Cong vẹo cột sống là một dị tật phổ biến, trong đó cột sống bị cong vẹo bất thường, dẫn đến nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà nguy hiểm hơn còn có thể làm suy giảm chức năng của các cơ quan xung quanh, gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Để giảm thiểu nguy cơ và ngăn ngừa các biến chứng nặng, việc thăm khám và điều trị kịp thời với bác sĩ là vô cùng cần thiết.
Vẹo cột sống là gì?
Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường, có thể xuất hiện dưới dạng cột sống đổ về phía trước (gù cột sống) hoặc lệch sang một bên (cong cột sống), tùy thuộc vào nguyên nhân của từng người. Mặc dù đây là một tình trạng bệnh lý, nhưng trong nhiều trường hợp, đặc biệt là khi mức độ cong nhẹ và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hay sức khỏe thể chất, bệnh nhân có thể thấy sự cải thiện dần theo thời gian bằng cách thực hiện các bài tập lưng nhẹ nhàng.
Đường cong tự nhiên của cột sống thường tạo hình chữ S mềm mại khi nhìn từ bên cạnh và thẳng khi quan sát từ phía sau. Vẹo cột sống được xem là một rối loạn cấu trúc, thường xảy ra ở khu vực lồng ngực hoặc xương sườn.
Bệnh dù hiếm khi gây ra những triệu chứng đau đớn nhưng có ảnh hưởng khá lớn đến sự thoái hóa cột sống. Vì thế với người lớn, nỗi lo lắng hàng đầu là tiến trình thoái hóa xương ở phần thắt lưng và vị trí đốt sống cùng sẽ diễn ra sớm và nhanh hơn bình thường.
Hầu hết, cong cột sống không gây ra những trở ngại hay bất tiện, bệnh thường gặp ở mức độ nhẹ, có thể tự cải thiện bằng cách thay đổi tư thế sinh hoạt đúng cũng như giữ lưng thẳng. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp vẹo cột sống làm thay đổi diện mạo cơ thể, được xem xét là mức độ cong vẹo nặng. Hơn nữa, có những trường hợp sẽ cần điều trị bằng phẫu thuật nếu nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến những cơ quan và vấn đề sức khỏe khác của người bệnh.
Các loại cong vẹo cột sống thường gặp
Các dạng cong vẹo cột sống thường gặp là cong cột sống chữ C và cong cột sống chữ S. Tùy vào thói quen sinh hoạt gây ra những áp lực lên cột sống hoặc bẩm sinh từng người và xuất hiện loại cong vẹo cột sống khác nhau.
1. Vẹo cột sống chữ C
Cong vẹo chữ C là khi đường cong uốn của cột sống đi theo một hướng và tạo thành hình chữ C. Loại vẹo cột sống này có mức độ nguy hiểm thấp hơn hình chữ S. Tuy nhiên, người bệnh có thể tiến triển từ vẹo cột sống C sang vẹo cột sóng S rất nhanh nếu không được can thiệp điều trị kịp thời.
Những vị trí xảy ra vẹo cột sống chữ C gồm:
- Vẹo cột sống thắt lưng
- Vẹo cột sống bắt đầu từ dưới ngực
- Vẹo cột sống bắt đầu từ lồng ngực
2. Vẹo cột sống chữ S
Vẹo cột sống chữ S liên quan đến cả đường cong phần ngực, thuộc vị trí lưng trên và đường cong thắt lưng. Vì thế đây còn được gọi là vẹo cột sống kép. Người bệnh sẽ khó phát hiện trong thời gian đầu vì đường cong cột sống đôi khi có xu hướng cân bằng lẫn nhau nên khó phát hiện tình trạng bất thường.
Vẹo cột sống chữ S hiếm gặp hơn dạng chữ C, tuy nhiên người bệnh vẹo cột sống S cần lưu ý và điều trị, cải thiện tình trạng khẩn cấp hơn so với người khác.
Hơn nữa, quá trình điều trị, bao gồm phương pháp vật lý trị liệu hay phẫu thuật vẹo cột sống chữ S cũng sẽ khó khăn và phức tạp hơn.
Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống
Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống khá đang dạng, đặc biệt là ở độ tuổi trưởng thành. Một trong những nguyên nhân gây phổ biến là sự thoái hóa cột sống ở người già. Ngoài ra, vẹo cột sống ở trẻ em có thể do bẩm sinh. Và nguyên nhân thói quen sinh hoạt sai tư thế cũng được xem là nguyên nhân thường gặp, gây ra tình trạng này ở trẻ em và người trẻ tuổi.
1. Bẩm sinh
Vẹo cột sống do bẩm sinh là tình trạng bệnh vô căn, xảy ra ở trẻ em. Điều này được xác định do sự phát triển bất thường của cột sống thai nhi. Việc phát triển bất thường có thể do ảnh hưởng từ mẹ, trong trường hợp mẹ khi mang thai có tiếp xúc với hóa chất độc hại, có hành động gây ra sự chèn ép thai nhi hoặc tạo tác động mạnh lên thai thi,…
2. Do di truyền
Vẹo cột sống do di truyền hiện nay chưa được chứng minh chính thức bởi bất kỳ nghiên cứu khoa học nào. Dù vậy, tỷ lệ người bị vẹo cột sống bẩm sinh có người nhà mắc bệnh là khá cao. Và những chuyên gia sức khỏe cũng khẳng định rằng di truyền có mối liên kết chặt chẽ với tình trạng cột sống bị cong vẹo ở người.
3. Sau phẫu thuật
Vẹo công sống sau phẫu thuật là một dạng vẹo cột sống thuộc nguyên nhân thứ phát. Tình trạng này là biến chứng mà người bệnh có thể mắc phải sau khi trải qua một cuộc phẫu thuật, đặc biệt là cuộc phẫu thuật lớn.
Đây là một biến chứng hiếm gặp, tuy nhiên người bệnh nên báo ngay với bác sĩ nếu cảm thấy dấu hiệu bất thường của mình sau các cuộc phẫu thuật.
4. Do hệ thần kinh
Vẹo cột sống do hệ thần kinh là tình trạng xảy ra những người bệnh thần kinh cơ. Những bệnh này sẽ ảnh hưởng đến các chức năng và sự phát triển của cơ, trong đó có bao gồm tật vẹo cột sống.
Những bệnh có thể gây ra gồm:
- Bại não
- Loạn dưỡng cơ
- Teo cơ
5. Hoạt động sai tư thế
Hoạt động sai tư thế gây ra vẹo cột sống là vấn đề phổ biến nhất ở đối tượng người trẻ tuổi và trẻ em. Việc hoạt động sai tư thế sẽ tạo áp lực lớn lên cột sống khiến cột sống thực hiện chức năng nâng đỡ trọng lượng cơ thể trong điều kiện nhiều rủi ro hơn.
Những hành động như cong lưng, khuân vác vật nặng, thực hiện các động tác thể thao chuyên nghiệp sai cách là nguyên nhân lớn gây ra vẹo cột sống, nhất là những hành động này được lặp lại thường xuyên.
6. Chiều dài chân không đều
Chiều dài chân không đều nhau là một dị tật cơ xương khớp và vẹo cột sống là biến chứng có khả năng xảy ra cao của dị tật này. Hành động đi tập tễnh ở người có độ dài chân không bằng nhau sẽ khiến cột sống chịu áp lực nặng, không vững trọng tâm. Từ đó dẫn đến vẹo cột sống.
7. Thoái hóa
Thoái hóa xương gây ra vẹo cột sống xảy ra nhiều nhất ở đối tượng người già, bước vào giai đoạn suy giảm chức năng cơ xương khớp. Quá trình này khiến cột sống bị suy giảm chất lượng, và đây cũng là lý do chính dẫn đến sự biến dạng sống lưng. Và một trong những loại biến dạng đốt sống lưng thường gặp là vẹo cột sống.
8. Loãng xương
Vẹo cột sống xảy ra khi xương ở tình trạng giòn, xốp và yếu. Điều này xảy ra là do mật độ xương giảm do loãng xương gây ra. Ở quá trình này, người bệnh cũng có thể đồng thời gặp thêm nhiều vấn đề về xương khớp khác nữa.
9. Những yếu tố làm tăng nguy cơ cong vẹo cột sống
Thói quen sinh hoạt, vận động
Thói quen sinh hoạt vận động thường ngày ảnh hưởng rất lớn đến chức năng và tình trạng của cột sống. Vì đây là những hành động được lặp đi lặp lại mỗi ngày, ảnh hưởng dần dần lên cột sống.
Những đối tượng là học sinh, người trẻ tuổi làm những công việc liên quan đến thể chất, tay chân sẽ dễ bị vẹo cột sống do ngồi học sai tư thế, khuân vác vật nặng trong thời gian dài,….
Tuổi tác
Tuổi tác là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cơ xương khớp nói riêng và cột sống nói chung. Khi người lớn tuổi bước vào giai đoạn lão hóa xương khớp tự nhiên, hiện tượng suy giảm chức năng sẽ làm tăng cao rủi ro mắc các bệnh lý về cơ xương khớp, bao gồm vẹo cột sống.
Giới tính
Tỷ lệ cong cột sống ở hai giới sinh học cũng có sự chênh lệch đáng lưu ý. Các dấu hiệu và triệu chứng thường bắt đầu ở tuổi thiếu niên, dậy thì. Và mặc dù cả bé trai và bé gái đều phát triển chứng vẹo cột sống nhẹ với tỷ lệ như nhau, nhưng bé gái có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn và cần được điều trị cao hơn nhiều.
Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết cong vẹo cột sống
Triệu chứng của vẹo cột sống ở các mức độ nhẹ, không cần điều trị thường không xuất hiện. Ở những trường hợp nặng hơn, hầu hết người bệnh sẽ dễ dàng thấy rõ những bất thường thay đổi trên cơ thể do cột sống xoay hoặc xoắn lại, đồng thời với tình trạng bị cong từ bên này sang bên kia. Chính vì vậy, triệu chứng phổ biến nhất để bạn có thể nghi ngờ mình bị vẹo cột sống là xương sườn hoặc cơ bị nhô ra một bên xa hơn với bên còn lại.
Bạn có thể nhận biết bệnh qua những dấu hiệu lâm sàng sau đây:
- Cột sống cong rõ ràng
- Cơ thể bị nghiêng về một phía
- Hai bên vai không đều nhau
- Một phần vai hoặc hông nhô ra ngoài
- Xương sườn bị nhô ra một bên
- Đau lưng (Chỉ xảy ra ở một số trường hợp nhất định. Thường là người lớn tuổi)
Cong vẹo cột sống có nguy hiểm không?
Cong vẹo cột sống là bệnh không nguy hiểm ở những trường hợp nhẹ. Những trường hợp nhẹ được hiểu là tình trạng vẹo không cần điều trị, thậm chí tập vật lý trị liệu.
Hầu hết bệnh tình trạng cong vẹo không cần phải điều trị bằng thuốc hay áp dụng các phương pháp quá phức tạp. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần phải lưu tâm khi mắc bệnh.
Bệnh sẽ trở nặng nếu người bệnh không thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện tình trạng cột sống. Ở một số trường hợp nặng, ảnh hưởng lớn đến cấu trúc cơ thể, người bệnh sẽ cần thực hiện phẫu thuật.
Chẩn đoán cong vẹo cột sống
Chẩn đoán cong vẹo cột sống được kiểm tra lâm sàng đầu tiên. Tại bước này, bác sĩ cần người bệnh cung cấp các thông tin bệnh sử liên quan đến cơ xương khớp. Những thông tin cần thiết cho quá trình chẩn đoán bệnh gồm:
- Thông tin bệnh sử của gia đình
- Thời gian cột sống có sự thay đổi bất thường
- Tiến triển của đường cong. Có thể đối chiếu với kết quả x quang trước đây nếu có
- Nơi xuất hiện các cơn đau nếu có
- Những tình trạng rối loạn chức năng kèm theo, nghi vấn là dấu hiệu tổn thương thần kinh
Tiếp theo, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn bước đi, và thực hiện kiểm tra lưng, tình trạng cột sống của bạn. Các bài kiểm tra phản xạ, sức mạnh cơ bắp và dây thần kinh cũng sẽ được thực hiện nếu cần thiết.
Cuối cùng, sau khi đã có những thông tin tổng quan, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh tiếp tục thực hiện chụp x quang để có thể quan sát được hình dạng cột sống trực quan hơn và đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác.
Cong cột sống có chữa được không?
Cong vẹo cột sống có thể điều trị cải thiện được hầu hết bằng phương pháp điều trị bảo tồn. (4)
Phần lớn những trường hợp vẹo cột sống ở người cao tuổi có thể được điều trị mà không phải phẫu thuật bằng cách kiểm tra định kỳ của bác sĩ, sử dụng thuốc giảm đau không cần toa và một số bài tập tăng cường sức mạnh cốt lõi giúp tăng cường sức mạnh cho cơ cổ và lưng của bạn cũng như cải thiện sự dẻo dai. Nếu bạn có thói quen hút thuốc thì điều quan trọng là bạn cần từ bỏ thuốc lá. Hút thuốc đã được chứng minh là thúc đẩy nhanh chóng sự lão hoá.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ chỉ định một số bài tập cong vẹo cột sống để giúp người bệnh ổn định chức năng cột sống và dần cải thiện. Những bài tập vật lý trị liệu bao gồm:
- Bơi lội
- Chỉnh sửa tư thế hoạt động
- Các bài cho lưng và thắt lưng
Với những trường hợp nghiêm trọng kèm cơn đau cường độ cao, hoặc người bệnh không đáp ứng thuốc lẫn những phương pháp điều trị khác, bác sĩ sẽ tùy tình hình để chỉ định phẫu thuật hoặc điều trị ngoại khoa phù hợp.
Cách phòng ngừa cong vẹo cột sống
Chứng vẹo cột sống ở người lớn không thể ngăn ngừa được hoàn toàn. Bạn chỉ có thể phòng tránh bệnh và làm chậm quá trình lão hóa xương ở người lớn tuổi.
Hơn nữa, có những trường hợp vẹo cột sống vô căn, không rõ nguyên nhân nên việc phòng tránh hoàn toàn là điều khó có thể xảy ra.
Chứng vẹo cột sống thoái hóa xảy ra theo thời gian khi cơ thể già đi. Vì vậy, điều quan trọng là phải theo kịp chương trình tập thể dục tăng cường cốt lõi và aerobic tác động thấp thường xuyên. Những hoạt động này giúp bạn tăng cường khả năng hoạt động của cột sống. Bên cạnh đó, những bài tập về lưng cũng sẽ làm giảm thiểu tác động các áp lực lên cột sống, cải thiện tư thế hoạt động sai của bạn.
Bệnh thường được điều trị bảo tồn bằng cách thay đổi thói quen tư thế hoạt động, tập vật lý trị liệu. Chỉ những trường hợp nặng, ảnh hưởng đến những vấn đề thể chất khác mới được xem xét và chỉ định phẫu thuật.
Cong vẹo cột sống là một dị tật thường gặp ở cơ xương khớp. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng tập trung vào người lớn tuổi do ảnh hưởng từ sự thoái hóa xương khớp. Bên cạnh đó, đối tượng học sinh và người trẻ tuổi cũng được xem là nhóm đối tượng mắc bệnh nhiều do ngồi học sai cách, khuân vác đồ nặng không đúng tư thế, tạo áp lực lên cột sống.
Nguồn: Tổng hợp
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH
- Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
- Điện thoại: 0869 111 269
- Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
- Website: DongYQuangMinh.vn