10 cách chữa bệnh mề đay tại nhà hiệu quả từ dân gian
Mề đay tuy chỉ là bệnh ngoài da nhưng làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Trong dân gian vẫn duy trì rất nhiều bài thuốc chữa nổi mề đay bằng các cây thuốc nam rất đơn giản. Nếu bạn bị mề đay tấn công thì có thể thử một trong các cách mà Đông Y Quang Minh chia sẻ ngay sau đây. Dưới đây là 10 cách chữa bệnh mề đay hiệu quả bằng thảo dược.
1. Chữa bệnh mề đay bằng lá khế
Theo các thầy thuốc dân gian, sở dĩ lá khế có công dụng điều trị bệnh là do nó có khả năng đào thải độc tố, thanh nhiệt cơ thể, kháng viêm, kháng khuẩn và làm dịu các vị trí sưng đỏ trên da.
Bạn có thể chữa mề đay bằng lá khế như sau:
- Lấy một nắm lá khế tươi đi rửa sạch rồi cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước cho sôi lên.
- Để nước nguội bớt rồi dùng để ngâm rửa vùng da bị mề đay.
- Áp dụng 2 ngày mỗi lần để thấy công dụng.
- Ngoài ra, nhiều người còn hướng dẫn cách đắp, uống lá khế…
2. Dùng lá kinh giới chữa bệnh mề đay
Theo quan niệm của Đông y, loại lá này có tính ấm, vị cay, thuộc kinh phế can có tác dụng cầm máu, giải biểu, chống kinh giật… Ngoài ra còn có tác dụng tốt trong việc điều trị các triệu chứng nổi mề đay, mẩn ngứa.
Bạn có thể áp dụng nguyên liệu này để điều trị bệnh bằng cách tiến hành theo các bước sau:
- Bỏ lên chảo sao nóng cùng một chút muối hạt cho đến khi lá chuyển sang màu vàng.
- Cho phần lá đã sao nóng vào chiếc khăn mỏng rồi chườm lên vùng bị mề đay cho đến khi nguội hẳn.
Áp dụng hàng ngày sẽ thấy được công dụng.
3. Cách chữa mề đay bằng mẹo dân gian với lá tía tô
Cả Đông y và Tây y đều công nhận tác dụng tốt của loại cây này. Theo các thầy thuốc dân gian, lá tía tô có tính ấm có thể chữa được nhiều bệnh ngoài da cũng như các bệnh phong hàn. Còn các nhà khoa học tìm thấy trong lá tía tô có các thành phần cùng các khoáng chất có thể giúp điều trị nhiều bệnh, trong đó có bệnh nổi mề đay.
Uống nước lá tía tô có thể chữa bệnh mề đay.
Bạn có thể dùng lá tía tô như một loại nước uống theo sự hướng dẫn sau:
- Chuẩn bị: 100g lá tía tô tươi cùng 500ml nước.
- Tía tô rửa sạch, để ráo rồi cắt nhỏ. Sau đó cho vào máy xay nhuyễn.
- Cho phần tía tô đã xay vào nồi rồi đổ phần nước đã chuẩn bị vào rồi đun sôi khoảng 5 phút.
- Đợi nước nguội bớt rồi lọc bỏ bã, chắt lấy nước để uống.
Ngoài ra dùng lá tía tô để đắp hoặc ngâm rửa vùng da bị bệnh cũng có tác dụng tương tự.
4. Hướng dẫn chữa mề đay bằng rau má
Sở dĩ nguyên liệu này có khả năng chữa được bệnh mề đay là do hoạt chất có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng ẩm đồng thời giúp giải độc khá tốt.
Bạn có thể xay nước rau má để uống hàng ngày hoặc lấy rau má phơi khô rồi hãm uống như nước chè xanh. Ngoài ra các món ăn có kèm theo rau má cũng có tác dụng chữa bệnh mà bạn nên tận dụng.
5. Cách dùng cây nha đam chữa bệnh mề đay
Nha đam không chỉ có tác dụng làm đẹp da mà còn chữa được nhiều bệnh ngoài da. Trong thành phần của nó có chứa nhiều chất dưỡng ẩm, kháng khuẩn, kháng viêm.
Muốn chữa mề đay bằng nguyên liệu này, hàng ngày bạn chỉ cần lấy gel nha đam bôi lên da. Để yên khoảng 20 phút rồi vệ sinh lại cho thật sạch.
Xem thêm:
6. Hết bệnh mề đay nhờ cây đinh lăng
Cây này hết sức quen thuộc và được dân gian gọi là “cây nhân sâm dành cho người nghèo” để ám chỉ công dụng chữa bệnh của nó. Sở dĩ nó có tác dụng chữa mề đay là do có tính mát, vị ngọt, bồi bổ khí huyết khá tốt. Bạn có thể lấy một nắm lá đinh lăng tươi, rửa thật sạch rồi nấu cùng 200ml nước lọc trong 10 phút. Chắt phần nước ra rồi đổ 200ml nước tiếp tục đun lần hai. Trộn phần nước của hai lần đun rồi dùng uống trong ngày.
7. Cách dùng gừng chữa bệnh mề đay
Theo lý giải của các thầy thuốc dân gian, gừng có vị cay, tính ấm có thể bài trừ phong thấp, giải độc,…nên chữa được khá nhiều bệnh, trong đó có bệnh mề đay. Còn các nhà khoa học thì cho rằng gừng có chứa chất tương tự kháng sinh có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và điều trị bệnh khá hiệu quả.
Bạn có thể chữa bệnh theo hướng dẫn sau.
- Vệ sinh vùng da bị mề đay bằng nước ấm cho thật sạch.
- Dùng gừng đã gọt và cắt lát mỏng đắp lên da khoảng 30 phút thì những cơn ngứa cũng giảm dần.
Ngoài ra việc nấu nước gừng với đường phèn dùng uống hàng ngày cùng giúp bệnh thuyên giảm và có nhiều lợi ích với sức khỏe.
8. Hướng dẫn dùng lá chè xanh chữa bệnh mề đay
Trong lá chè xanh có nhiều hoạt chất như tanin, flavonoud, vitamin cùng nhiều khoáng chất có khả năng thanh nhiệt, giải độc… Vì vậy giúp chữa được nhiều bệnh ngoài da, trong đó có bệnh mề đay.
Bạn nên áp dụng nguyên liệu này để điều trị bệnh theo hướng dẫn sau:
- Lấy một nắm lá chè xanh rửa thật sạch rồi nấu cùng 3 lít nước cho sôi lên.
- Pha với nước rồi dùng tắm hàng ngày, chỉ sau vài ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
- Ngoài ra dùng lá chè xanh để làm nước uống cũng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc khá tốt.
9. Cách chữa mề đay bằng mẹo dân gian với cây chó đẻ
Loại cây này có tác dụng tốt trong việc giải độc gan, tiêu viêm, kháng khuẩn nên ngoài tác dụng điều trị bệnh gan thì còn chữa được nhiều bệnh khác, trong đó có bệnh mề đay.
Bạn có thể chữa bệnh theo hướng dẫn như sau.
- Lấy một nắm lá cây chó đẻ rửa thật sạch rồi đem giã nhuyễn.
- Vệ sinh vùng da bị mề đay thật sạch rồi đắp lá đã giã nhuyễn lên da.
- Áp dụng mỗi ngày 1 lần sẽ thấy bệnh thuyên giảm đáng kể.
10. Dùng lá bạc hà chữa bệnh mề đay nhanh khỏi
Loại lá này được các thầy thuốc dân gian công nhận có khả năng phong nhiệt, giải độc, giúp điều trị nhiều bệnh ngoài da. Còn các nhà khoa học thì phát hiện trong lá bạc hà có nhiều mentol, limonen, camphen,… có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn khá tốt.
Với nguyên liệu này, muốn điều trị bệnh mề đay, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước như sau.
- Lấy một nắm lá bạc hà tươi rửa thật sạch, đem giã nát.
- Vệ sinh vùng da bị mề đay rồi lấy lá đã giã nát đắp lên da.
- Áp dụng hàng ngày cho đến khi lành bệnh.
Ngoài áp dụng các cách chữa trị bệnh nổi mề đay tại nhà bạn cũng cần phải kết hợp với cách ăn uống sinh hoạt thật khoa học. Để biết thêm thông tin chi tiết về cách đặc trị mề đay không lo tái phát bằng thảo dược, vui lòng liên hệ với Đông Y Quang Minh.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH
- Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
- Điện thoại: 1900 636 891
- Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com