Vị Thuốc Phụ Tử: Công Dụng, Liều Dùng, Kiêng Kỵ

phụ tử

Tên tiếng Hán: 附制子 中药材

Tên dùng trong đơn thuốc: Phụ tử, Phụ phiến, Ô phụ tử, Thục phụ tử, Sinh phụ tử, Đạm phụ phiến, Phụ khối.

Phần cho vào thuốc: Rễ củ.

Bào chế: Sinh phụ tử là vị thuốc không qua bào chế mà là dùng sống, Thực phụ tử là cho Phụ tử, thêm Cam thảo, Đậu đen, vào trong nồi rồi đổ nước vào đun chín tới, bỏ ra hong gió cho nguội, mềm đều, thái phiến.

phụ tử

Tính vị quy kinh: Phụ tử vị cay, tính rất nóng vào Mạnh môn của thận, thông mười hai kinh.

Công dụng: Bổ chân hỏa ở Mạnh môn (còn gọi là Mạnh môn hỏa ND.), trục phong hàn thấp tà.

Chủ trị: Chữa mồ hôi ra quá nhiều vong dương, chân tay lạnh toát, đi ngoài ra nước và thức ăn chưa tiêu, dương hư thủy thũng và các chứng phong thấp đau nhức khớp xương.

Ứng dụng và phân biệt: Sinh phụ tử tính vị rất mạnh, hay về hồi dương. Thục phụ tử tính tương đối thuần lành, hay về tráng dương (khi dùng trên lâm sàng thì nhiều hơn). Ở đầu chủ yếu dùng để trừ phong thấp, khai thông đờm bám lâu ngày (ngoan đàm). Trồng lâu năm dưới đất mà Ô đầu không mọc rễ phụ (củ con) thì gọi là Thiên hùng, chủ trị giống như Phụ tử nhưng sức mạnh hơn, Bạch phụ tử là một loại khác, trông hình dáng giống như Phụ tử nhưng màu trắng (dùng ít hơn trên lâm sàng), chủ yếu trừ đờm thuộc phong hàn, chữa trúng phong mất tiếng, thiên về thượng tiêu, không như Ô phụ tử có thể đạt tới hạ tiêu.

Kiêng kỵ: Phàm người không phải thận dương bất túc mà hư hàn nặng thì cấm dùng. Tất cả các dương chứng, hỏa chứng, nhiệt chứng, âm hư nội nhiệt (nóng trong), huyết dịch suy kém đều không thể dùng được.

Liều lượng: Tám phân đến ba đồng cân, đặc biệt người mắc chứng hàn nặng có thể dùng năm đồng cân đến một lạng (16 – 31gam)

Bài thuốc ví dụ: Bài Tứ nghịch thang (Thương hàn luận) chữa nôn mửa ỉa chảy chân tay lạnh toát, mạch vi sắp tuyệt.

Cam thảo, Can khương, Sinh phụ tử, ba vị trên cho nước vào sắc, bỏ bã, chia ra uống ấm mấy lần

Tham khảo: Phụ tử có mang kiềm sinh vật, độc tính rất mạnh, khi cho vào thuốc phải đun to lửa sắc lâu tới trên bốn tiếng đồng hồ, đồng thời nên phối ngũ với Can khương, Cam thảo, Mật ong để giải độc.

Nguồn: Tổng hợp

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại: 0869 111 269
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x