2 Bài Tập Thở Giúp Thông Mũi

ngạt mũi

Ngạt mũi là một triệu chứng phổ biến của cảm lạnh, dị ứng và các tình trạng hô hấp khác; thường gặp trong mùa xuân, khi thời tiết nồm, ẩm. Khi thực hiện một số bài tập thở, xoa bóp hay tắm nước ấm, có thể làm giảm tình trạng này…

Theo PGS.TS. Phạm Bích Đào, Giảng viên cao cấp Bộ môn Tai- Mũi- Họng, Đại học Y Hà Nội, ngạt tắc mũi là tình trạng không khí không đi qua hốc mũi một phần hay hoàn toàn, ở một hoặc cả hai bên mũi hoặc luân phiên gây khó thở, mệt mỏi. Ngạt mũi thường khiến người bệnh thở bằng miệng, khi ngủ dễ ngủ ngáy, ngủ không ngon giấc…

Bài tập thở để thông mũi

1. Thở có nín thở

Các bước thực hiện:

  • Ngồi thẳng lưng, hai chân xếp bằng, hai tay đặt trên hai đầu gối. Thả lỏng cơ thể, xoay vai, mở ngực và thở đều, chú ý tập trung vào hơi thở.
  • Bắt đầu bài tập thở với việc hít vào bằng mũi trong hai giây (hoặc đếm thầm trong đầu đến 2).
  • Thở ra bằng mũi trong ba giây (hoặc đếm đến 3).

Lưu ý:

  • Nếu mũi của bạn bị tắc đến mức không thở được, bạn có thể mở nhẹ khóe miệng và hít vào- thở ra qua đó.
  • Nhẹ nhàng bịt mũi, ngậm miệng và từ từ gật đầu lên xuống trong khi nín thở càng lâu càng tốt.
  • Khi bạn không thể nín thở được nữa, hãy nhớ thở lại bằng mũi và cố gắng giữ cho hơi thở của bạn bình tĩnh và tập trung.
  • Đợi vài phút xem bạn có thể thở dễ dàng hơn bằng mũi không. Nếu không, lặp lại bài tập.

Lưu ý: Khi cảm thấy hết ngạt mũi sau bài tập, bạn nên tiếp tục thở bằng mũi để ngăn tắc nghẽn quay trở lại.

Tác dụng:

Nín thở có thể hỗ trợ thông mũi một cách tự nhiên, giúp giải phóng ngạt mũi, làm thông thoáng xoang mũi. khuyến khích đường mũi của bạn mở rộng một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, thở bằng miệng có thể gây ra nhiều chất nhầy hơn, dẫn đến khoang mũi bị tắc một lần nữa.

2. Thở ong

Các bước thực hiện:

  • Chọn vị trí yên tĩnh, thoải mái. Ngồi thẳng lưng, hai chân xếp bằng, vai hướng về phía sau, nhắm mắt và bắt đầu hít thở vài hơi ngắn nhưng tập trung.
  • Đặt hai ngón tay trỏ lên phần sụn giữa má và tai ở hai bên tai.
  • Hít sâu bằng mũi trong ba giây.
  • Từ từ thở ra bằng mũi và tạo ra tiếng vo ve như tiếng ong kêu trong khi ấn nhẹ vào sụn tai để bịt tai lại.
  • Lặp lại các bước ba và bốn từ 5-10 lần.
Vị trí đặt ngón tay trên sụn tai trong bài tập thở ong

Tác dụng:

Bài tập thở ong có tác dụng giúp làm dịu tâm trí và tập trung vào các dây thần kinh nhằm làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm xoang mạn tính, một bệnh lý gây ngạt mũi.

Các biện pháp khác làm giảm ngạt mũi

Các bài tập thở thường có thể giúp thông mũi, nhưng không phải lúc nào cũng phù hợp với tất cả mọi người. Do đó, bạn có thể chọn một số biện pháp sau:

Sử dụng gối: Dùng thêm gối khi ngủ và giữ tư thế thẳng hơn trong ngày để giảm sưng và ngăn chất lỏng tích tụ trong xoang.

Xoa bóp các xoang để dẫn lưu chất lỏng: Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách di chuyển hai ngón trỏ thành những vòng tròn nhỏ, nhẹ nhàng ở hai bên mặt. Bắt đầu từ chân lông mày, di chuyển đến cuối lông mày, xuống đuôi mắt, xuống gò má, vòng lên sống mũi và cuối cùng trở về vị trí ban đầu là chân lông mày.

Tắm nước ấm hoặc tắm vòi hoa sen: Không khí ấm, ẩm ướt sẽ giúp làm lỏng chất nhầy và giảm ngạt mũi. Bạn cũng có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để đạt được hiệu quả tương tự.

Ngoài ra, có thể sử dụng dung dịch nước muối, thuốc thông mũi, xịt mũi. Nếu tình trạng ngạt mũi nghiêm trọng, không thuyên giảm hoặc tái phát nhiều lần, cần được tham vấn bác sĩ chuyên khoa do ngạt mũi có thể từ các nguyên nhân khác như dị tật mũi, viêm nhiễm, chấn thương, khối u…

Nguồn: Sức Khỏe & Đời Sống

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Showroom Yến Sào Quang Minh: Số 264 Lê Lợi, thị Trấn Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội
  • FanpageShowroom Yến Sào Quang Minh Ứng Hòa Hà Nội
  • Điện thoại: 1900 636 891
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x