1. Khái niệm
Chứng Hàn tà ngưng đọng ở Bào cung là tên gọi chung cho những chứng trạng do hàn tà xâm phạm Bào cung, huyết bị hàn làm ngưng đọng làm cho đường huyết đi bị rít trệ, sự lưu thông bất bình thường gây nên bệnh. Chứng hậu này hay phát sinh khi dang hành kinh hoặc mới sinh đẻ, bị tà khí phong hàn ở bên ngoài ẩn náu đột ngột hoặc ăn đồ sống tanh làm bên trong cơ thể bị tổn hại gây nên bệnh.
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là: bụng dưới lạnh và đau như thắt, gặp nống thì đỡ đau, hành kinh hoặc mồ hôi ra sáp trệ khó khăn, sắc huyết tía xạm có nhiều hòa cục thậm chí ngưng đọng không lưu thông, chân tay lạnh sợ lạnh, mặt tái môi thâm, rêu lưỡi trắng mỏng mà nhuận, mạch Trầm Khẩn hoặc Trầm Tri.
Chứng này thường gặp trong các bệnh: “Thống kinh”, “Kinh muộn (xụt)”, “Kinh nguyệt quá ít”, “Bế kinh”, “Nhau thai không ra”, “San khi đẻ đau bụng”, “Ác lộ không ra”, “sau khi đẻ ác lộ ra không sạch”, “Đái hạ”, “Âm lãnh” và “Không thụ thai”.
Cần chắn đoán phân biệt vài chứng “Bào cung hư hàn”.
3. Phân tích
Chứng Hàn tà ngưng đọng ở Bào cung, biểu hiện lâm sàng thường có đặc điểm bụng dưới lạnh đau, cự án ưa ấm, gập bụng thỉ đỡ và phát bệnh đột ngột, Nhưng trong những tật bệnh khác nhau đều có những biểu hiện không giống nhau.
Như trong bệnh về kinh nguyệt, chứng Hàn tà ngưng đọng ở Bào cung đa số xuát hiện ở lúc sắp hành kinh, ra gió bống mát, ăn quá độ thức sống lạnh, hoặc lội nước nhiễm lạnh, hàn tà nhân chỗ hư xâm phạm vào Bào cung mà gây bệnh. Huyết bị hàn làm ngưng đọng, kinh mạch vận hành không thông, thường dẫn đến lượng kinh ra giảm ít hoặc ngừng hẳn, cho nên bệnh gặp đầu tiên và nhiều nhất là Thống kinh. Mục Phụ nhân tạp bệnh chư hậu nhất sách Chư bệnh nguyên hậu luận viết: “Ph,ụ nữ thấy đau bụng khi hành kinh là do lao thương khí huyết làm cho thể lực hư yếu, nhiễm gió lạnh ẩn náu ở Bào lạc, ảnh hưởng đến hai mạch Xung Nhâm… Thời gian sáp hành kinh, huyết khí bị phong hàn tác động, gió lạnh xung đột với khí huyết cho nên đau”. Điều trị nên ôn kinh tốn hàn, hoạt huyết chỉ thống, dùng bài Thiếu phủ trục ứ thang (Y lăm cải thác).
Nếu hàn tà không loại trừ kịp thời, còn lưu trệ ở Bào cung, dễ dẫn đến kinh muộn rối loạn (kinh xụt) hoặc kinh huyết tuy có ra đúng kỳ nhưng lượng kinh giảm ít rõ rệt, kinh ra khó khản, hỉnh thành loại bệnh Kinh ra muộn hoặc lượng kinh quá ít, biểu hiện lâm sàng là lượng kinh ra ít, sắc tối ctí hòn cục, bụng dưới đau như thắt, sắc mặt trắng xanh, sợ lạnh tay chân lạnh; điều trị nên ôn kinh tán hàn hành trệ, dùng bài ôn kinh thang (Kim Quỹ yếu lược).
Chứng hàn tà ngưng đọng ở Bào cung nếu xuất hiện trong bệnh Bế kinh, đa số biểu hiện đang hành kinh đột ngột ngừng lại, vài tháng sau đó vẫn không hành kinh, hoặc là do các loại kinh muộn, kinh ra quá ít phát triển thành bệnh này. Điều kinh môn sách Phụ khoa bổ giải của Trần Tố Yêxn khi bàn về Kinh thủy khống thống thuộc ngoại tà phong lạnh có nói: “Huyết gặp Nhiệt thì lưu thông, gặp hàn thì ngưng đọng. Phụ nữ hoặc là đang hành kinh, hoặc sau khi đẻ, hoặc ốm lâu thể lực yếu, gió lạnh nhân chỗ hư ở ngoài lọt vào, ẩn náu ở Bào cung, lâu ngày thì tổn hại Xung Nhâm gây nên cái hiện tượng “tràm hàn cố lãnh”; Điều trị nên ôn kinh tán hàn, làm ấm Bào cung, hoạt huyết để thống kinh dùng bài Ôn kinh thang (Phụ nhân đại toàn lượng phương).
Trong bệnh Sản hậu xuất hiện chứng Hàn tà ngưng đọng ở Bào cung, lý do khi đẻ bị mất huyết hao khí, Bào cung rỗng không, lại thêm vào khi đẻ bộc lộ thân thể, nếu chăm sóc không thỏa đáng, hàn tà rất dễ lọt vào mà thành bệnh. Nếu xuất hiện trong bệnh Nhau thai khống ra, biểu hiện thường gặp trong lâm sàng là sau khi thai nhi đã ra mà “nhau” thai khá lâu không ra, như Phụ nhân tương sản bệnh chư hậu sách Chư bệnh nguyên hậu luận viết: “Trong thời gian sinh đẻ hoặc hành kinh, cái lạnh bên ngoài thừa cơ lọt vào thì đường lưu thông của huyết bị rít tác cho nên “nhau thai” không ra; Điều trị nên ôn kinh tán hàn, hoạt huyết trừ ứ, chọn dùng bài Hắc thần tán (Hòa tễ cục phương).
Nếu xuất hiện trong bệnh sản hậu đau bụng hoặc Ác lộ không ra, biểu hiện lâm sàng là bụng dưới lạnh đau, ác lộ đáng lẽ ra mà không ra, hoặc tuy cố ra nhưng rất ít, sắc huyết tía xạm, sờ vào bụng dưới có thể thấy khối rắn, đau và cự án, mạch Trầm Khẩn hoặc Trầm Huyền, điều trị nên ôn kinh tán hàn, hoạt huyết trừ ứ, cho uống bài Hương quế hoàn (Y lược lục thu), Sinh hoá thang (Phó thanh chủ nữ khoa).
Chứng hàn tà ngưng đọng ở Bào cung cũng có thể xuất hiện trong bệnh sau khi đẻ ác lộ ra không hết; biểu hiện lâm sàng là ác lộ đầm đìa không dứt, lượng ít, sắc huyết tía xạm có hòn cục, bụng dưới lạnh đau cự án… Mục Sản hậu chúng tật môn sách Phụ khoa bổ giải của Trần Tố Yên viết: “Sản hậu ác lộ… nếu kéo dài không dứt, giỏ giọt không hết… cho đến khi đẻ huyết ra không hết, lưu lại trong bụng, gió lạnh lọt vào, đang lúc huyết ra lại bị ngăn trở, giỏ giọt không trôi chảy”… Điều trị nên ôn kinh tán hàn, hoạt huyết ứ, cho uống sinh hóa thang (Phó thanh chủ nữ khoa) hợp với Thất tiếu tán (Hòa tễ cục phương).
Nếu chứng Hàn tà ngưng đọng ở Bào cung xuất hiện trong bệnh Đái hạ thì thăy đái hạ ra nhiều sác trắng, trong loãng như nước, dưới rốn lạnh đau, cơ thể lạnh, chân tay lạnh, sác mật trắng xanh v.v… nguyên nhân phần nhiều do gió lạnh lọt vào Bào cung, Bào mạch mà thành bệnh. Mục Đái hạ sách Trần thị Nữ khoa tấp yếu tiên chính viết: “Trầm Phong Nghiêu nói ràng: Đái hạ là do phong hàn lọt vào Bào lạc”. Điều trị nên sơ phong tán hàn, ấm Bào cung trừ Đái hạ, dùng bài Quế chi tứ vật thang (Y tông kim giám).
Chứng Hàn tà ngưng đọng ở Bào cung cũng có thể xuất hiện trong bệnh Âm lạnh biểu hiện là vùng âm hộ lạnh, thậm chí hai bên đùi cũng lạnh đau, rêu lưỡi tráng mỏng, mạch Tràm Khấn, như Phụ khoa Tâm pháp yếu quyết sách Y tông kim giám viết: Chứng Âm lạnh ở phụ nữ đều do phong hàn nhân chỗ hư lọt vào ẩn náu ở dạ con…” điều trị theo phép ôn trung tán hàn, cho uống bài Trị Âm lãnh phương của Trần tự Minh (Phụ nhăn dại toàn lương phương) gia giảm.
Còn như lý do Bào cung lạnh mà không thụ thai (Bát dựng). Mục phụ nhân tạp bệnh chư hậu sách Chư bệnh nguyên hậu luận có viết: “Dạ con bị lạnh mà không thụ thai, đó là do chỗm sóc không hợp lý, ăn uống không điều độ, hóng gió cho mát, hoặc nhọc mệt quá sức đến nỗi khí của gió lạnh lọt vào kinh huyết, kết ở dạ con, dạ con gặp lạnh thì không có con”. Chứng Bào cung lạnh không thụ thai cũng là loại thứ phát trong các loại bệnh nói ở trên, điều trị nên ôn Kinh tán hàn, làm ấm bào cung hỗ trợ cho việc thụ thai, uống bài Ngải phụ noãn cung hoàn (Thầm thị Tôn sinh thư).
Chứng Hàn tà ngưng đọng ở Bào cung phát sinh ở giai đoạn phụ nữ bắt đầu thấy kinh hoặc trước khi sắp mãn kinh và thường gặp nhất ở tuổi trẻ. Tựu trung tổn thương do ân uống sống lạnh là bệnh phát về mùa Hạ khá nhiều. Loại phong hàn trúng thẳng vào cơ thể là bệnh phát về mùa Đồng Xuân rét lạnh chiếm đa số. Bệnh lâu ngày thì tà khí cũng suy yếu cho nên biểu hiện lâm sàng chứng này thường Tất nhẹ hoặc không rõ rệt, chì nậng ở thời gian kế cận khi hành kinh.
Hàn là âm tà, âm tà dễ làm tổn thương dương khí. Dương khí bị tổn thương thì mất chức năng vận hóa, thường dẫn đến thủy thấp lưu đọng hình thành chứng hậu hàn thấp thâm nhập Bào cung, có chứng trạng đái hạ nhiều sắc tráng loãng, bụng dưới lạnh đau, gặp bụng thì dễ chịu, bộ phận sinh dục lạnh, đại tiện không thành khuôn, rêu lưỡi trắng bợt v.v… Sách Lan thất bí tàng viết: “Phụ nữ bạch đái ra mãi không dứt, rốn và bụng lạnh đau, bộ phận sinh dục cũng thế… bệnh này là do hàn thấp lọt vào Bào cung”; điều trị nên ôn hóa hàn thấp, cổ sáp chỉ đái, dùng bài Long cốt tán (Phổ tế phương).
Chứng này hay phát vào lúc đang hành kinh và khi mới đẻ, lúc này huyết xấu ra chưa hết, khí huyết nhân gặp lúc hàn khí ngưng kết mà ứ lại, biều hiện chứng hậu hàn ngưng huyết ứ, cũng có thể hình thành bệnh Trưng Hà, biểu hiện lâm sàng thấy ngoài chứng trạng cửa chứng Hàn tả ngưng đọng ở Bào cung còn thấy biểu hiện cả ứ huyết kết đọng ở bên trong, lúc này, điều trị nên theo phép ôn trung tán hàn, hoạt huyết đau ứ, cho uống Thiếu phủ trục ứ thang; hoặc hoạt huyết hóa ứ tiêu trưng,’ dùng Quế chi phục linh hoàn (Kim Quỹ yếu lược).
3. Chuẩn đoán phân biệt
Chứng Bào cung hư hàn với chứng hàn tà ngưng đọng ở Bào cung tuy cả hai đều là Hàn chúng và vị trí mác bệnh cùng ở Bào cung. Nhưng chứng trạng có hư có thực khác nhau, hàn có nội có ngoại khác nhau, cho đến nguyên nhân bệnh, cơ chế bệnh và thuộc tính bệnh cùng khác nhau rất xa, đương nhiên điều trị cũng không giống nhau.
Bàn theo nguyên nhân bệnh về chứng Bào cung hư hàn: duyên do là cơ thể vốn đương hư hoặc phòng lao quá độ, tinh huyết suy hao, tổn hại tới hạ nguyên, Bào cung mất sự sưởi ấm đến nỗi hàn từ bên trong sỉnh ra, như mục Phụ nhân quy sách Cảnh Nhạc toàn thư vỉết: “Chỉ có dương khí bất túc thì hàn mới từ trong sinh ra, mà sự sảnh đau không có kỳ hạn tức là hàn vậy”. Còn chứng Hàn tà ngưng động ở Bào cung thời do khỉ sắp hành kinh, hoặc sau khi mới đẻ, Bào cung rỗng không, gặp phong hàn ở ngoài ẩn náu, hoặc đón gió lấy mát, ăn bừa thức sống lạnh, hàn tà nhân chỗ hư xâm phạm vào Bào cung tức ỉà hàn từ ngoài vào. Cho nên chứng Bào cung hư hàn là cái hàn từ trong sinh ra, là chứng Hư hàn. Chứng Hàn tã ngưng đọng ở Bào cung là cái hàn từ ngoài vào, là chứng hậu Thực hàn. Điểm chủ yếu phân biệt hai chứng này chẳng càn phải bàn nữa.
Bàn theo biểu hiện lâm sàng, cả hai đều có chứng bụng dưới không ấm và đau. Nhưng loại trên đa số là đau bụng liên miên lại ưa xoa bóp. Đau bụng loại sau thì đau như cắt và tình trạng đau kịch liệt, ấn vào đau tăng, thường vã mồ hôi lạnh. Cả hai đều thấy kinh huyết ra khó khăn và lượng ít, nhưng tựu trung không chi khác nhau về bệnh cơ, mà kiêm chứng cũng không giống nhau. Loại trên là do dương khí bất túc làm mất sự ôn dưỡng, sinh hóa không đúng kỳ gây nên, cho nên sác huyết đỏ nhạt đó là do huyết hư, kho chứa huyết thiếu hụt. Loại sau là vỉ huyết bị hàn làm ngưng đọng, huyết đạo b? tác, huyết đi khộng trôi chảy, cho nén huyết ra có màu sác tía tối có lẫn hòn cục. Đây là những điểm phân biệt chủ yếu, nếu lại bàn tới kiêm chứng thì Bào cung hư hàn thường có biểu hiện hạ nguyên hư suy như lưng gối mềm yếu và mỏi, tiểu tiện trong dài, sác mặt tráng bệch, mạch Trầm Tế bộ Xích Nhược hơn. Chứng Hàn tà ngưng đọng ở Bào cung, thì ctí hiện tượng về Hàn như mật xanh môi xạm (mặt tái môi thăm) chân tay lạnh, mạch Tràm Khẩn. Bệnh nhân, bệnh cơ, triệu chứng lâm sàng đã khác nhau thì phép chữa cũng khác nhau. “Hư thì BỔ”, “Thực thì Tả”. Chúng Bào cung hư hàn điều trị chủ yếu phải ôn kinh phù dương dưỡng huyết, dùng bài Kim quỉ ôn kinh thang. Chứng Hàn tà ngưng đọng ỏ Bào cung chủ yếu phải ôn kinh tán hàn, hoạt huyết hành huyết, dùng các bài Đại toàn ôn kinh thang, Thiếu phủ trục ứ thang. Cả hai chúng đều dùng Ôn kinh thang, nhưng Kim quỹ ôn kinh thang chú trọng vào ôn dương bổ hư; Đại toàn Ôn kinh thang chú trọng vào tán hàn hành ứ, có hư có thực khác nhau. Chứng Hàn tà ngưng đọng ở Bào cung đa số phát sinh ở thời gian sấp hành kinh hoặc mới đẻ, Bào cung cố nhiên có tí chút thuộc Hư nhưng cái Hàn lại là thuộc Thực tà, hàn từ ngoài can thiệp vào chứ không như chúng Bào cung hư hàn do Dương hư mà hàn từ trong sinh ra… đó ỉà điểm khác nhau từ căn bản.
4. Trích dẫn y văn
Bộ phận sinh dục hôi, là vì dạ con có hàn, hàn chọi nhau với tân dịch, tích chứa lại, khí xông lên phần âm cho nên biến thành mùi hôi (Phụ nhân tạp bệnh chư hậu – Chư bệnh nguyên hậu luận).
Nguồn: Thầy Thuốc Của Bạn
- CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH – Một Thành Viên của Tập Đoàn Zila Vietnam.
- Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
- Điện thoại: 1900 636 891
- Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com