Vị Trí, Tác Dụng Của Huyệt Nhũ Căn Và Cách Tác Động Huyệt Vị

Vị Trí, Tác Dụng Của Huyệt Nhũ Căn Và Cách Tác Động Huyệt Vị

Trong Y học cổ truyền, huyệt Nhũ Căn là huyệt đạo được biết đến với nhiều công dụng cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể, huyệt đạo này có tác dụng điều trị bệnh lý gì? Vị trí chính xác của huyệt ở đâu và cách châm cứu, bấm huyệt thế nào chuẩn xác nhất? Đông Y Quang Minh sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây.

Khái niệm về huyệt Nhũ Căn

Huyệt Nhũ Căn còn có một số tên gọi khác như huyệt Khí Nhãn, huyệt Bệ Căn, Du huyệt, Khổng huyệt. Theo từ điển Hán Việt, tên huyệt được giải nghĩa như sau: “Căn” nghĩa là phía dưới chân, “nhũ” nghĩa là vú. Theo đó, “Nhũ Căn” ý chỉ huyệt vị nằm phía dưới chân vú.

Huyệt Nhũ Căn có nguồn gốc từ Giáp Ất Kinh, là huyệt thứ 18 thuộc Kinh Vị và nằm trong số 36 huyệt đạo quan trọng nhất của cơ thể.

Vị Trí, Tác Dụng Của Huyệt Nhũ Căn Và Cách Tác Động Huyệt Vị
Huyệt Nhũ Căn là 1 trong 36 huyệt vị quan trọng nhất trên cơ thể

Vị trí của huyệt Nhũ Căn nằm ở đâu?

Huyệt Nhũ Căn có vị trí nằm ở ngay chân vú, tức nghĩa nhũ hoa. Để có thể xác định chính xác được vị trí của huyệt Nhũ Căn, ta tiến hành xác định từ khoảng giữa 5 thốn, thẳng phía dưới đầu vú và cách vị trí đường kinh giữa ngực khoảng 4 thốn. Đây chính là vị trí huyệt Nhũ Căn.

Giải phẫu huyệt Nhũ Căn ta được: Vùng da của huyệt Nhũ Căn bị phần tiết đoạn thần kinh D4 – D5 chi phối. Ở phía dưới của da là phần cơ ngực to cùng một số cơ ngực bé và cơ gian của sườn 5. Phía bờ trên của xương sườn thứ 6, bên phải là phổi, bên trái là móm tim.

Công dụng của huyệt Nhũ Căn đối với sức khỏe

Tác động huyệt Nhũ Căn giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi, lưu thông khí huyết, vậy nên trong Y học cổ truyền, huyệt đạo này sẽ giúp điều trị một số bệnh lý như:

  • Điều trị bệnh viêm tuyến vú.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh đau ngực.
  • Cải thiện tình trạng thiếu sữa, tắc sữa.
Vị Trí, Tác Dụng Của Huyệt Nhũ Căn Và Cách Tác Động Huyệt Vị
Nhũ Căn huyệt nằm ngay chân vú, tức nhũ hoa

Hướng dẫn châm cứu, bấm huyệt Nhũ Căn trị bệnh

Để điều trị bệnh, Y học cổ truyền ứng dụng liệu pháp châm cứu, bấm huyệt Nhũ Căn trị bệnh. Tùy vào tình trạng và cơ địa người bệnh, thầy thuộc sẽ linh hoạt sử dụng liệu pháp tương ứng.

Bấm huyệt Nhũ Căn

  • Cần xác định được rõ vị trí của Huyệt Nhũ Căn.
  • Sau đó ta dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa để ấn lên vị trí huyệt đạo Nhũ Căn.
  • Giữa cố định tay ở vị trí đó trong khoảng 1 phút rồi xoa nhẹ nhàng lên huyệt cho đến khi cảm giác thỏa mái.
  • Cuối cùng, massage nhẹ nhàng ở vùng điều trị hay vị trí huyệt mà cơ thể đang cảm thấy khó chịu, đau nhức.
Vị Trí, Tác Dụng Của Huyệt Nhũ Căn Và Cách Tác Động Huyệt Vị
Tác động lên huyệt Nhũ Căn đúng cách hỗ trợ ngăn ngừa tắc tia sữa và viêm tuyến vú

Cách châm cứu huyệt

Theo thầy thuốc, bác sĩ Đông y, phương pháp châm cứu huyệt Nhũ Căn mang đến hiệu quả nhanh hơn, hỗ trợ chữa bệnh ở mức độ nặng hơn so với phương pháp bấm huyệt. Tuy nhiên, để thực hiện liệu pháp này một cách an toàn, người bệnh tuyệt đối không tự ý châm cứu tại nhà mà cần đến phòng khám để được thầy thuốc tiến hành thực hiện. Bởi chỉ cần châm kim chệch vị trí hoặc sai kỹ thuật cũng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Kỹ thuật châm cứu huyệt Nhũ Căn như sau:

  • Bước 1: Đặt bệnh nhân nằm ngửa trên mặt phẳng, chú ý chọn nơi yên tĩnh và kín gió, người bệnh cần thả lỏng cơ thể thoải mái, dồn sự tập trung vào quá trình châm cứu.
  • Bước 2: Khử trùng kim châm cứu sạch sẽ, sau đó xác định huyệt vị và châm thẳng kim vào với độ sâu khoảng 0.3 – 0.8 thốn.
  • Bước 3: Tiến hành ôn cứu trong khoảng 5 – 10 phút tùy vào thể trạng của người bệnh cũng như mức độ bệnh hiện tại.
Vị Trí, Tác Dụng Của Huyệt Nhũ Căn Và Cách Tác Động Huyệt Vị
Để tác động lên huyệt Nhũ Căn an toàn, bệnh nhân nên tìm đến các bác sĩ y học cổ truyền

Phối huyệt Nhũ Căn cùng các huyệt đạo khác

  • Phối cùng huyệt Đản Trung (Nh 17) + Túc Tam Lý (Vi 36) + Phong Môn (Bq 12) + Khuyết Bồn (Vi 12) + Phế Du (Bq 13): Điều trị bệnh ho lâu ngày không khỏi (theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối cùng huyệt Chi Câu (Ttu 6) + Khí Hải (Nh 6) + Đản Trung (Nh 17) + huyệt Trung Quản (Nh 12) + huyệt Túc Tam Lý (Vi 36): Điều trị thổ huyết (theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối cùng huyệt Du Phủ (Th 27): Giúp điều trị ho đàm, suyễn (theo Châm Cứu Tụ Anh).
  • Phối cùng huyệt đạo Đản Trung (Nh 17) + huyệt Khí Hải (Nh 6) + Kỳ Môn (C 14) + Phong Môn (Bq 12) + huyệt Kiên Tỉnh (Đ 21) + Tam Giao (Ty 6) + Trung Phủ (P.1) + Trung Quản (Nh 12) + Thừa Tương (Nh 24) + huyệt Túc Tam Lý (Vi 36): Giúp trị uế nghịch (theo Loại Kinh Đồ Dực).
  • Phối cùng huyệt Đản Trung (Nh 17) + huyệt Thiếu Trạch (Ttr 1): Chữa sữa ít, sữa thiếu (theo Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu)
  • Phối cùng huyệt Hoang Môn (Bq 51): Điều trị tuyến vú viêm (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối cùng huyệt Đản Trung (Nh 17) + huyệt Thiếu Trạch (Ttr 1): Điều trị tuyến vú viêm cấp (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).

Ghi chép về huyệt Nhũ Căn

Để tham khảo thêm về huyệt Nhũ Căn, bạn có thể tìm hiểu thông qua các tài liệu sau:

  • “Giáp ất” quyển 11 có ghi chép rằng: “Tức đầy dưới ngực, sưng ngực thì chọn huyệt Nhũ Căn làm chủ”.
  • “Giáp ất” quyển 12 có ghi chép rằng: “Nhọt vú, lạnh run ớn sót chọn huyệt Nhũ Căn”.
  • “Trửu hậu” quyển 1 có ghi chép rằng: “Tri nôn vọt, cứu dưới vú 1 thốn, 7 lửa là được”.
  • “Y tâm phương” quyển 9 có ghi chép rằng: “Trị ăn mửa ra, cứu dưới 2 vú, mỗi nơi 1 thốn khi đó là được”.
  • “Đại thành” quyển 6 có ghi chép rằng: “Nhũ Căn chủ trị dưới ngực tức đầy, đau tức trong ngực, nghẹn, ăn không xuống, đau vú, sưng đau cánh tay, nhọt vú, sốt lạnh, đau không thể đè ép vào được, ỉa mửa vọp bẻ, ho, lạnh tay lạnh chân”.
  • “Ngọc long ca” có ghi chép rằng: “Chứng ho suyễn đờm nhiều, dùng Du phủ, Nhũ Căn” (Hảo suyễn chi chứng khải đàm đa, nhược dụng kim châm tật tự hòa, Nhũ Căn nhất dạng thích, Du phủ, khi suyễn phong đàm tiệm tiệm ma).
  • “Tịch hoằng phú” có ghi chép rằng: “Giữa 2 sườn, Nhũ Căn trị phụ nữ khó sinh”. Huyệt này còn có công hiệu lý khí hoạt huyết, giúp thông kinh lợi sữa, là 1 trong các huyệt vị trị bệnh thuộc về vùng vú và đau vùng trước tim.
  • “Tịch hoằng phủ” có ghi chép rằng: “Châm huyệt Nhũ Căn để trị đẻ khó”.
  • “Kim giảm” có ghi chép rằng: “Dùng huyệt Nhũ Căn để trị chứng qui bối ở trẻ con”.

Có thể nói, huyệt Nhũ Căn là một trong những huyệt đạo vô cùng quan trọng và có rất nhiều tác dụng ý nghĩa đối với sức khỏe con người nếu ta biết tận dụng tốt. Vì vậy, với thông tin được cung cấp tại bài viết trên, hy vọng bạn có thể lựa chọn cho mình những phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn cũng như đáp ứng được nhu cầu cải thiện sức khỏe bản thân và gia đình.

Nguồn: Tổng hợp

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại: 0869 111 269
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x