Bệnh Viêm Tụy: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán, Điều Trị, Phòng Ngừa

Bệnh viêm tụy rất phổ biến, riêng viêm tụy cấp chiếm tỷ lệ 80/100.000 dân số. Bệnh viêm tụy do nhiều nguyên nhân như do lạm dụng bia rượu, sỏi mật, tăng mỡ máu… Vậy nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng, chẩn đoán và điều trị viêm tụy như thế nào?

Viêm tụy là gì?

Viêm tụy là tình trạng tuyến tụy bị viêm sưng, đỏ do dịch tiêu hóa hoặc enzym tấn công tuyến tụy.

Tụy nằm ở đâu?

Tuyến tụy dài khoảng 15 đến 25cm, dài theo chiều ngang bụng và có hình giống như một quả lê phẳng hay một con cá kèo. Tụy nằm ở vùng bụng trên bên trái và ở phía sau dạ dày. Xung quanh tuyến tụy có nhiều cơ quan khác như ruột non, lá lách.

Nhiệm vụ của tuyến tụy là gì?

Tuyến tụy thực hiện 2 nhiệm vụ chính:

  • Tạo ra các enzym tiêu hóa cung cấp cho ruột non để phân hủy thức ăn.
  • Tạo ra các hormone insulin và glucagon cho máu để kiểm soát lượng đường trong máu.

Có bao nhiêu loại viêm tụy?

Viêm tụy thường được chia làm 2 loại:

  • Viêm tụy cấp: tuyến tụy viêm sưng đột ngột, xảy ra trong thời gian ngắn, bệnh có thể diễn tiến đến suy cơ quan, nhiễm trùng huyết, hoại tử tụy… nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Nguyên nhân viêm tụy cấp chủ yếu do sỏi mật, lạm dụng rượu bia, tăng mỡ máu.
  • Viêm tụy mạn: tuyến tụy bị viêm trong thời gian dài. Nguyên nhân viêm tụy mạn chủ yếu do viêm tuỵ cấp tái phát nhiều lần. Thường có biến chứng mạn tính như tiểu đường, rối loạn chức năng nội tiết, ung thư tụy….

Triệu chứng viêm tụy

Các triệu chứng viêm tụy cấp

  • Cơn đau ở vùng bụng trên, có thể lan ra sau lưng, có thể bắt đầu từ từ hoặc đột ngột
  • Cơn đau có khi kéo dài vài ngày
  • Sốt
  • Buồn nôn
  • ÓI mửa
  • Chướng bụng
  • Nhịp tim nhanh

Các triệu chứng viêm tụy mạn tính

  • Đau bụng trên, thường xảy ra sau ăn, có thể lan ra sau lưng
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Ói mửa
  • Giảm cân
  • Phân có mỡ
  • Viêm tụy thường có cơn đau bắt đầu từ từ hoặc đột ngột ở vùng bụng trên

Nguyên nhân viêm tụy

Các nguyên nhân gây viêm tuyến tụy phổ biến nhất bao gồm:

  • Sỏi mật
  • Uống nhiều rượu
  • Mỡ máu
  • Chấn thương bụng hoặc phẫu thuật
  • Hàm lượng canxi trong máu rất cao
  • Sử dụng một số loại thuốc như estrogen, steroid và thuốc lợi tiểu thiazid
  • Nhiễm trùng, chẳng hạn như quai bị, viêm gan A hoặc B, hoặc vi khuẩn Salmonella
  • Một số khiếm khuyết di truyền
  • Bất thường bẩm sinh ở tuyến tụy

Biến chứng của viêm tụy

  • Viêm tụy cấp tính nếu không được điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng suy đa cơ quan, viêm tuỵ hoại tử nhiễm trùng, thậm chí tử vong.
  • Viêm tuỵ mạn có thể dẫn đến: ung thư tuyến tụy, suy dinh dưỡng, tiểu đường, suy chức năng tuỵ

Bệnh viêm tụy có nguy hiểm không?

Có thể coi viêm tuỵ là một bệnh nguy hiểm, bởi viêm tuỵ cấp vì có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được can thiệp kịp thời.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm tụy

  • Siêu âm bụng là lựa chọn đầu tiên chẩn đoán nguyên nhân viêm tụy cấp (sỏi mật), phân biệt với viêm ruột thừa, viêm túi mật…
  • Xét nghiệm máu: bác sĩ có thể chẩn đoán xác định viêm tụy cấp, đánh giá mức độ nặng của viêm tụy cấp (urea, dung tích hồng cầu, CRP..), thậm chí chẩn đoán nguyên nhân do đâu (triglyceride máu, calci máu…)
  • Chụp X-quang bụng: phân biệt viêm tụy cấp với các bệnh bán tắc ruột, thủng tạng rỗng…
  • Chụp CT có thuốc cản quang: với trường hợp chẩn đoán không rõ ràng, nghi ngờ viêm tụy
  • Chụp MRI (cộng hưởng từ): dành cho những trường hợp dị ứng thuốc cản quang hoặc suy thận, thai phụ; thậm chí cho trường hợp viêm tụy tái phát nhiều lần.

Điều trị viêm tụy

Điều trị viêm tụy cấp: bác sĩ sẽ giúp giảm đau, bù dịch, đồng thời xem xét giảm mỡ máu (triglyceride), can thiệp sỏi mật, chấn thương…, điều trị kháng sinh nếu có nhiễm trùng. Người bệnh có thể ăn sớm trở lại sau 24 – 72 giờ. Ngoài ra, người bệnh còn được theo dõi sát lượng nước tiểu, dung tích hồng cầu, nồng độ urea máu để xác định chính xác lượng dịch truyền cần thiết, tránh tình trạng quá nhiều hoặc thiếu dịch.

Điều trị viêm tụy mạn tính: bác sĩ giúp người bệnh ngưng rượu, thuốc lá, sỏi mật, tăng triglyceride máu… để ngăn bệnh tái phát. Đồng thời, cho dùng thuốc giảm đau, bổ sung men tụy, thậm chí thực hiện nội soi hay phẫu thuật lấy sỏi tuỵ. Với người bệnh tiểu đường được tiêm insulin và với các bệnh nhân viêm tụy mạn đều được theo dõi định kỳ nhằm phát hiện sớm ung thư tuỵ

Bệnh viêm tụy có chữa được không?

Bệnh viêm tuỵ cấp có thể điều trị dứt điểm nếu khám sớm thì hiệu quả càng cao, càng đỡ tốn kém và người bệnh cũng tránh được những biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phòng ngừa bệnh viêm tụy

  • Hạn chế uống rượu bia, thuốc lá
  • Ăn uống nhiều rau, sạch sẽ
  • Tránh nhiễm ký sinh trùng
  • Hạn chế ăn mặn, ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ
  • Nếu bị tiểu đường, mỡ máu, sỏi mật cần khám định kỳ để tránh biến chứng gây viêm tuỵ.
  • Viêm tụy kiêng ăn gì và viêm tụy nên ăn gì?
  • Chế độ ăn uống cân bằng, ít chất béo đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi sau viêm tụy. Người bệnh viêm tụy mạn tính cần hạn chế hoặc tránh:
  • Thịt đỏ
  • Đồ chiên
  • Sữa béo
  • Thực phẩm ngọt
  • Nước ngọt
  • Cafein
  • Rượu bia

Bên cạnh đó, người bệnh chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa; ăn thực phẩm giàu protein và chất chống oxy hóa; uống 1,5 – 2 lít nước/ngày. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng các chất bổ sung vitamin để nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết.

Nguồn: Bệnh viện Quận 11

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại:1900 636 891
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x