Huyệt Đại Trường Du là huyệt vị thứ 25 của kinh Bàng Quang, đồng thời nắm giữ vai trò là huyệt vị Bối Du của kinh Đại Trường. Vì vậy, huyệt vị này mang lại nhiều lợi ích tích cực trong việc chăm sóc cho sức khỏe của cột sống và đường ruột. Hiểu rõ về huyệt vị này sẽ giúp ích trong việc phòng chống các bệnh lý thường gặp như đau lưng hay đau thần kinh tọa, táo bón,…
Huyệt Đại Trường Du là gì?
Có thể hiểu đơn giản, “đại trường” có nghĩa là ruột già, du là từ chỉ huyệt du, là vùng trống nằm trên các đường kinh có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi năng lượng giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. Vậy nên huyệt Đại Trường Du còn có tên gọi vắn tắt là huyệt đại trường.
Theo Y học cổ truyền, Đại Trường Du là huyệt thứ 25 của kinh Bàng Quang. Đây là một trong 36 huyệt đạo quan trọng trong cơ thể con người bắt nguồn từ Mạch Kinh. Đồng thời huyệt đạo này giữ vai trò là huyệt bối du của kinh Thủ Dương Minh Đại Trường, để tán khí dương của đại trường.
Vì vậy, tác động lên huyệt Đại Trường Du sẽ cải thiện các bệnh lý chủ đạo liên quan đến hai đường kinh này. Cụ thể là các vấn đề ở xung quanh thắt lưng, hai chân, dạ dày và hệ thống ruột.
Vị trí huyệt trên cơ thể
Vị trí Đại Trường Du nằm ở vùng thắt lưng và có 2 huyệt Đại Trường Du ở hai bên cột sống. Trong y học, có nhiều cách để xác định huyệt đạo này: thông qua giải phẫu và kiểm nghiệm trên cơ thể.
Thông qua giải phẫu:
- Da vùng huyệt bị chi phối bởi đoạn dây thần kinh sống thắt lưng (dây thần kinh L3) hoặc dây thần kinh rời khỏi ống sống (dây thần kinh L4).
- Dưới da vùng huyệt là cân ngực – là khu vực thắt lưng của cơ to, cũng là khối cơ chung của các cơ rãnh cột sống.
- Phần phía trước mỏm ngang có cơ vuông thắt lưng và cơ xương chậu.
- Thần kinh vận động của nhóm cơ này bao gồm nhánh đám rối tay, nhánh đám rối thắt lưng và nhánh dây sống thắt lưng số 4.
Thông qua kiểm nghiệm trên cơ thể:
- Từ hai bên hông, sờ để tìm điểm cao nhất của khu vực xương chậu. Sau đó, đo vòng tay ra phía lưng tới chính giữa cột sống sẽ thấy điểm bị lõm dưới gai sống thắt lưng 4.
- Từ điểm lõm này, đo ngang sang mỗi bên 1,5 thốn ( bằng bề ngang của hai ngón trỏ và ngón giữa của bệnh nhân) chính là 2 vị trí huyệt Đại Trường Du.
Vai trò của huyệt Đại Trường Du trong chỉ định trị liệu
Trong các sách Đông y đều ghi chép “Điều trường vị, lý khí, hóa trệ”. Như vậy, huyệt Đại Trường Du có tác dụng đối với nhiều thể trạng bệnh:
- Tác dụng tại chỗ: Đau bụng, đau lưng do căng cứng, co giật hay không thể cúi hoặc ưỡn lưng được.
- Tác dụng toàn thân: Các bệnh về đường tiêu hóa như bụng sôi, đầy bụng, táo bón, kiết lị, đặc biệt là đau xung quanh rốn.
- Tác dụng theo kinh: Chữa trị khi chi dưới bị bại liệt, đau thần kinh tọa.
Cách tác động lên huyệt Đại Trường Du
Đại trường du được vận dụng vào cả 2 phương thức chữa bệnh quan trọng của y học cổ truyền là bấm huyệt và châm cứu. Cả 2 cách chữa bệnh này đều thông qua cơ chế kích thích vật lý lên các huyệt để điều hòa thần kinh, nội tiết và thể dịch. Ứng với mỗi phương pháp lại có những cách tác động khác nhau.
Bấm huyệt:
- Đầu tiên cần chuẩn bị tư thế cho người bệnh thật thoải mái, dễ chịu. Có thể lựa chọn tư thế đứng thẳng, ngồi thả lỏng hoặc nằm sấp trên ghế hoặc giường bệnh.
- Căn cứ vào hướng dẫn phía trên để biết được vị trí huyệt đạo.
- Sử dụng động thời 2 tay đặt lên lưng bệnh nhân.Trong đó, 4 ngón tay vòng ôm phía eo lưng, 2 ngón tay cái dùng để ấn và day huyệt với lực vừa phải.
- Day liên tục khoảng 1 2 phút để đảm bảo hiệu quả tác động.
- Tuy phương pháp bấm huyệt khá dễ thực hiện xong bạn không nên tự thực hiện tại nhà mà cần đến các cơ sở y học cổ truyền để tiến hành trị liệu.
Châm cứu:
- Trước khi thực hiện trị liệu, cần chuẩn bị tư thế thích hợp cho bệnh nhân, đồng thời xác định chính xác vị trí huyệt Đại Trường Du.
- Thầy thuốc châm cứu chú ý đến kĩ thuật châm: hướng thẳng, độ sâu từ 1 đến 1,5 thốn.
- Thời gian ôn cứu thích hợp nhất là khoảng từ 5 đến 15 phút và cứu 3 – 5 tráng tương ứng với mỗi lần thực hiện.
Lưu ý, đối với bệnh nhân đau thần kinh tọa, thầy thuốc châm cứu theo hướng mũi kim xiên ra ngoài. Còn trường hợp bệnh nhân đau khớp chậu hay khớp háng thì mũi kim châm sẽ hướng tới huyệt Tiểu Trường Du.
Tương quan của huyệt Đại Trường Du với các huyệt đạo khác
- Huyệt Lương Môn, huyệt Túc Tam Lý, huyệt Tam Âm Giao, huyệt Hạ Quản, huyệt Tam Tiêu Du, huyệt Huyền Khu: Thức ăn không tiêu trong phân.
- Huyệt Thiên Xu: Loại bỏ nhiệt từ ruột lớn, điều trị các bệnh về ruột lớn như đau bụng, tiêu chảy, ọc ạch, táo bón, kiết lỵ,…
- Huyệt Thiên Xu, huyệt Túc Tam Lý: Tỳ vị trống rỗng và suy giảm chức năng vận chuyển – chuyển hóa biểu hiện lâm sàng bằng chướng bụng và chán ăn.
- Huyệt Thiên Xu, huyệt Túc Tam Lý, huyệt Thượng Cự Hư: Nhiệt ẩm thể trung ấm hơn đau thượng vị, hạ vị và tiêu chảy.
- Huyệt Thiên Xu, huyệt Túc Tam Lý, huyệt Thượng Cự Hư, huyệt Khúc Trì, huyệt Hợp Cốc, huyệt Âm Lăng Tuyền, huyệt Khí Hải: Nhiệt và độ ẩm trong ruột già.
- Huyệt Thiên Xu, huyệt Thượng Cự Hư, huyệt Tam Tiêu Du, huyệt Thân Trụ: Trị táo bón.
- Huyệt Thiên Xu, huyệt Khúc Trì, huyệt Thượng Cự Hư, huyệt Nội Đình, huyệt Tam Âm Giao, huyệt Chiếu Hải: Nóng ruột già.
- Huyệt Thiên Xu, huyệt Trung Cực, huyệt Thượng Cự Hư: Táo bón và thiểu niệu.
- Huyệt Thái Bạch, huyệt Công Tôn, huyệt Tam Tiêu Du: Viêm ruột.
- Huyệt Âm Lăng Tuyền, huyệt Tam Âm Giao, huyệt Tam Tiêu Du, huyệt Thiên Xu, huyệt Khí Hải, huyệt Khúc Trì, huyệt Trung Quản, huyệt Thượng Cự Hư, huyệt Tỳ Du: Nhiệt ẩm trên đoạn ruột dài ruột.
- Huyệt Chu Vinh: Khó tiêu và muốn uống chất lỏng.
- Huyệt Tỳ Du: Trị táo bón, tiêu chảy do lạnh hoặc ẩm ướt, thúc đẩy chức năng bài tiết của ruột già.
- Huyệt Thân Trụ: Đau thắt lưng, bệnh Crohn.
- Huyệt Thân Trụ, huyệt Khí Xung, huyệt Bi Quan, huyệt Phù Đột, huyệt Điều Khẩu, huyệt Túc Tam Lý: Thông kinh lạc Dương minh, đau thắt lưng và chân.
- Huyệt Thân Trụ, huyệt Khí Hải Du, huyệt Kinh Môn: Vấn đề vận chuyển đường ruột.
- Huyệt Thân Trụ, huyệt Ủy Trung, huyệt Thừa Sơn, huyệt Thái Khê: Đau lưng dưới, bong gân lưng dưới, đau thần kinh tọa và các cơn đau khác liên quan đến cột sống.
- Huyệt Thân Trụ, huyệt Trật Biên, huyệt Hoàn Khiêu, huyệt Ân Môn, huyệt Ủy Trung, huyệt Thừa Sơn, huyệt Côn Lôn: Đối với đau thắt lưng kinh lạc Thái Dương và đau chân (đau cơ thần kinh tọa).
- Huyệt Thân Trụ, huyệt Hoàn Khiêu, huyệt Phong Thị, huyệt Dương Lăng Tuyền: Đối với đau thắt lưng và đau chân kinh lạc Thiệu Dương.
- Huyệt Thân Trụ, huyệt Mệnh Môn, huyệt Yêu Dương Quan: Được chọn theo vị trí đau kết hợp với huyệt Ủy Trung chữa đau thắt lưng.
- Huyệt Thân Trụ, huyệt Dương Lăng Tuyền: Nóng, giảm chất lỏng trong ruột lớn và phân khô.
- Huyệt Bá Liêu: Dễ đại tiện, chống táo bón.
- Huyệt Quan Dương: Tiêu phân không tự chủ.
- Huyệt Trung Quản, huyệt Thiên Xu, huyệt Khí Hải, huyệt Túc Tam Lý: Nhiệt gây tắc ruột già dẫn đến chướng bụng, táo bón.
- Huyệt Yêu Dương Quan: Đặc trị phần lưng dưới bằng cách khử Lạnh – Ẩm và hóa đờm, tăng cường dương của Thận.
- Huyệt Bá Hội, huyệt Trường Cường: Sa trực tràng ở trẻ em
- Huyệt Bá Hội, huyệt Trường Cường, huyệt Kiên Tỉnh, huyệt Hợp Cốc, huyệt Khí Xung: Sa trực tràng.
Tóm lại, vị trí huyệt Đại Trường Du là khoảng cách 1,5 khoát ngón tay từ đường giữa sau tại ngang mức gai của đốt sống thắt lưng thứ tư (L4). Huyệt vị này đóng vai trò chủ chốt trong điều hòa ruột, tăng cường sức mạnh cho vùng thắt lưng cũng như hai chi dưới. Theo đó, cần xác định chính xác vị trí huyệt và day ấn để cải thiện triệu chứng từ chướng bụng, tiêu chảy cho đến đau thắt lưng, suy giảm vận động chi dưới, đau thần kinh tọa.
Nguồn: Tổng hợp
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH
- Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
- Điện thoại: 0869 111 269
- Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
- Website: DongYQuangMinh.vn