5 Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Sâm Cau

Trong Đông y sâm cau được coi là một vị thuốc bổ thận, tráng dương, thường dùng chữa liệt dương, ho, đi ngoài lỏng, đau bụng…

Đặc điểm của sâm cau

Sâm cau còn có tên gọi khác là ngải cau, tiên mao. Tên khoa học Curculigo orchioides Gaertn. Thuộc họ Tỏi Hypoxidaceae. Sâm cau là một loại cỏ cao 40cm hay hơn, thân ngầm hình trụ dài. Lá hình mác hẹp hai đầu nhọn, dài 15-40cm, rộng 12-35mm, cuống dài 10cm, trông gần giống lá cau.

Sâm cau mọc phổ biến ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta. Ngoài ra, còn thấy mọc cả ở Campuchia, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Philippines…

Bộ phận dùng rễ rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô làm thuốc.

Cây sâm cau.

Công dụng và liều dùng của sâm cau

Một số vùng dân tộc ít người ở nước ta dùng rễ cây này làm thuốc bổ cho nên mới gọi là sâm, vì lá giống lá cau cho nên có tên sâm cau. Tại Ấn Độ, rễ cây này cũng được coi là một vị thuốc bổ.

Theo Đông y, sâm cau có vị cay, tính ấm, hơi có độc, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt, điều hòa tiêu hóa…

Ngoài ra, người ta còn dùng sâm cau chữa ho, trĩ, vàng da, đi ngoài lỏng, đau bụng… Dùng ngoài giã nát đắp lên nơi ghẻ, lở loét.

Uống trong: Mỗi ngày uống 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.z

Bài thuốc có sâm cau

– Chữa phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược, liệt dương: Sâm cau thái mỏng, sao vàng 100g, thiên niên kiện 10g, rượu trắng 500ml. Ngâm trong vòng 7 ngày hay hơn. Mỗi ngày uống hai lần, vào trước bữa ăn chính, mỗi lần một chén nhỏ chừng 25-30ml.

– Chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng: Sâm cau 20g, sâm bố chính, trâu cổ, câu kỷ tử, ngưu tất, tục đoạn, thạch hộc, hoài sơn, ba kích, phá cố chỉ mỗi thứ đều 12g; nữ trinh tử, ngũ gia bì mỗi thứ 8g. Tất cả làm 1 thang cho 1 lít nước vào sắc còn 300ml, chia 2 – 3 lần uống trong ngày, trước bữa ăn.

Thiên niên kiện cùng với sâm cau và các vị thuốc khác chữa phong thấp.
Thiên niên kiện cùng với sâm cau và các vị thuốc khác chữa phong thấp.

– Chữa hen, tiêu chảy: Rễ sâm cau phơi khô, xắt lát mỏng, nhỏ, sao vàng. Dùng 20g, nấu với 250ml nước, sắc còn 50ml, uống một lần trong ngày, trước bữa ăn hoặc 20g sâm cau hãm nước uống trong ngày.

– Chữa tê thấp, đau nhức toàn thân: Rễ sâm cau, hà thủ ô, hy thiêm thảo, mỗi thứ 20g, ngâm với 500ml rượu trắng, trong 7 – 10 ngày (hoặc càng lâu càng tốt).

– Trĩ nội chảy máu: Sâm cau 20g, đẳng sâm 8g, huyền sâm 20g, trắc bách thán sao 15g, cỏ nhọ nồi 20g, cát căn 15g, thăng ma 8g. Sắc uống chia 2 lần sáng chiều, sau ăn.

Lưu ý: Những người bị âm hư hỏa vượng không nên dùng sâm cau.

Nguồn: Sức Khỏe Và Đời Sống

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x