Hội Chứng Bệnh Dương Hư

1. Khái niêm

Chứng dương hư cũng gọi là chứng hư hàn, là tên gọi chung cho trường hợp dương khí bất túc, cơ năng suy thoái xuất hiện những hiện tượng các cơ quan chức năng trong cơ thể không được sưởi ấm, nguyên nhân phần nhiều do tiên thiên phú bẩm bất túc, ốm lâu thể trạng yếu, hoặc hàn tà làm tổn thương dương khí gây nên. Chứng dương khí hư trình bầy ở mục này là nói theo dương khí bất túc ở toàn bộ cơ thể, còn các chứng dương hư ở các tạng tâm, tỳ, thận có mối quan hệ lẫn nhau, lấy biểu hiện chứng dương hư đột xuất trong các chứng trạng dương hư của Tạng phủ thì tham khảo ở chứng dương hư của các tạng phù có nói từng chuyên mục riêng.

Biểu hiện lâm sàng của chứng dương hư là sợ lạnh, chân tay lạnh, sắc mặt trắng bệch, mệt mỏi yếu sức, thiểu khí biếng nói, tự ra mồ hôi, miệng nhạt không khát, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng loãng, chất lưỡi trắng nhạt, mạch hư trì hoặc trầm nhược.

Chứng dương hư thường gặp trong các bệnh thủy thũng, tiết tả, tâm quý, hư lao.

Cần phân biệt với các chứng khí hư, chứng lý hàn thực, chứng chân nhiệt giả hàn.

2. Phân tích

Chứng dương hư có thể gặp trong nhiều loại tật bệnh. Trong bệnh tiết tả xuất hiện chứng dương hư, phần nhiều do đi tả lâu ngày làm tổn hại phần dương của tỳ vị, chức năng vận hóa kém, hoặc là thận dương bất túc. Mệnh môn hỏa suy gây nên, biểu hiện chủ yếu là vùng bụng sợ lạnh, đau bụng sôi bụng, đại tiện lỏng loãng, mạch trầm tế vô lực, điều trị nên ôn dương chỉ tả, nếu là tỳ vị dương hư thì chọn dùng tứ thần hoàn.

Trong bệnh thủy thũng xuất hiện chứng dương hư, phần nhiều do tỳ dương không vận hóa, thủy thấp không lưu thàng, hoặc thận dương bất túc mất chức năng khí hóa gây nên, chứng trạng chủ yếu là từ lưng trở xuống thũng nặng ấn vào lõm sâu lâu mới hồi phục, chân tay lạnh, tinh thần mỏi mệt, tiểu tiện sẻn ít, chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm tế, điều trị nên ôn dương lợi thủy, tỳ dương hư thì cho uống thực tỳ ẩm, thận dương hư thì cho uống chân vũ thang.

Trong bệnh tâm quý xuất hiện chứng dương hư, đa số do tâm dương không mạnh gây nên, có chứng trạng chủ yếu là chóng mặt hồi hộp, cơ thể lạnh, chân, tay lạnh, tinh thần mỏi mệt yếu sức, rêu lưỡi trắng, mạch tế nhược mà sác, điều trị nên làm phấn chấn tâm dương, cho uống bài linh quế truật cam thang.

Chứng dương hư xuất hiện trong bệnh hư lao, phần nhiều do tỳ dương bất túc, chức năng vận hóa kém, hoặc do thận dương bất túc, mệnh môn hỏa suy gây nên, biểu hiện chứng trạng dợ lạnh, chân tay lạnh, mỏi mệt hụt hơi, đại tiện lỏng loãng, lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng, mạch hư nhược, điều trị nên ôn dương phù chính, do tỳ dương hư thì dùng bài chửng dương lý lao thang do thận dương hư thì dùng bài hữu quy hoàn.

Chứng dương hư phần nhiều phát sinh ở thể trạng phù bẩm bất túc, tuổi cao thể lực yếu hoặc ở người ốm lâu ngày không khỏi. Chứng này về mùa hạ được sự hỗ trợ của dương khí nên bệnh tình khá nhẹ còn về mùa đông thì bệnh tình nặng hơn.

Trong quá trình diễn biến bệnh lý, chứng dương hư xuất hiện hai tình huống, một là âm dương nương tựa vào nhau, dương hư lâu ngày có thể làm tổn hại đến âm, tạo nên chứng âm dương đều hư, cho nên đã có các biểu hiện về dương hư như sợ lạnh, tay chân lạnh, mệt mỏi yếu sức, lại có các biểu hiện về âm hư như triều nhiệt, mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt. Hai là dương khí bất túc, sức vận hóa kém, trọc âm tích tụ, thùy thấp nghẽn trệ, đàm ẩm, ứ huyết… kế tiếp phát sinh.

3. Chẩn đoán phân biệt

Chứng Khí hư với chứng Dương hự: Chứng Khí hư vốn thuộc phạm vi của chứng Dương hư Chứng Khí hư phát triển thêm một bước Ịà chứng Dương hư. Chứng Khí hư là do tiên thiên phú bấm bất túc; hậụ thiên mất nuôi dưỡng, ốm Ịâu thương khí là những nguyên nhân gây nên chứng này. Vì khí hư nên cơ năng của các Tạng Phủ không mạnh, biếu hiện lâm sàng có các chúng mỏi mệt yếu sức, thiếu hơi biếng nói, chóng mặt hoa mắt, tự ra mò hôi, lưỡi nhạt, mạch Hư vô lực. Chứng Dương hư ngoài những chứng trạng giống như chứng Khỉ hư, còn có nguyên nhân do dương khí tổn thương gây nên như cảm nhiễm hàn tà, ân quá đổ sống lạnh, và cũng có thể do chứng Khí hư phát triển nên.

Chứng Dương hư do dương khí bất túc, toàn thân không được sưởi ấm, biểu hiện lâm sàng ngoài những chứng trạng của chứng khí hư, còn xuất hiện chứng sợ lạnh chân tay; mạch Trì do đương khí bất túc, mất chức năng sưởi ấm. Điểm phân biệt chủ yếu khác với chứng khí hư là có hiện tượng Hàn như sợ lạnh, tay chân lạnh, mạch trễ.

Chứng Lý thực hàn với chứng Dương hư: Chứng Lý thực hàn tức là di chúng Hàn thực nói chung; Chứng Dương hư còn gọi là chứng Hư hàn. Hai chứng đều có hiện tượng hàn như cơ thể lạnh tay chân lạnh, miệng nhạt không khát, sác mặt trắng bệch. Chứng Hàn thực là do hàn tà quá thịnh, xâm phạm cơ thể, lấn át Dương khí gây nên, có các chứng trạng cơ thể lạnh, tay chân lạnh, miệng nhạt không khát, sắc mặt trắng nhựt, đau bụng cự án, đại tiện táo kết, rêu lưỡi tráng đầy, mạch Huyền Khẩn có lực. Điểm khác nhau giữa chứng Hàn thực với chứng Dương hư ở chỗ chứng Hàn thực không có các chứng trạng dương khí hư như mệt mỏi yếu sức, thiếu hơi biếng nói, tự ra mồ hôi v.v, mà lại biểu hiện thực chứng như đau bụng cự án, đại tiện bí kết, rêu lưỡi tráng đầy, mạch Huyền Khẩn cật lực.

Chứng Chân nhiệt giả hàn với chứng Dương hư, cả hai đều biểu hiện ngoại hàn như chân tay lạnh, sợ lạnh; Chẩn tay lạnh sợ lạnh của chứng Chân nhiệt gia tăng là do nội nhiệt quá thịnh, dương khí bì bế nghẽn ở trong, không phân bố rá cơ biểu tứ chi gây nên, thân thể tuy sợ lạnh lại không muốn mặc áo, đồng thời lại biểu hiện các chứng trạng Lý nhiệt thực như khát uống nước lạnh, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện tảo kết, chất lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác v.v. Còn chứng Dương hư thì có thể thấy hàng loạt Hàn chứng, mạch Trầm Tri v.v. Đây là điểm chủ yếu để chẩn đoán phân biệt.

4. Trích dẫn y văn

Tự ra mồ hôi, ra mồ hôi trộm, cùng đều có chứng trạng Âm Dương, không được bảo tự ra mồ hôi là phải thuộc Dương; Ra mồ hôi trộm phải là thuộc Âm.

Nhưng sự khác nhau của âm Dương, phân biệt như thế nào? Trả lời: chi cần xem xét có hỏa hay không có hỏa, thì hoặc là Âm hoặc là Dương, có thể biết được. Bởi vỉ hỏa thịnh mà ra mồ hôi, vì hỏa nó hun đốt âm, như thế thì biết là ậm hự. Không ra mồ hôi đó ,Ịà biểu khí không bền, như thể thì biết là dương hư. Biết được hai loại ấy là biết được chỗ chủ yếu của ra mồ hôi, không còn ý nghĩa nào khác, mà phép điều trị cũng có thể xem làm cương lĩnh vậy (Hàn chứng – Cảnh Nhạc toàn thư).

Nói Dương hư tức là nói nguyên dương của Tâm kinh bị hư, triệu chứng bệnh phần nhiều là ố hàn, mạch cứ ở chỗ không cổ hoài Phép trị phải trong thuốc bổ Khỉ thêm các vị như Ô Phụ v.v. nặng hơn thì các bài như Toàn Kiến thang, Chỉnh dương tốn (Y học hoặc ván – Y học chính truyền)

Nguồn: Thầy Thuốc Của Bạn

  • CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH – Một Thành Viên của Tập Đoàn Zila Vietnam.
  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại: 1900 636 891
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x