Cần Hôi

Cần Hôi

Tên gọi khác: Băng biên, bán nguyệt bạch, nga cước bản

Tên khoa học: Pimpinella diversifolia DC.

Tên đồng nghĩa: Pimpinella tonkinesis Cherm., P.cambodgiana Boissieu

Họ: Hoa tán (Apiaceae)

Công dụng: trị cảm mạo, phong hàn, ho gà, lao phổi, kiết lỵ, đau dạ dày, sốt rét.

>>> Xem thêm: Hoa Lan Sâm

1. Mô tả

Cây thảo, sống lâu năm, cao gần 1 m. Thân hình trụ, có rãnh dọc và lông mềm, phần nhiều cành.

Lá mọc so le, có nhiều dạng, những lá ở gốc có cuống dài, có bẹ, phiến hình tam giác, dài 1,5 – 2 cm, gốc hình tim, đầu hơi nhọn, mép khía răng tròn, có khi phiến còn chia thùy nông không đều; những lá giữa có cuống ngắn, thường chia 2 – 3 lần lông chim hoặc chia 3 thùy hẹp, dài 3,5 – 5 cm, mép có răng nhọn; những lá ở ngọn, không cuống chẻ 3 thùy, thùy bên đôi khi chẻ , phiến rất hẹp, mép khía răng không đều, gân chính 3 – 5, hai mặt có lông thô.

Cụm hoa mọc ở ngọn cành hoặc kẽ lá thành tán kép: tổng bao có ít lá bắc dạng lông tơ, tiểu bao gồm các lá bắc hình sợi, đôi khi không có tiểu bao, hoa nhỏ màu trắng, đài có răng không rõ, tràng có cánh thuôn nhẵn: bầu có vòi cong ra phía ngoài.

Quả hơi dẹt, hình trái xoan có lông tuyến, các phân quả có cạnh lồi rõ.

Mùa hoa quả: tháng 6-8.

Cần Hôi

2. Phân bố, sinh thái

Chi Pimpinella L. phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm bắc bán cầu, ở Việt Nam đã biết có 2 loại, trong đó có loài cần hôi (P. diversifolia DC.). Trên thế giới, loài này phân bố ở Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc (có cả ở Đài Loan), Nhật Bản, Tại nước ta, cần hỏi đã ghi nhận được ở một số tỉnh miền núi như Lào Cai (Sa Pa), Lạng Sơn (Đồng Đăng), Lâm Đồng (Lang Biang),…

Cần hôi là loại cây sống 1 (hoặc 2 năm) ưa ẩm, ưa sáng nhưng có thể hơi chịu bóng. Cây thường mọc rải rác hay tập trung vài cá thể thành đám nhỏ, trên đất ẩm ở ven rừng, ven đường đi hoặc gần bờ nương rẫy .

Bộ phận dùng:

Rễ và toàn cây.

3. Thành phần hoá học

Thành phần hóa học chính trng cần hôi là tinh dầu.

Lá tươi chứa tinh dầu và vitamin C.

4. Tác dụng dược lý

Thử dung nạp cao cần hôi:

Cao cần hôi tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng với liều 25 mg/kg, chuột dung nạp tốt, không thấy có biểu hiện độc hại. Cao cần hôi được chế bằng cách lấy toàn cây, phơi khô, nghiền thành bột thô, chiết bằng ethanol 50%. Sau đó cô ở áp suất giảm và ở 50°C, rồi sấy trong chân không đến chất lượng cao khô [Dhar, 1968: 242].

Tác dụng trên hồi tràng chuột lang cô lập:

Trong bình nuôi hồi tràng chuột lang cô lập, thêm 0,2 ml dung dịch acetylcholin nồng độ 1u/ml vào 20 ml dung dịch Tyrode, làm tăng co bóp của hồi tràng. Nếu thêm dung dịch cao khô cần hôi (hòa trong nước) vào bình nuôi, rồi sau một phút, thêm dung dịch acetylcholin, tác dụng co bóp của hồi tràng do acetylcholin sẽ bị ức chế [Tài liệu đã dẫn].

Tác dụng tăng hoạt động tim:

Tiêm dung dịch cao cần hôi qua dây truyền polyethylen dẫn vào tim chuột, thấy tăng tần số và biên độ co bóp của tim [Tài liệu đã dẫn].

5. Tính vị, công năng

Cần hôi có vị cay, đắng, tính ấm, có ít độc, có công năng trừ hàn, thông phổi, khư phong, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, giảm đau.

Sách Thiên – Cam – Ninh – Thanh trung thảo dược tuyển ” cũng ghi: cần hôi vị cay, đắng tính ôn, có tiêu độc.

6. Công dụng

Rễ và toàn cây cần hôi được đăng trị cảm mạo, phong hàn, ho gà, lao phổi, kiết lỵ, ỉa chảy, đau dạ dày, sốt rét. Liều dùng hàng ngày 12 – 30g, sắc nước hoặc ngâm rượu uống.

Dùng ngoài, lấy cây tươi, lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát, đắp lên các chỗ ghẻ, lở ngứa ngoài da, chỗ rắn độc cắn, ong hoặc bọ cạp đốt. Cũng có thể giã nát, vắt lấy nước để bôi xoa lên chỗ có bệnh.

Nguồn: Theo Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

>>> Xem thêm: Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Kiện Phế Vương

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x