Đậu Mỏ – Rhynchosia Volubilis Lour

Đậu Mỏ - Rhynchosia Volubilis Lour

Đậu mỏ

Tên gọi khác: Lộc hoắc.

Tên khoa học: Rhynchosia volubilis Lour.

Họ: Đậu (Fabaceae).

Công dụng: chữa viêm thận, thuỷ thũng; thấp khớp, viêm khớp, đau lưng, trị mụn nhọt, viêm mủ da, đòn ngã tổn thương, bỏng nước.

Đậu Mỏ - Rhynchosia Volubilis Lour

Mô tả

  • Cây thảo quấn. Thân cành mạnh, có nhiều lông.
  • Lá kép lông chim, mọc so le, gồm 3 lá chét hình thoi, dài 3,5 – 5,5 cm, rộng 2,8 – 4,5 cm, gốc tù tròn, đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm và có lông ngắn, mặt dưới nhạt có lông mềm và nhiều tuyển; các lá chét bên không cân xứng, lá kèm hình mác nhọn; cuống chung và cuống lá chét đều có lông màu xám.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm hình tháp, chia nhánh không đều, cuống chung rất ngắn, có vảy dạng lá kèm sít nhau, dài 2 – 4 cm; hoa nhỏ màu vàng mọc khá dày đặc, đài hình chuông có lông ở mặt ngoài, 4 răng đều, răng dưới dài hơn; tràng có cánh cờ hình bầu dục, cánh bên hình dài – trái xoan ngược, cánh thia uốn lượn, có mũi nhọn; nhị hại bỏ; bầu có lông.
  • Quả đậu, hình bầu dục, phẳng, có ngẩn, dài 1,3 – 1,5 cm, rộng khoảng 7 mm, hơi có lông: hạt 2, hình thận, màu đen bóng.
  • Mùa hoa: tháng 6 – 7.

Phân bố, sinh thái

Chi Rhynchosia Lour. ở Việt Nam đã biết có 4 loài đều là những cây mọc tự nhiên. Loài đậu mỏ phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi thấp xuống đến trung du và đôi khi gặp ở cả đồng bằng.

Trong tập “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” tập 2 (2003) có ghi nhận các nơi phân bố như: tỉnh Cao Bằng (Trùng Khánh), Lạng Sơn (11ữu Lũng); Quảng Ninh (Quảng Yên, Hòn Gai, Ung Bi, Tiên Yên): Phú Thọ (Đoan Hùng); Hoà Bình (Lạc Thuỷ): Hà Nội (Sóc Sơn): Hải Phòng, Hà Nam (Kiệm Khẽ): Ninh Bình (chợ Ghềnh, Thổ Mật): Thanh Hoá (Ngoại Thôn) và ở Thừa Thiên Huế. Trên thế giới, loại này phân bố ở Trung Quốc và Nhật Bản.

Đậu mỏ là loại dây leo nhỏ, sống nhiều năm. Cây ưa sáng, tra ẩm đồng thời cũng hơi chịu được hạn, thường thấy mọc lẫn trong các lùm bụi ở chân đồi, ven rừng thí sinh hoặc trong các đám cỏ cao ở ven đường và bờ nương rẫy. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, ra hoa quả hàng năm và có thể có hiện tượng rụng lá vào mùa đông. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt và mọc chổi sau khi bị cắt.

Bộ phận dùng

Toàn cây.

Tác dụng dược lý

Tác dụng chống tăng sinh trên các tế bào chống ung thư:

Các hợp chất phân lập từ cao methanol của hạt đậu mỏ gồm:

  • (1) Acid gallic
  • (2) 7-O-galloycatechin
  • (3) 1,6-di-O-galloyglucose
  • (4) 1-O- galloyl glucose
  • (5) Acid trigalloygalic
  • (6) Hợp chất tứ trùng của acid gallic

Cao khô methanol từ hạt đậu mỏ có GI50 = 25 ug/ml trên tế bào MK – 1; Gl50 = 30 ug/ml tế bào Hela và GI50 = 8 microg/ ml đối với dòng tế bào B16F10. Tất cả các hợp chất từ (1) đến (6) đều có tác dụng ức chế dòng tế bào B16F10 mạnh hơn dòng tế bào MK – 1 và Hela.

Trong 6 hợp chất này, hợp chất (2) và (6) nhóm carboxyl tự do, tác dụng ức chế mạnh hơn 4 chất còn lại không có nhóm carboxy tự do. Các hợp chất nhì trùng và tạm trùng của acid gallic có tác dụng ức chế tương đương với hợp chất (6) là hợp chất từ trùng của acid gallic (Kinjo et al. 2001).

Tác dụng tăng sinh tế bào tạo xương và tác dụng kiểu estrogen:

  • Cao đậu mỏ làm tăng sinh dòng tế bào MG – 63, làm tăng hàm lượng mRNA, tức là tăng tác dụng kiểu estrogen.
  • Nghiên cứu so sánh tác dụng của cao khô đậu mỏ với genistein và daidzein thấy nồng độ của genistein và daidzein là 0,5 x 10^-8 M có tác dụng tương đương với cao khô đậu mỏ ở nồng độ 0,001 mg/ml (Kim J. el al., 2005).

Tính vị, công năng

Lá và thân đậu mỏ vị đắng, cay, tính bình, có công năng lợi tiểu, tiêu phù, khu phong, hòa huyết, giải độc, sát trùng. Hạt có công năng bổ ích, tinh huyết.

  • Sách “Toàn quốc Trung thảo dược hội biên” ghi: lá đậu mỏ vị đắng, cay, tính bình, sách “Bản Kinh” cũng ghi: vị đắng, tính bình.
  • Sách “Tân hoa bản thảo cương yếu” ghi: rễ và lá đậu mỏ vị đắng, tính bình.

Công dụng

Toàn cây đậu mỏ được dùng chữa viêm thận, thủy thũng; trẻ em ăn kém và suy dinh dưỡng, lao cổ, viêm hạch bạch huyết, thấp khớp, viêm khớp, đau lưng. Liều dùng 10 – 20g sắc nước uống, ngày 1 thang.

Dùng ngoài trị mụn nhọt, viêm mủ da. đòn ngã tổn thương, bỏng nước, bỏng lừa, rắn cắn. Lấy ngọn cây tươi vừa đủ, rửa sạch, giã nát. đắp ngoài. Hạt đậu mỏ ăn bổ, ích tinh huyết.

Bài thuốc có đậu mỏ

Chữa ho, lao, khạc ra máu mủ:

Toàn cây đậu mỏ, cát sâm, mỗi vị 30g, bách hợp, lá và cành cây súm hoặc hoa cựa (Eurya nitida Korth.), ngưu tất, mạch môn, mỗi vị 16g, sắc nước uống. Ngày 1 thang.

Chữa bại liệt nửa người:

Hạt đậu mỏ khô nghiền thành bột thô 150g; nếu tươi dùng 300g, hành tây 150g. Hai thứ này nấu nhừ. Lọc lấy dịch, cô còn 300ml. Thêm 300ml mật ong đun sôi rồi dùng dần. Mỗi lần uống 2 thìa canh (30ml), ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và trước khi đi ngủ.

Chữa thấp khớp, viêm khớp, đau lưng:Rễ đậu mỏ 30 – 45g, sắc lấy nước uống, hoặc nấu với chân giò lợn rồi ăn. Ngày 1 lần.

Chữa viêm hạch bạch huyết, lao hạch ở cổ: Toàn cây đậu mỏ 15g, hạt đậu mỏ 10g. Nấu kỹ rồi ăn cả nước và hạt đậu, Ngày 1 thang.

Nguồn: Cuốn Danh Lục Cây Thuốc Việt Nam, Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại:1900 636 891
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x