Mạch Trầm

Mạch trầm

Trầm là chìm, mạch luôn chìm sâu dưới da, vì vậy gọi là Trầm. Mạch Trầm là mạch của mùa đông, tức là mạch của Thận, thuộc phương Bắc, hành thủy, muôn vật nhờ đó mà bế tàng, vì vậy mạch khí lúc đến thì Trầm mà bật mạnh lên, mạch Thận Trầm vì vậy mạch Trầm cũng gọi là mạch Thạch.

Mạch tượng

Mạch Trầm ấn tay xuống thì không đủ, nhấc lên thì có dư, đi chìm ở khoảng gân xương, đặt nhẹ tay không thấy, nặng tay mới thấy.

Hình vẽ biểu diễn mạch trầm

– Sách ‘Tam Tài Đồ Hội’ và sách ‘Đồ Chú Nan Kinh Mạch Quyết’ diễn tả mạch Trầm như sau:

Mạch trầm

Nguyên nhân

Hàn khí bên ngoài xâm nhập vào sâu, bó lấy kinh lạc, làm cho mạch khí không thông đạt, sẽ xuất hiện mạch Trầm.

Mạch Trầm là âm khí quyết nghịch dương khí không được thư sướng… Mạch Trầm là âm tà quá dư làm cho huyết khí ngưng đọng không phấn chấn…

Nếu bệnh tụ ở dưới, ở phần lý, ắt sẽ thấy mạch Trầm.

Tà uất ở phần lý, khí huyết ngưng trệ thì mạch Trầm mà có lực. Dương khí hư hãm xuống không thăng lên được thì mạch Trầm mà không có lực.

Chủ bệnh

  • Mạch của Can, Thận đều Trầm là chứng thạch thủy.
  • Mạch của Phế Trầm mà bật lên là chứng Phế sán.
  • Mạch của Tỳ, bên ngoài bật lên ngón tay mà bên trong Trầm là chứng trường tiết, lâu ngày cũng tự khỏi.

Mạch Trầm mà Thạch là do Thận khí bị ngừng tắc ở trong.

Mạch ở thốn khẩu Trầm là bệnh ở lý.

Trong ngực có lưu ẩm, ắt ngắn hơi mà khát. Các khớp tay chân đau nhức, mạch Trầm là có lưu ẩm.

Mạch Trầm, khát nước, tiểu khó đều là phát hoàng đản.

Mạch ở thốn khẩu Trầm: trong ngực đau lan ra 2 bên sườn, có ngực có thủy khí. Mạch ở bộ quan Trầm là dưới tim có hơi lạnh, nuốt chua, mạch bộ xích Trầm là lưng và thắt lưng đau.

Mạch Trầm phân nhiều thấy ở lý chứng, có tà khí phục ở bên trong, tuy nhiên chứng khí trệ hoặc khí hư cũng có thể thấy mạch Trầm.

  • Thốn TRẦM: đờm uất, thủy đình trệ ở ngực.
  • Quan TRẦM: trúng hàn, đau không thông.
  • Xích TRẦM: tiêu chảy, kiết kỵ, thận hư, lưng và hạ nguyên đau.

Mạch Trầm chủ bệnh hàn, cơ thể đau, chân tay lạnh, xương khớp đau, thủy khí lưu ẩm, sưng phù, tay chân không nhấc lên được, đái hạ, huyết ứ, trưng hà, tiêu chảy, di tinh.

Tả Thốn TRẦM – Tâm dương bất túc. Hữu Thốn TRẦM – Phế khí bất túc, ho, đàm ẩm, hụt hơi.
Tả Quan TRẦM – Can uất, khí thống. Hữu Quan TRẦM – Tỳ hư, tiêu chảy, ăn không tiêu.
Xích TRẦM – Bụng dưới đau, thắt lưng đau, đầu gối đau, liệt dương, đái hạ, bụng đau, đàn bà thì huyết
hải không đủ.

Kiêm mạch

Các mạch Trầm Tế đều thuộc về phần âm, là chứng đau ở xương.

Mạch ở thốn khẩu Trầm mà cứng là bệnh ở trong, Trầm mà Nhược thuộc về bệnh hàn, nhiệt, sán, hà, bụng dưới đau.

Chương ‘Biện Mạch Pháp’ (TH. Luận) ghi: “Hỏi mạch có dương kết và âm kết, lấy gì để phân biệt? Thưa: mạch Trầm mà Trì, không ăn được, cơ thể nặng nề, đại tiện lại cứng gọi là âm kết”.

Đàn ông mà mạch Hư, Trầm, Huyền, không nóng lạnh, hơi thở ngắn, tiểu không thông, sắc mặt trắng, thường hay tối mắt, chảy máu mũi, bụng dưới đầy là do hư lao gây ra.

Mạch Trầm mà Huyền là bị chứng huyền ẩm gây đau ở trong. Mạch Trầm mà Trì là trong bụng bị lạnh. Mạch Trầm mà Hoạt là hạ trọng, là sống lưng đau. Âm tà xâm nhập thì thấy mạch Trầm mà Tế.

  • Trầm Trì: cảm lãnh.
  • Trầm Hoạt: đờm thực.
  • Trầm Khẩn: lạnh, đau.
  • Trầm Sác: nội nhiệt.
  • Trầm Lao: lãnh tích.
  • Trầm Sắc: khí uất.

Trầm Trì là có lạnh, Trầm Sác là nhiệt ở phần lý, Trầm Huyền là thực, chủ hạ trọng, Trầm Hư là hư, chủ tiết lợi, Trầm Hoạt là đờm ẩm túc thực, Trầm Sáp là khí trệ, huyết không đủ, Trầm Khẩn là tà khí thịnh, chính khí hư, chủ lạnh, đau. Trầm Đại là táo ở phần lý. Trầm Lao là hàn tích ở trong.

Nguồn: Tổng hợp

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại: 0869 111 269
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x