Tầm gửi là loài cây ký sinh phổ biến ở nước ta. Tùy vào cây chủ mà có nhiều loại tầm gửi khác nhau, mỗi loại sẽ có những đặc tính và tác dụng riêng biệt. Tầm gửi từ lâu đã được y học phương Đông sử dụng như một vị thuốc quý chữa nhiều bệnh khác nhau rất công hiệu. Phần lớn các loại tầm gửi đều có công dụng trừ phong thấp, chống tăng huyết áp, rối loạn tâm thần, giảm đau nhức xương khớp, cơ nhục do phong thấp hoặc do té ngã, chấn thương… Trong y học hiện đại, tầm gửi thường được dùng để bảo vệ gan, giảm đau, chống viêm và chống oxy hoá… Cùng tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng của vị thuốc này trong bài viết sau đây.
Tên khoa học của cây tầm gửi là Taxillus chinensis, họ Tầm gửi (Loranthaceae). Cây tầm gửi thường mọc bò, bám trên bề mặt thân gỗ của các loài cây lớn khác. Thân leo, chia đốt, có thể phủ lông bên ngoài, rễ bám sâu vào cây chủ để hút chất dinh dưỡng. Lá mọc đối xứng, phiến lá hình bầu dục hoặc hình mác, mép nguyên, gân hình lông chim. Hoa mọc thành cụm, đơn tính hoặc lưỡng tính. Quả nang, hình trụ cầu, màu vàng. Hạt có lớp chất lỏng bên ngoài giúp chúng bám lên cây chủ dễ hơn và phát triển.
Cây tầm gửi dùng làm thuốc thường là các loài ký sinh trên cây dâu tằm, cây bưởi, cây chanh, mít, táo, xoan, cúc tần, cây gạo, đại bi, đào, khế, sung…
Tầm gửi trên cây dâu tằm được gọi là tang ký sinh, tính bình, vị đắng, tác dụng lên kinh can, thận, công dụng trừ phong thấp, cường gân cốt, cải thiện chức năng gan thận, giúp làm giảm triệu chứng đau lưng mỏi gối. Bệnh nhân có thể rửa sạch, phơi khô tầm gửi, sao vàng rồi sắc lấy nước thuốc uống hàng ngày. Có thể phối hợp thêm một số vị khác như tang chi, tục đoạn, đau xương, cẩu tích… để tăng cường hiệu quả chữa bệnh.
Ngoài ra, có thể tham khảo bài “Độc hoạt ký sinh thang” gồm: 18g tang ký sinh; 15g sinh địa; 12g đảng sâm; 12g phục linh; 6g cam thảo; 1,5g nhục quế; tần cửu, đương quy, phòng phong, độc hoạt, ngưu tất, bạch thược, đỗ trọng mỗi vị 9g, sắc mỗi ngày 1 thang lấy nước thuốc, chia làm 3 phần, uống trước bữa ăn. Bài thuốc giúp trị chứng thấp tý, cơ nhục, thần kinh toạ, thần kinh ngoại biên, đau nhức thần kinh,…
Hoặc sử dụng bài “Thiên ma câu đằng ẩm” gồm: tang ký sinh, thảo quyết minh (sao vàng), mỗi vị 32g; bạch linh, dây hà thủ ô đỏ, mỗi vị 20g; ích mẫu, ngưu tất, mỗi vị 16g; đỗ trọng, hoàng cầm, câu đằng, thiên ma, chi tử, mỗi vị 12g, sắc lấy nước thuốc mỗi ngày một thang, chia làm 3 lần uống trước bữa ăn. Bài thuốc giúp trị khó ngủ, tim hồi hộp, tăng huyết áp…
Những bài thuốc trên rất thích hợp cho người cao tuổi sử dụng vào giúp thời tiết chuyển lạnh. Ngoài ra, tang ký sinh còn có thể phối hợp với tô ngạnh, chư ma căn, ngải diệp để kích sữa cho phụ nữ sau sinh.
>>> Tìm hiểu chi tiết về Tang ký sinh Tại đây
Tầm gửi trên cây bưởi hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp như: viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp,… Không những thế, nước thuốc tầm gửi kí sinh trên cây bưởi còn được dùng để chữa chứng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,… Chuẩn bị 15g tầm gửi cây bưởi, rửa sạch rồi cho vào ấm sắc với khoảng 800ml. Sắc đến khi cạn còn 1 nửa, chia nước sắc làm 2 lần uống trong ngày.
Tầm gửi trên cây chanh được dùng trị các chứng ho gió, ho khan, ho có đờm đặc. Khi dùng thường sao chế tương tự như tang ký sinh. Ngoài ra, có thể phối hợp với một số vị thuốc trị ho khác như xạ can, trần bì, mạch môn, tang bạch bì,… sắc uống hoặc chế dưới dạng viên ngậm, siro.
Tầm gửi cây mít, cây na còn có công dụng trị chứng “hàn nhiệt vãng lai” hoặc bệnh sốt rét. Bạn có thể phối hợp với sài hồ, hoàng cầm, thanh hao, binh lang, thảo quả,…
Tầm gửi cây xoan có công dụng trị bệnh đường ruột, táo bón, kiết lỵ… Trong khi đó, tầm gửi cây dẻ trị thấp khớp, bệnh ngoài da, bệnh di ứng, viêm họng. Hạt tầm gửi trên cây cúc tần (thường gọi thỏ ty tử) có tác dụng trị tiểu dầm, chữa liệt dương, di tinh. Tầm gửi cây gạo có công dụng trị gan nóng, suy giảm chức năng gan, viêm cầu thận, sỏi thận, phù thận và giúp tăng cường thải độc gan.
Nguồn: Tổng hợp
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH
- Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
- Điện thoại: 0869 111 269
- Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
- Website: DongYQuangMinh.vn