Mật Gấu

mật gấu

Mật gấu có tác dụng sát trùng, thanh nhiệt, giảm đau, làm tan huyết khối, giúp các cơ tổn thương, giập nát nhanh lành. Vì có tác dụng hoạt huyết mạnh nên thường được sử dụng để điều trị các chứng đau dây thần kinh tọa, đau khớp, đau cơ bắp.

  • Tên gọi khác: Hùng đởm, Hoàng đởm
  • Tên khoa học: Fell Ursi
  • Họ: Gấu – Ursidae

Mô tả dược liệu Mật gấu

Đặc điểm dược liệu

Mật gấu hay Hùng đởm được lấy từ gấu. Tại Việt Nam, dược liệu Hùng đởm thường được lấy từ 3 loại gấu sau:

  • Gấu heo (Meurzus ursinus): Là loài gấu có mõm giống mõm giống heo (lợn).
  • Gấu chó (Helaretos malayanus): Đây là loại gấu có kích thước nhỏ, tai nhỏ, ở ngực có một khoang hình chữ V, màu lông ngà.
  • Gấu ngựa (Selenarctos thibetanus G.Cuvier): Là loại gấu tương tự như gấu chó như kích thước to hơn gấu chó, ngực cũng có khoang hình chữ V, nhưng lông màu trắng.

Mật tốt nhất được lấy từ gấu ngựa, kích thước to bằng cái phích nhỏ. Mật gấu heo được cho là có chất lượng trung bình. Mật của gấu chó được cho là kém chất lượng nhất.

Phân bố

Gấu là động vật có vú có phân bố khác rộng rãi, xuất hiện đa dạng ở nhiều môi trường ở cả Bắc và Nam. Gấu được tìm thấy ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu và Châu Á.

Tại Việt Nam hiện tại số lượng cá thể gấu tự nhiên đang sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, hiện tại gấu được nuôi nhốt ở các khu bảo tồn động vật hoang dã.

Thu bắt – Sơ chế

Gấu có thể thu bắt quanh năm, không kể mùa. Tuy nhiên, gấu thường được thu bắt vào mùa mùa đông, bởi vì mùa này mật thường nhiều hơn. Vào mùa xuân, Mật gấu thường ít nhưng cho ra dược liệu có phẩm chất tốt hơn.

Gấu ngựa trong tự nhiên thường hay trèo lên cây cao để ăn mật ong. Sau đó lại ngửa mặt lên trời, rơi xuống đất, ngủ. Người thu bắt chỉ cần canh thời gian, địa điểm, đến bắt trói lại, chờ đến khi gấu tỉnh lại (để mật hồi lại) thì mổ để lấy mật tươi.

mật gấu

Cách bào chế dược liệu mật gấu

Sau khi lấy được túi mật, cần buộc chặt cổ túi lại, nhúng vào cồn 90 độ, để yên một lúc. Lại dùng hai thanh tre rửa sạch, đã luộc kỹ kẹp nhẹ lại, sấy dưới lửa nhỏ trong 5 – 6 ngày.

Treo túi mật lên chỗ thoáng gió khoảng 10 ngày, khi nước mật đông lại thì ép nhẹ tay để cho túi mật dẹp lại. Lại dùng giấy bọc kính, cho vào hộp bên dưới có lót một lớp vôi sống để hút ẩm, đậy kín hộp, để ở nơi mát mẻ.

Bảo quản dược liệu

Mật gấu cần được để ở nơi mát mẻ, khô ráo, có dùng các chất hút ẩm.

Không được để mật ở nơi ẩm ướt hoặc nhiệt độ cao, điều này sẽ khiến mật chảy nước, kém chất lượng.

Thành phần hóa học

Các thành phần hóa học được tìm thấy trong Mật gấu bao gồm:

  • Cholesterola
  • Sắc tố mật, điển hình là Bilirubin
  • Muối kim loại Axit Cholic (Axit Cheno Desoxycholic, Axit Urso Desoxycholic, Axit Urso Desoxycholic

Vị thuốc Mật gấu

mật gấu

Tính vị

Hùng đởm tính hàn, hơi ngọt, vị rất đắng.

Quy kinh

Quy vào kinh Vị, Tâm và Can.

Mật gấu có tác dụng gì?

Theo các tài liệu cổ, công dụng của Hùng đởm bao gồm:

  • Thanh nhiệt, sát trùng, giảm đau, chống viêm.
  • Hoạt huyết, làm tan huyết khối, chữa các chấn thương.
  • Bảo vệ các tế bào gàn, cải thiện dịch huyết từ gan.
  • Giảm Cholesterol, giảm mỡ trong máu, hạ huyết áp.
  • Tăng cường hệ thống tiêu hoá.
  • Tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, kéo dài tuổi thọ.

Mật gấu chữa bệnh gì?

Hùng đởm thường dùng chữa các bệnh lý như:

  • Đau răng, đinh nhĩ, ác thương, nhọt độc, chữa đỏ mắt có màng.
  • Chữa thấp nhiệt, vàng da, thường hay hồi hộp lo lắng, sợ hãi.
  • Chữa lỵ lâu ngày không khỏi, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, hoàng đản, tay chân co quắp.
  • Giải độc, thanh nhiệt.
  • Xung huyết, dùng xoa bóp những chỗ sưng đau do té ngã hoặc tai nạn, chấn thương.

Cách dùng – Liều lượng

Hùng đởm có thể sử dụng ngâm rượu dùng xoa bóp bên ngoài hoặc dùng uống bên trong để điều trị bệnh và cải thiện sức khỏe. Có thể sử dụng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được.

Liều dùng khuyến cáo: 0.5 – 2 g mỗi ngày, hòa tan với nước ấm với rượu, dùng uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Cách phân biệt Mật gấu thật giả

Túi Mật gấu thật khi cắt ngang sẽ thấy bên trong có một chất đen nhánh. Ở giữa các đám đen có nhiều hạt màu vàng óng ánh như hổ phách, nếm có vị đắng, hậu ngọt mát, dính lưỡi, nếu ngậm lâu sẽ tan hết trong miệng.

Các loại mật khác khi nếm sẽ thấy đắng, không mát, không bóng, không dính lưỡi, mùi tanh, khó ngửi.

Mật thật đốt không cháy.

Dùng một hạt mật thả trên mặt nước sẽ có những sợi màu vàng buông xuống đáy nước. Nếu hạt mật xoay tròn thì chứng tỏ mật có chất lượng cao.

Nhỏ Mật gấu vào máu, máu không thể đông được. Hoặc nếu đông được thì sẽ rất nhanh tan ra.

Dùng một bát nước, một góc đốt một ngón nến bằng sáp ong. Ở phía đối diện nhỏ một giọt mật. Nếu là mật thật, mật sẽ di chuyển sang chỗ sáp ong, các loại mật khác không di chuyển.

Bài thuốc sử dụng Mật gấu

mật gấu

Dùng làm rượu xoa bóp ngoài da, chữa bầm tím, chấn thương

Sử dụng 5 g Hùng đởm hòa tan với 100 ml rượu, dùng để thoa vào chỗ sưng đau.

Dùng chữa mắt đau, mắt đỏ có màng

Sử dụng một lượng Hùng đởm khô bằng hạt gạo, hòa với 2 ml nước đun để nguội (hoặc nước cất để có chất lượng tốt nhất). Lọc hỗn hợp quá bông mịn, dùng nhỏ vào mắt, tránh chạm vào thành mắt. Mỗi ngày nhỏ thuốc một lần, trước khi đi ngủ.

Bài thuốc giải uất, sơ can, thanh nhiệt, chữa gan nhiễm mỡ, đờm thấp tắc lạc

Sử dụng 3 g Hùng đởm, Minh phàn, Uất kim, Thanh đại, mỗi vị đều 15 g, Xuyên liên 10 g, sắc thành thuốc, dùng uống mỗi ngày một thang.

Lưu ý khi sử dụng Mật gấu

  • Không để dược liệu tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.
  • Không đun nóng hoặc để ở nơi có nhiệt độ cao.
  • Bảo quản lạnh hoặc ngâm với rượu để bảo quản lâu hơn.
  • Phụ nữ có thai, đang cho con bú không được sử dụng.
  • Người hàn hư, nghẽn ống mật không dùng.
  • Không được dùng vào vết thương đang chảy máu. Chỉ bôi khi máu đã ngừng chảy, bôi càng sớm càng tốt.

Tác hại của Mật gấu

Hùng đởm là dược liệu được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và mẹ chữa bệnh dân gian. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu hiện đại cho biết Mật gấu chứa nhiều thành phần độc hại cho sức khỏe của con người.

Một số nguy cơ khi sử dụng Mật gấu bao gồm:

  • Chất độc hại có khả năng gây bệnh viêm gan. Ngoài ra, mật cũng được cho là chứa mầm bệnh gây ung thư gan.
  • Gấu mỗi ngày có thể uống nhiều lít mật ong và tiêu hóa hàng yến thịt sống, trong khi còn người không thể. Do đó, người sử dụng Mật gấu có thể gây nóng và độc. Sử dụng nhiều sẽ gây phá hủy tế bào thận, gan gây suy gan và tử vong.
  • Ngoài ra, hiện tại gấu được nuôi nhốt đẻ phục vụ công tác hút mật. Trong suốt quá trình hút mật được tiêm kháng sinh trực tiếp để chống nhiễm trùng. Do đó, Mật gấu luôn tồn tại một lượng kháng sinh tương đối lớn, rất nguy hiểm cho người sử dụng, đặc biệt là qua đường uống.
  • Mật gấu là vị thuốc chiết xuất từ mật của gấu trong tự nhiên hoặc gấu nuôi nhốt. Tuy nhiên, các công dụng của mật cũng như độ an toàn khi sử dụng rất mơ hồ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn người dùng nên trao đổi với thầy thuốc, bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng.

Lưu ý: Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về công dụng theo Đông y của vị thuốc này. Đông Y Quang Minh không mua bán, hay kinh doanh vị thuốc cấm này.

Nguồn: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x