Hoàng Dược Tử (Dái Củ Khoai Trời) Và Các Công Dụng Làm Thuốc

Hoàng dược tử không phải là tên của một loại chế dược, cũng không phải tên của một loại hạt giống mà là tên để chỉ phần củ của cây khoai dái (hay còn gọi là khoai trời).

Trong dân gian, người ta thường dùng lá và củ của cây này khi bị rắn cắn và trong y học cổ truyền, củ khoai dái cũng được dùng làm thuốc với tên gọi là “hoàng dược tử” (dái củ mọc từ nách lá cũng được dùng làm thuốc với tên gọi “hoàng độc linh dư tử”).

Vài nét về cây khoai dái

Mô tả

Cây khoai dái có tên khoa học là Dioscorea bulbifera, thuộc họ Củ nâu.

Ở Việt Nam, khoai dái còn được gọi là khoai trời, củ dại… còn ở Trung Quốc thì được gọi bằng nhiều cái tên như: hoàng dược 黄药, hoàng dược tử 黄药子, hoàng độc 黄独, linh dư thự 零余薯, mộc dược tử 木药子, đại khổ 大苦, ….

Hoàng dược tử (củ khoai dái, khoai trời)

Theo Từ điển cây thuốc Việt Nam của TS.Võ Văn Chi, khoai dái là cây leo sống lâu năm, có một thân rễ dạng củ to, với thịt củ màu vàng hay màu kem, Thân nhẵn, tròn hay hơi có cánh, trơn bóng, màu tím. Lá đơn, to tới 34 x 32cm, mọc so le, nhẵn, hình tim, có mũi nhọn. Ở nách lá có những củ con, mà ta gọi là dái củ, hình trứng hay hình cầu có kích thước thay đổi, có khi rất to, đường kính tới 10cm. Hoa mọc thành bông thõng xuống; bao hoa 6; nhị 6, chỉ nhị đứng. Hoa cái nom giống hoa đực. Quả nang, mọc thõng xuống, có cánh. Cây ra hoa vào tháng 7-10; có quả tháng 8-11.

Phân bố

Ở Trung Quốc cây khoai trời thường gặp ở các tỉnh phía nam Hà Nam, miền nam An Huy, miền nam Giang Tô, Giang Tây, Chiết Giang, Phúc Kiến, Đài Loan, Hồ Bắc, Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, phía nam Thiểm Tây, miền nam Cam Túc, Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, Tây Tạng. Ngoài ra còn có ở các nước như Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Ấn Độ, Myanmar, Châu Đại Dương và Châu Phi, Việt Nam.

Thu hái, chế biến.

Hoàng dược tử là củ của cây khoai dái.

Củ khoai dái, khoai trời được thu hoạch vào cuối mùa hè đến đầu mùa đông (từ tháng 9 – tháng 11). Chọn củ khoai to để đào, thân, lá rễ cắt bỏ, củ đem rửa sạch hết đất, thái lát dầy 1- 1.5cm, sấy khô. Đây là vị thuốc hoàng dược tử.

Mô tả dược liệu

Hầu hết là các tấm cắt ngang, tròn hoặc gần tròn, đường kính 2,5-7cm và dày 0,5-1,5cm. Bề mặt có màu nâu đen, nhăn nheo, với nhiều rễ màu trắng, giống như điểm gốc hoặc rễ có cặn cong, có thể dễ dàng bóc vỏ, bề mặt cắt có màu vàng-trắng đến nâu vàng, phẳng hoặc không đồng đều. Cứng và giòn, dễ gãy, phần hạt, và rải rác với cam hố, mùi hơi đắng.

Nhận dạng vị thuốc hoàng dược tử bằng kính hiển vi

Mặt cắt ngang của củ: vách tế bào của nút chai là vi gỗ, và các tế bào đá bên trong được sắp xếp luân phiên thành một vòng. Các bó mạch là khó khăn và lỏng lẻo. Hầu hết các tế bào nhầy đều chứa một bó kim oxalat canxi. Các tế bào nhu mô có chứa các hạt tinh bột .

Nhận dạng vật lý và hóa học

Lấy 0,5g bột thô, thêm 5ml nước, lắc và lọc . Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 2 giọt dung dịch thử ferric clorua 1% , xuất hiện màu xanh lá cây và tạo ra kết tủa flocculent. (kiểm tra phenol và tannin )

Lấy 1g bột thô, thêm 10ml ethanol, ngâm trong khoảng 10 phút và lọc. Các giọt đã lọc được đặt trên giấy lọc , và 1% dung dịch thử hydrochloride vanillin đã được thêm vào để cho thấy hoa oải hương. (kiểm tra gián )

Các dịch lọc ethanol trên được lấy và bỏ trên giấy lọc, và dung dịch thử p-dimethylaminobenzaldehyde được thêm vào, và sau đó là màu hồng sau khi đun nóng. (kiểm tra steroid, lacton, v.v.)

Lớp mỏng sắc ký để cho ra 5g sản phẩm, ethanol 30ml, trên một cốc nước trào ngược khai thác 2h, lọc. Dịch lọc được cô đặc và được sử dụng làm dung dịch thử . Lấy thuốc màu vàng B để tham khảo. Họ đã phát hiện trên silica gel G-CMC cùng một tấm TLC , etyl axetat – ethanol – cyclohexane (20: 1, 5: 1) để mở rộng, để phun dimethylaminobenzaldehyde giải pháp kiểm tra, 110 ℃ Nướng trong 10 phút, và sắc ký của dung dịch thử cho thấy cùng một điểm đỏ anh đào trên vị trí tương ứng của sắc ký đồ của chất chuẩn.

Thành phần hóa học

Các dạng củ khoai trời hoang dại có chứa độc tố thuộc nhóm steroid, diosgenin, được dùng để sản xuất một số hormon steroid tổng hợp

Cách dùng lá và củ khoai dái sơ cứu khi bị rắn cắn

Theo kinh nghiệm dân gian (từ ông Nguyễn Văn Khoan, tỉnh Quảng Trị) thì khi không may bị rắn cắn, ta có thể sơ cứu bằng cách hái lá cây khoai dái tươi, nhai nát rồi đắp lên chỗ rắn cắn. Với phần củ, ta đào lên, dùng tươi, cắt mỏng thành từng lát dày 0,5 cm rồi nhai 3 lát và nuốt (thực hiện 3 lần trong ngày).

Ghi chú: Nếu không dùng lá khoai dái thì ta có thể dùng củ của nó (theo cách như trên), chỉ nhai rồi nuốt lấy nước (còn phần xác thì đắp lên chỗ bị rắn cắn); sau đó đưa đến trạm y tế gần nhất để chẩn đoán thêm. Ngoài ra, cách dùng trên cũng có thể áp dụng để sơ cứu khi bị chó dữ cắn.

Vị thuốc hoàng dược tử

Tính vị

Hoàng dược tử có vị đắng, tính bình

Quy kinh

Vào kinhd đại trường

Tác dụng

Hoàng dược tử có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng, long đờm, cầm máu. Được dùng trị bướu giáp, ung thư dạ dày thực quản, giang mai lở loét….

Cách dùng

Người ta thường lấy dái củ luộc kỹ ăn. Dái khoai có độc nhưng khi rửa nhiều lần và luộc kỹ thì chất độc bị loại đi. Bột khoai dái cũng tương tự như bột ngũ cốc và bột gạo. Củ ở dưới đất không dùng ăn nhưng cũng dùng làm thuốc.

Khoai dái thường dùng trị bướu giáp (sưng tuyến giáp trạng); viêm hạch bạch huyết do lao; loét dạ dày và đường ruột; nôn ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, chảy máu tử cung. Dái củ có thể dùng chữa ho gà và dán hai bên thái dương chữa đau đầu, mài với nước uống gây mửa, giải được chất độc của thuốc. Liều dùng 10-15g, sắc uống, nếu là loét ung thư, có thể dùng liều cao, tới 30g. Dùng ngoài trị đinh nhọt, rắn cắn, chó dại cắn. Ở Campuchia, người ta dùng củ trị rối loạn tuần hoàn.

Ở Ấn Độ, dái của những cây mọc hoang dùng đắp các vết loét và dùng trong uống lẫn với cumin (thì là Ai Cập), đường và sữa trị trĩ, giang mai và lỵ. Bột dái củ lẫn bơ dùng trị ỉa chảy. Ở Trung quốc, theo Tân biên Trung y học khái yếu, củ dùng trị loét thực quản, loét dạ dày, sưng tuyến giáp, nôn ra máu, khạc ra máu, chảy máu cam, chảy máu dạ con, nhọt độc, rắn cắn, chó dại cắn. Dái củ trị viêm phế quản cấp và mạn và hen suyễn.

Liều dùng

Dùng ngoài liều từ 3-5g giã đắp vào vết thương

Bên cạnh đó, với trường hợp bong gân, ta có thể dùng tươi hoàng dược tử và thất diệp nhất chi hoa, liều lượng bằng nhau, đem giã nát rồi đắp lên chỗ bị bong gân.

Hoàng dược tử (phơi khô)

Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc hoàng dược tử

Thổ huyết, ho khạc ra máu, chảy máu mũi:

Dùng 8-16g củ khô hoàng dược tử sắc nước uống (dùng dái củ tốt hơn).

Chữa mụn nhọt sưng tấy, rắn cắn, chó dữ cắn:

Giã củ tươi, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp vào chỗ đau.

Chữa ung thư dạ dày, thực quản:

Lấy củ tươi cạo sạch vỏ, thái lát, phơi khô, tán thành bột uống mỗi ngày 16g, chia 2-3 lần, hoặc chế thành viên uống.

Chữa giang mai, lở loét:

Khoai dái 15g, Thổ phục linh 12g, sắc uống thay trà, mỗi ngày 1 thang.

Cách dùng củ khoai dái điều trị bướu giáp

Công dụng đáng chú ý nhất của củ khoai dái đó là điều trị bệnh bướu giáp (Căn bệnh khó điều trị mà nhiều bệnh nhân mắc phải). Theo kinh nghiệm dân gian để điều trị bướu giáp bằng củ khoai dái các bạn làm như sau:

Chuẩn bị: Củ khô thái lát 200g, 1 lít rượu gạo loại 35 độ, bình thủy tinh 01 bình

Thực hiện: Lấy 200ml củ khô ngâm hết với 1 lít rượu gạo, thời gian ngâm trong khoảng 1 tuần trở lên là dùng được. Khi rượu đã ngâm đủ thời gian, đem chắt hết rượu trong bình ra, chia đều để uống hết trong khoảng 10 ngày, rượu uống sau bữa ăn khoảng 5 phút.

Lưu ý: Với lượng rượu trong ngày, nên chia làm 3 lần để uống chứ không nên uống hết 1 lần trong ngày.

Đây là kinh nghiệm điều trị bướu giáp hay từ trong dân gian, tuy vậy người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không tự dùng để tránh sảy ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Lưu ý khi dùng hoàng dược tử

Liều lượng và thời gian: Như đã nói, vị thuốc này hơi có độc nên cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng, không dùng quá liều hoặc dùng liên tục trong thời gian dài (vì có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa, gan, thận, tim mạch cũng như hệ thần kinh). Cụ thể, theo số liệu thống kê trong mười năm (ở Trung Quốc) thì tỉ lệ người bị tổn thương gan do thuốc cổ truyền (thuốc Bắc) ngày càng tăng (chiếm khoảng 23 – 33 % trên tổng số thuốc), trong đó, hoàng dược tử là một trong những thảo dược gây tổn thương gan nếu dùng sai cách.

Đối tượng cần tránh: Những người tỳ vị yếu và bị rối loạn chức năng gan, thận (hoặc gan, thận yếu) không nên dùng. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai cũng không được dùng vị thuốc này.

Thông tin thêm

Ở Trung Quốc, dái củ của dây khoai trời mọc từ nách lá được gọi là hoàng độc linh dư tử 黄独零余子 (hay còn gọi là cẩu thấu tử 狗嗽子, linh dư tử 零余子, hoàng độc quả 黄独果, hoàng độc chu nha 黄独株芽…).

Công dụng: Hoàng độc linh dư tử được biết đến với tác dụng giảm ho, ngưng suyễn, giải độc, làm tan uất kết, điều trị ho gà và cổ họng sưng đau. Cụ thể, với trường hợp ho thì mỗi ngày ta dùng từ 4,5 đến 9 g dái củ, nấu lấy nước uống (theo Sổ tay thảo dược thường dùng của bộ đội Quảng Châu). Với trường hợp ho gà (ho lâu ngày), mỗi ngày ta dùng từ 9 đến 15 g dái củ, nấu lấy nước, sau đó thêm chút đường phèn rồi uống (theo Chiết Giang dược dụng thực vật chí).

Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý rằng dái củ này hơi độc nhưng lại có thể dùng để giải độc (qua cơ chế gây nôn bằng cách mài với nước rồi uống). Tuy nhiên, trước khi dùng biện pháp này thì phải hỏi thêm ý kiến của thầy thuốc. Với trường hợp nhức đầu, ta có thể dùng dái củ tươi, cắt lát ra rồi dán lên hai bên thái dương.

Tham khảo

Hoàng dược tử được dùng để điều trị bướu cổ:

Nó có tác dụng nhất định trên nhiều loại bướu cổ khác nhau. Liều lượng của các chế phẩm thay đổi từ nơi này sang nơi khác, và các đối tượng cũng khác nhau.

Sử dụng một nửa catty thuốc vàng, thuốc sắc 2 lần, trộn dịch lọc, thêm 400ml rượu vang trắng (không thêm và hiệu quả), tổng cộng 2400ml. 5ml mỗi lần, 2 lần một ngày, sau bữa ăn. Hoặc bột thuốc vàng, 3 phút mỗi ngày, chia hoặc phục vụ. 10 ngày cho một quá trình điều trị, ngừng thuốc trong 3-5 ngày và sau đó tham gia các khóa học thứ hai và thứ ba. Trong điều trị 127 trường hợp mắc bệnh bướu cổ đặc hữu với mức độ I-IV , sau khi dùng thuốc trong hơn một tháng, chu vi cổ của tất cả bệnh nhân đã giảm xuống mức độ khác nhau, và tỷ lệ chữa bệnh là 67,8%.

Nguồn: Tổng hợp

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH – Một Thành Viên của Tập Đoàn Zila Vietnam.

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại: 1900 636 891
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x