Rau Đắng Đất – Đặc Điểm, Tác Dụng, Bài Thuốc Trị Bệnh

Tác Dụng Chữa Bệnh Của Rau Đắng Đất

Nhờ giá thành phải chăng, dễ kiếm, dễ mua, rau đắng đất được rất nhiều bà nội trợ ưa chuộng trong việc bồi bổ sức khỏe cho gia đình. Tuy nhiên, rau đắng đất trị bệnh gì thì không phải ai cũng biết.

1. Đặc điểm cây rau đắng đất

Rau đắng đất còn có tên gọi khác là rau đắng lá vòng, thốc hoa túc mễ thảo, mễ toái thảo. Rau đắng đất có tên khoa học là Glinus oppositifolius (L.) A. DC. Syn, Mollugo oppositifolia L.

Rau đắng đất phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á, từ Ấn Độ đến Malaysia, Campuchia, Việt Nam và đảo Hải Nam, Trung Quốc.

Ở Việt Nam, rau đắng đất phân bố dọc theo các tỉnh ven biển, từ Nam Định đến vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cây ưa sáng, thường mọc trên đất pha cát ở các ruộng hoang, các hố nông cạn nước về mùa khô, đôi khi thấy cả ở quanh làng, ven đường đi.

Do khả năng phân nhánh khỏe, nên cây thường mọc thành đám dày đặc, lấn át các loại cỏ khác. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt.

Tác Dụng Chữa Bệnh Của Rau Đắng Đất
Rau đắng đất được sử dụng như một thảo dược trị nhiều bệnh

Bộ phận dùng: Có thể sử dụng toàn cây rau đắng đất từ rễ, thân, lá hoa để làm một vị thuốc trong các bài thuốc dân gian. Ngoài công dụng chữa bệnh, loài cây này còn là một loại rau vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam, xuất hiện trong các bữa ăn dân dã.

Thành phần hóa học: Rau đắng đất chứa chủ yếu saponin và flavonoid. Từ lá các tác giả đã phân lập được spergulagenin A là một sapogenin triterpen.

Tác dụng dược lý: Rau đắng đất có tác dụng kiện vị, sát trùng, nhuận tràng.

Tính vị, công năng: Toàn cây rau đắng đất có vị đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiêu hóa, khai vị, lợi tiểu, nhuận gan, hạ nhiệt…

Trong nhân dân, rau đắng đất được dùng làm thuốc hạ sốt, chữa bệnh về gan, vàng da.

Theo Y học cổ truyền Việt Nam, cây rau đắng đất có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, giải độc, lợi tiểu, chỉ ngứa; dùng để điều trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, kiết lỵ hoặc bệnh đường tiết niệu như đi tiểu buốt rắt, viêm bàng quang, sỏi thận, viêm thận gây phù nề.

Liều dùng của cây rau đắng đất: 20 – 30g/ngày dạng thuốc sắc, nếu dùng ngoài thì giã cây tươi để đắp.

2. Rau đắng đất trị bệnh gì?

Ngay cả trong những nghiên cứu mới nhất hiện nay, các nhà khoa học cũng đã khẳng định về những công dụng tuyệt vời của rau đắng đất. Vậy cụ thể thì rau đắng đất trị bệnh gì? Dưới đây là một số căn bệnh có thể được cải thiện hiệu quả nhờ sử dụng rau đắng đất thường xuyên.

Chống viêm

Để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể như: Viêm gan, viêm tuyến tiền liệt, viêm khớp, gút,… thầy thuốc Đông y thường sử dụng lá cây rau đắng đất để chữa bệnh. Với những vết thương ngoài da, chỉ cần tiếp xúc với lá cây rau đắng đất chứa thành phần chống viêm, vết thương sẽ lành lại nhanh chóng.

Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư

Các chất có trong rau đắng có khả năng ngăn ngừa một số bệnh ung thư. Khi đi vào cơ thể, nó sẽ nhanh chóng phát hiện ra các tế bào có khả năng gây ung thư và phá hủy chúng. Từ đó, ngăn chặn hiệu quả các tế bào chết đột biến thành các khối u ác tính.

Tác Dụng Chữa Bệnh Của Rau Đắng Đất
Rau đắng đất giúp hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh ung thư

Chống thoái hóa thần kinh

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rau đắng đất là nguồn cung cấp chất acrylamide dồi dào. Trong khi đó, acrylamide lại chính là nhân tố quyết định khả năng ghi nhớ, tập trung của bộ não. Vì vậy, bác sĩ khuyên người già, người mắc bệnh Alzheimer nên bổ sung rau đắng đất vào các bữa ăn hàng ngày.

Chống lại các cơn động kinh

Rau đắng đất được cho là có tác động tích cực đến các phản ứng trung hòa. Từ đó, ngăn chặn hiệu quả các cơn động kinh nói riêng và các biến chứng về não bộ nói chung như: Rối loạn lưỡng cực, đau dây thần kinh,…

Ngăn ngừa lão hóa

Nhiều người thắc mắc rau đắng đất trị bệnh gì? Trong rau đắng đất có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa, giúp cơ thể trao đổi chất hiệu quả hơn. Từ đó, làm chậm lại quá trình lão hóa vô cùng hiệu quả.

Giảm thiểu bệnh vặt

Vào những thời điểm giao mùa, con người rất dễ mắc phải các bệnh vặt, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu như người già và trẻ em.

Một trong những cách để tránh xa tình trạng ho, sốt, cảm lạnh, viêm họng,… thường gặp là bổ sung thêm rau đắng đất. Loại rau này có chứa hàm lượng vitamin C, tanin, saponin và flavonoid khá cao, khi sử dụng sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Nhờ đó, chống lại một số loại vi khuẩn nguy hiểm với sức khỏe con người.

Tình trạng ốm vặt sẽ không còn là nỗi lo mỗi thời điểm giao mùa
Tình trạng ốm vặt sẽ không còn là nỗi lo mỗi thời điểm giao mùa

3. Một số bài thuốc chữa bệnh có rau đắng đất

Thanh gan, giải độc: Rau đắng đất 6g, nhân trần (bồ bồ) 6g, rau má 6g, dây khổ qua 6g, cỏ mực 8g, sài đất 6g, dành dành 6g, cỏ xước 6g, ké đầu ngựa 6g, rễ cỏ tranh 6g, muồng trâu 6g, cam thảo 2g. Sắc 01 thang/ngày hoặc tán bột, luyện thành viên uống.

Trị tiểu tiện ít và khó khăn: Rau đắng đất 16g, xa tiền tử 12g, sơn chi tử 8g, mộc thông 12g, tỳ giải 12g. Sắc uống 01 thang/ngày.

Trị tiểu tiện rắt, buốt: Rễ rau đắng đất 8g, hạt ké vông vang 8g, nhân trần 8g, thông thảo 4g, mộc thông 8g, xa tiền tử 8g, lá tre 8g, đăng tâm thảo 4g. Sắc 01 thang/ngày.

Trị viêm bàng quang cấp tính: Rau đắng đất 12g, bồ công anh 20g, hoàng cầm 12g, sài hồ 12g, hoạt thạch 12g, cù mạch 12g, mộc thông 6g. Sắc uống 01 thang/ngày.

Trị giun đũa ở trẻ em: Rau đắng đất tươi 100g, sắc uống trong ngày.

Trị ngứa hậu môn, ngứa âm hộ: Rau đắng đất tươi 200g, sắc lấy nước rửa, ngày 2 lần.

Trị mụn nhọt độc, quai bị sưng tấy đỏ đau: Rau đắng đất tươi dùng một nắm, rửa sạch, cho thêm chút muối ăn giã nát, đắp lên mụn nhọt, quai bị nhiều lần trong ngày.

Trị nhiệt miệng: Lấy một nắm rau đắng rửa sạch rồi giã lấy nước cốt ngậm trong miệng vài phút rồi nuốt từng chút một. Với trẻ em, có thể lấy đầu tăm bông thấm nước cốt cây rau đắng đất chấm lên vết loét cho bé.

Trị đau răng: Lấy cây rau đắng rửa sạch, sắc nước uống ngày 02 lần, uống trong khoảng 2 – 3 ngày sẽ thấy có hiệu quả.

4. Lưu ý cần thiết khi dùng rau đắng đất

Rau đắng đất là loại rau lành tính. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo một số lưu ý quan trọng dưới đây trước khi sử dụng loại rau này:

  • Không nên ăn quá nhiều rau đắng đất trong cùng một bữa nếu bạn có hệ tiêu hóa yếu. Nguyên nhân là do rau đắng đất có tính hàn, ăn quá nhiều sẽ gây lạnh bụng, đau bụng và tiêu chảy.
  • Không nên ăn rau đắng thường xuyên quá 12 tuần. Tốt nhất, bạn chỉ nên bổ sung rau đắng khi cần cải thiện chứng bệnh nào đó.
  • Phụ nữ đang mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng rau đắng đất. Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận tình trạng sản phụ bị co bóp tử cung, tăng thời gian đông máu, dẫn đến sảy thai, xuất huyết khi ăn rau đắng đất.
  • Nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng lạ nào như: Tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu sau khi ăn rau đắng thì có thể bạn đã bị dị ứng với loại rau này.

Nguồn: Tổng hợp

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại: 0869 111 269
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x