Thoát vị đĩa đệm lưng là gì? Bị thoát vị đĩa đệm lưng có nguy hiểm không? Cùng Đông Y Quang Minh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là gì?
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh lý phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt là ở những người trong độ tuổi lao động. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, hay được biết đến với tên Tiếng Anh là Lumbar Herniated Disc, là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm đốt sống lưng thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vỏ bao xơ, chèn ép vào ống sống hay các rễ dây thần kinh gây ra các cơn đau dữ dội, đau âm ỉ. Đặc biệt tình trạng thoát vị lưng hay xảy ra ở đĩa đệm L4L5 và L5S1.
Thoát vị đĩa đệm được chia làm 4 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn đầu của thoái hóa đĩa đệm. Nhân nhầy bên trong bao xơ có dấu hiệu biến dạng, nhưng vòng bao xơ vẫn vẹn nguyên. Người bệnh có thể cảm thấy tê bì chân tay mức độ nhẹ, tần suất ít, vẫn chưa biết mình bị bệnh lý cột sống.
- Giai đoạn 2: Hay còn gọi là lồi đĩa đệm. Nhân nhầy bên trong lồi về một phía, vòng bao xơ bị biến dạng, đĩa đệm phình to, bắt đầu có sự chèn ép vào rễ thần kinh, gây ra các cơn đau nhức khó chịu, song chưa quá dữ dội, tùy vào mức độ chèn ép.
- Giai đoạn 3: Đĩa đệm chính thức thoát vị, vòng bao xơ bị rách và nhân nhầy trào ra ngoài, chèn ép rễ thần kinh. Đa số đến giai đoạn này người bệnh mới bắt đầu phát hiện ra bệnh lý vì đã trải qua những cơn đau nhức dữ dội, ảnh hưởng đến sinh hoạt và vận động.
- Giai đoạn 4: Đây được coi là giai đoạn nghiêm trọng nhất. Nhân nhầy bị biến dạng, xơ hóa, vòng sợi bị rách ở nhiều phía. Các khoang đốt sống bị thu hẹp, tình trạng hẹp ống sống hiện rõ, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như yếu cơ, suy giảm vận động, thậm chí bại liệt.
Để chẩn đoán một bệnh nhân có mắc thoát vị đĩa đệm hay không, bác sĩ cột sống cần có phim chụp MRI để xác định mức độ chèn ép dây thần kinh.
Đâu là nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?
Sai tư thế: Tư thế ngủ, sinh hoạt, nhất là mang vác vật nặng sai cách và quá sức rất dễ gây chấn thương cột sống, nguy cơ cao dẫn tới thoát vị đĩa đệm.
Chấn thương: Có thể gặp phải chấn thương trong quá trình làm việc, chơi thể thao, hay khi tham gia giao thông,… làm thay đổi cấu trúc và vị trí đĩa đệm.
Thoái hóa tự nhiên: Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Cột sống lão hóa tỷ lệ thuận với tuổi tác ngày một cao, sự thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cho khớp xương, cột sống khiến cho đĩa đệm dần mất đi tính đàn hồi. Thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hóa, xảy ra với bệnh nhân trong khoảng 30 – 55 tuổi.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng bạn cần biết
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể khác nhau tùy vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị và dây thần kinh bị chèn ép. Triệu chứng đau dữ dội và tê lan xuống chân chỉ xuất hiện khi nhân nhầy trào ra ngoài, chèn vào mô xung quanh có dây thần kinh đi qua.
Các dấu hiệu thường gặp nhất là:
- Đau vùng lưng dưới đột ngột và dữ dội
- Đau âm ỉ trong thời gian dài, đau buốt từng cơn
- Hạn chế vận động, nhất là khi cúi xuống
- Đau thần kinh tọa
- Tê bì hoặc yếu vùng mông đùi, mu bàn chân
- Đau tăng khi chạy, ngồi, nằm nghiêng, ho, hắt hơi và đại tiện. Do đó người bệnh có xu hướng đứng vẹo 1 bên để giảm cơn đau.
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng nếu phát hiện sớm và có cách chữa trị bảo tồn kịp thời thì sẽ không gây nguy hiểm. Ngược lại, nếu chủ quan đợi bệnh nặng mới chữa thì sẽ để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
- Giảm biên độ vận động các chi, mất khả năng lao động.
- Đau nhức đến mất ngủ, sa sút tinh thần.
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm, gây rối loạn cảm giác nóng, lạnh.
- Tổn thương dây thần kinh tọa.
- Gây rối loạn bàng quang hoặc chức năng ruột, tiểu tiện và đại tiện không tự chủ.
- Teo cơ, liệt nửa người, tàn phế.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Ngoài các phương pháp truyền thống để giảm đau nhức như dán cao, chườm ấm, chườm lạnh, đắp lá, uống thuốc giảm đau…người bệnh ngày nay có nhiều cách chữa thoát vị đĩa đệm hơn như:
Sử dụng gối kê lưng giảm đau do thoát vị đĩa đệm
Gối kê lưng thoát vị đĩa đệm sẽ giúp người bệnh có giấc ngủ ngon, hỗ trợ điều chỉnh cột sống lưng trở về đúng đường cong sinh lý, tránh bệnh biến chứng nặng hơn.
Sử dụng nẹp lưng giảm đau cho người thoát vị đĩa đệm
Hiện nay trên thị trường bán rất nhiều các loại đai, nẹp lưng cho người thoát vị đĩa đệm. Công dụng chung của nó là để giải tỏa áp lực cho cột sống và đĩa đệm, giải phóng sự chèn ép của các dây thần kinh và mạch máu, tăng tuần hoàn máu nuôi dưỡng nội đĩa đệm, làm mềm và thư giãn các bó cơ xung quanh.
Xoa bóp/ massage
Cách xoa bóp lưng cho người thoát vị đĩa đệm giúp người bệnh giảm đau nhức, thư giãn như sau:
- Thực hiện động tác miết, day và nhấn theo chiều kim đồng hồ lên 3 huyệt đạo giúp chữa thoát vị đĩa đệm lưng là thận du, đại trường du và cách du.
- Dùng tay bấm huyệt với lực từ nhẹ đến mạnh đến khi bệnh nhân cảm thấy căng tức thì ngưng khoảng 1 phút sau đó lặp lại động tác.
- Xác định vị trí đốt sống bị thoát vị dựa vào phim chụp MRI. Sau đó, lấy ngón tay cái ấn và nắn ngược chiều với điểm thoát vị để đẩy chúng dịch chuyển về vị trí ban đầu.
- Thực hiện xoa bóp liên tục trong khoảng 3 – 5 phút. Chú ý lực ấn sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý và sức chịu đựng của từng bệnh nhân.
Đi bộ
Nhiều bệnh nhân thắc mắc: Thoát vị đĩa đệm lưng có nên đi bộ không?
Câu trả lời là có. Đi bộ là bài tập rất tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Đi bộ đều đặn hàng ngày, khoảng 30 – 40 phút vào mỗi sáng, chiều, tối sẽ giúp cải thiện các cơn đau nhức vùng lưng cho người bệnh.
Tuy nhiên người bệnh cần lưu cách đi bộ sao cho chuẩn. Đó là cần tập trung hít thở đều, hít bằng mũi và thở nhẹ nhàng bằng miệng. Tư thế thẳng lưng, đầu hướng nhìn về phía trước, vai và cánh tay thả lỏng, đánh tay nhẹ nhàng.
Xem thêm: TRIỆU CHỨNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG THEO TỪNG GIAI ĐOẠN
Nguồn: Y KHOA QUỐC TẾ HTH