Nhiều người bệnh viêm khớp dạng thấp nhận thấy giảm đáng kể cơn đau và chứng sưng viêm, nhức khớp khi chuyển sang chế độ ăn thuần chay.
Viêm khớp dạng thấp được xếp vào nhóm các bệnh tự miễn nhiều người mắc nhất. Có đến 1,3% người dân trên thế giới mắc phải căn bệnh này, thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Bệnh ảnh hưởng đến màng hoạt dịch của khớp, gây sưng đau, từ từ bào mòn xương và dẫn đến biến dạng khớp. Việc chỉ định phương pháp điều trị cho người bệnh sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi tác, sức khỏe tổng quát, tiền sử bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đồng thời, để cải thiện tình trạng bệnh, việc tuân thủ chế độ ăn phù hợp đóng vai trò rất quan trọng.
Chế độ ăn thuần chay có tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp không?
Theo các chuyên gia, chế độ ăn thuần chay cung cấp chất dinh dưỡng chỉ dựa vào thực vật như các loại trái cây, rau, đậu, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt; loại bỏ tất cả các loại thịt động vật hay sản phẩm động vật như sữa, mật ong, trứng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn này giúp giảm viêm hiệu quả.
Ngoài ra, đối với người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, một chế độ ăn nói không với thịt đỏ (thịt heo, thịt bò, thịt dê…) và thịt đã qua chế biến (giăm bông, xúc xích, thịt xông khói) hoặc nội tạng động vật… có thể giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh hiệu quả. Vì vậy, áp dụng một chế độ ăn thuần chay là hoàn toàn hợp lý.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn thuần chay cho người bệnh viêm khớp dạng thấp
Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên xây dựng chế độ ăn chay dựa trên các nguyên tắc sau:
- Ăn nhiều loại hạt, ngũ cốc giàu axit béo omega-3 như hạt chia, óc chó, hạt lanh có thể giúp giảm tình trạng viêm. Omega-3 còn hỗ trợ các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp phát huy công dụng.
- Các loại rau củ quả: Trái cây và các loại rau củ có màu sắc tươi sáng là nhờ flavonoid và carotenoid – những chất chống oxy hóa mạnh, đây là hoạt chất kháng viêm tự nhiên rất tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp. Rau quả nhiều màu sắc gồm màu xanh như bông cải xanh, rau bina, rau ngót, bí đao…; màu vàng như khoai lang, xoài, đu đủ, dứa…; màu cam như cà rốt, quả cam…; màu đỏ như táo, cà chua, dưa hấu…; màu trắng như bắp cải, củ cải, dưa lê…; màu tím như nho, mâm xôi, việt quất… Chúng đều chứa nhiều enzym tiêu hóa và các hợp chất chống viêm, điều hòa miễn dịch; giảm sưng khớp và cải thiện khả năng vận động của khớp.
- Các loại dầu nguồn gốc thực vật: dầu ô liu, dầu hạt lanh… rất giàu axit béo không bão hòa đơn. Đặc biệt là các hợp chất phenolic có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh. Thường xuyên sử dụng dầu ô liu có hàm lượng phenolic cao đã được chứng minh là giúp chống lại chứng viêm hữu hiệu.
- Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, quinoa… có thể giảm nồng độ chất chỉ điểm cho phản ứng viêm trong cơ thể. Bên cạnh đó, chất xơ trong nhóm thực phẩm này còn tạo cảm giác no lâu, kiểm soát cơn thèm ăn. Nhờ đó, người bệnh sẽ duy trì được cân nặng hợp lý để không tạo thêm áp lực lên khớp.
- Các loại củ có tác dụng chống viêm tự nhiên như nghệ và tỏi. Nghệ không chỉ chứa chất chống oxy hóa mạnh curcumin mà còn có đặc tính chống viêm và khử trùng tốt nên làm chậm đáng kể sự tiến triển của bệnh viêm khớp. Đồng thời, tỏi cũng có tác dụng chống viêm, giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp. Tăng cường tỏi trong thực đơn còn giúp hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ hơn, đẩy lùi cơn đau khớp.
- Các loại hạt và quả hạch là nguồn cung cấp chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn, giúp giảm cholesterol trong máu cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, viêm khớp. Đây cũng là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất chống oxy hóa dồi dào. Ngoài ra, một số loại hạt còn có nhiều axit béo omega-3 alpha linolenic có công dụng chống viêm hoặc giàu các dưỡng chất có tác dụng kiểm soát viêm khác như magiê, l-arginine và vitamin E. Những loại hạt và quả hạch tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp là óc chó, hạnh nhân, đậu phộng, hạt chia, hạt lanh, hạt dẻ cười…
Có thể bạn quan tâm:
Cao dây đau xương có tác dụng chống viêm, giảm đau, giảm các cơn đau nhức xương khớp rất hiệu quả.
Click Xem Chi Tiết
Trước khi người bệnh viêm khớp dạng thấp muốn chuyển sang chế độ ăn thuần chay cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng. Vì nếu chỉ ăn thuần chay, thiếu đạm động vật, cơ thể sẽ thiếu các chất như vitamin B12, vitamin D, canxi và các axit béo thiết yếu. Điều này có ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của xương và nguy cơ gây ra vấn đề về tim mạch. Do đó, nếu muốn ăn thuần chay hoàn toàn, người bệnh cần phải bổ sung thêm các thực phẩm chức năng chứa axit béo omega-3 để bảo vệ sức khỏe tim mạch và chống viêm; sắt để ngăn ngừa thiếu máu; kẽm để tăng cường miễn dịch; vitamin D và canxi cho xương chắc khỏe, vitamin B12 cung cấp năng lượng và selen cho tuyến giáp.
Các chuyên gia nhấn mạnh, bất kể người bệnh áp dụng chế độ ăn uống nào cũng cần đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, đa dạng món ăn từ nhiều nhóm thực phẩm, tránh tình trạng ăn quá nhiều một nhóm thực phẩm dẫn đến ăn ít hoặc bỏ hẳn các loại thực phẩm khác. Việc thiếu hụt hoặc dư thừa bất kỳ chất dinh dưỡng nào cũng đều không tốt đối với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
Cùng chủ đề:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH
- Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
- Showroom Yến Sào Quang Minh: Số 264 Lê Lợi, thị Trấn Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội
- Điện thoại: 1900 636 891
- Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com