt Đầu Duy với các huyệt khác

Để làm tăng hiệu quả trong điều trị bệnh, người ta đã kết hợp huyệt Đầu Duy với các huyệt đạo khác trong châm cứu, bấm huyệt. Dưới đây là một số cách tiêu biểu nhất:

  • Phối hợp với huyệt Bách hội để chữa đau đầu.
  • Phối hợp với huyệt Liệt Khuyết để chữa đau nửa đầu.
  • Phối hợp với huyệt Thiên Trụ và Toản Trúc để trị chóng mặt.
  • Phối hợp với huyệt Ế Phong và Đồng Tử Liêu để trị chảy nước mắt khi ra gió.
  • Phối hợp với huyệt Hợp Cốc, Bách Hội, thấu Hậu Khê, Thái Dương, Thái Xung, thấu Dũng Tuyền để trị bệnh tâm thần phân liệt.
  • Phối hợp với huyệt Dương Bạch, Nghinh Hương, Địa Thương, Ế Phong để chữa liệt dây thần kinh mặt.
Huyệt Đầu Duy nằm ở hai bên đầu
Người ta thường áp dụng huyệt Đầu Duy vào điều trị đau đầu

Cách bấm huyệt Đầu Duy an toàn, hiệu quả

Đối với huyệt Đầu Duy, người ta có thể áp dụng cả hai phương pháp là châm cứu và bấm huyệt. Tuy nhiên, châm cứu mang lại rất nhiều rủi ro nếu bạn thực hiện không đúng cách, thậm chí là ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Còn phương pháp bấm huyệt thì đơn giản hơn nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng hàng ngày tại nhà.

Bấm huyệt Đầu Duy gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Bạn xác định chính xác vị trí của huyệt đạo, sau đó dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ cố định vị trí vừa tìm được.
  • Bước 2: Từ từ ấn huyệt với một lực vừa đủ cho đến khi cảm thấy tê tức thì dừng lại khoảng 10 giây.
  • Bước 3: Bạn cũng có thể day huyệt theo chiều kim đồng hồ từ 2 – 3 phút với lực từ nhẹ đến mạnh cho đến khi vùng da trở nên căng tức.
  • Bước 4: Thực hiện liên tục từ 3 – 4 lần.

Lưu ý khi bấm huyệt Đầu Duy

Trong quá trình bấm huyệt, bạn cần lưu ý những điều sau để quá trình thực hiện được hiệu quả hơn:

  • Trước khi bấm huyệt, nên cắt móng tay gọn gàng để tránh làm tổn thương da, dẫn đến nhiễm trùng.
  • Không thực hiện bấm huyệt khi vùng da bị tổn thương, chảy máu.
  • Không bấm huyệt khi cơ thể quá no, quá đói hoặc ngay sau khi sử dụng rượu bia để tránh làm tổn thương dạ dày.
  • Không bấm huyệt với phụ nữ đang có thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
  • Những người mắc các bệnh mãn tính nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bấm huyệt.
  • Cần kiên trì bấm huyệt ít nhất 1 tháng thì mới có thể thấy được sự hiệu quả trong điều trị bệnh.

Huyệt Đầu Duy có nhiều tác dụng đối với các bệnh lý ở vùng đầu như đau mỏi mắt, đau đầu, chóng mặt… Tuy nhiên, cần tìm gặp các thầy thuốc Đông Y có chuyên môn khi muốn bấm huyệt – châm cứu, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Nguồn: Tổng hợp

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại: 0869 111 269
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x