Thạch tầm

Thạch tầm

Tên tiếng Việt: Thạch tầm, Lan cù dìa hai màu, Lan gấm, Lan tiên, Sơn tiên

Tên khoa học:Ludisia discolor (Ker- Gawl.) A. Rich.

Họ: Orchidaceae (Lan)

Công dụng: Lao phổi khạc ra máu, thần kinh suy nhược (cả cây sắc uống).

 

Mô tả

  • Cây thảo ký sinh. Thân mềm mọng nước, hình dáng giống con tằm, phần dưới mọc bò, bén rễ ở các mấu, phần trên mọc đứng, cao 15 – 25 cm, hơn có lông lá mọc so le, hình bầu dục hoặc hình trứng dài 4 – 7 cm, rộng 2.5- 3 cm, gốc tròn, đầu tù hơi nhọn, mặt trên màu xanh lục, đôi khi màu tía, mặt dưới màu hồng tím, gân chính 3 – 5, hình cung; cuống lá dài có bẹ ở gốc.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành bông dài 3 – 8cm, có lông dày đặc, lá bắc màu nâu vàng, hoa màu trắng, lá đài lưng dính liền với cánh hoa thành mũ có 3 răng; lá đài bên rời nhau; cánh môi màu vàng hình chữ T, cột dài bằng bao phấn, bầu có lông. Quả nang.
  • Mùa hoa quả: tháng 3-4.

Phân bố, sinh thái

  • Chi Ludisia A. Rich có một loài là thạch tằm ở Viêt Nam. Trên thế giới, thạch tằm phân bố ở Trung Quốc. Mianma, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Lào và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây có ở một số vùng núi thuộc các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình, Lào Cai, Hà Tây (chùa Hương), Vĩnh Phúc, Đắc Lắc và Lâm Đồng.
  • Thạch tằm thuộc loại cây đặc biệt ưa ẩm và ưa bóng, thường mọc rải rác hoặc thành các đám nhỏ lẫn trong lớp thảm mục hoặc ở hốc đá, dưới tán rừng kín thường xanh ẩm. Đô cao từ 700 đến 1500m. Lá và thân thạch tằm thường có màu tía hay đỏ nâu giúp cho cây vẫn có thể quang hơp được trong điều kiện ánh sáng yếu. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm; chịu được thời tiết có sương mù dài ngày. Những nhánh cây trưởng thành (thường trên 1 năm tuổi) có hoa quả hàng năm và sau đó vẫn tiêp tục tồn tại khoảng gần một năm nữa mới tàn lụi. Thạch tằm thường ra các chồi nhánh từ phân thân già bò lan sát mặt đất.
  • Từng đoạn bị cắt rời, nếu còn được tiếp xúc với mặt đất, đều có khả năng tái sinh thành cây mới. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt và trồng được bằng các đoạn thân.
  • Thạch tằm và một số loài khác có hình thái tương tư như cỏ nhung (Anoectochilus setaceus Blume) vốn là những loài có trữ lượng ít ở Viêt Nam. Vài năm trở lại đây, chúng bị khai thác khắp các vùng núi cả ở miền Bắc lẫn miền Nam để bán qua biên giới. Hành động khai thác ồ ạt như vậy, đã đẩy những loài này đến chỗ hiếm gặp, thậm chí có nguy cơ bị tuyệt chủng.
  • Do đó, vấn đề bảo vệ, nghiên cứu nhân trồng thêm cây thạch tằm bắt đầu được nhiều người quan tâm.

Bộ phận dùng

Toàn cây thu hái quanh năm, phơi khô.

Tính vị, công năng

Thạch tằm có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng tư âm, an thần, nhuận phế, làm mát phổi, mát máu, sinh tân dịch, tiêu viêm.

Công dụng

Thạch tằm được dùng chữa háo phổi, lao phổi, khạc ra máu, thần kinh suy nhược, chán ăn, đau dạ dày. Ngày 3 – 10g sắc uống. Dùng tươi ngày 10 – 15g.

Bài thuốc có thạch tằm

1. Chữa phổi kết hạch, khạc ra máu, thần kinh suy nhược, kém ăn, ít ngủ:  Thach tằm, mạch môn, huyền sâm, ngưu tất, hạt thảo quyết minh (sao), hoài sơn, mỗi vi 20g, sắc uống.

2. Chữa viêm phế quản:  Thạch tằm, mạch hộc, ngọc trúc, bách bộ ( lượng bằng nhau 20-40g), sắc uống.

Nguồn: Cuốn Danh Lục Cây Thuốc Việt Nam, Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại:0869 111 269
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x