Cây Cứt Ngựa – Teucrium Viscidum Blume

Cây Cứt Ngựa - Teucrium Viscidum Blume

Cây cứt ngựa

Tên gọi khác: Tía tô lại, mu béo (Tày), tiêu kỳ dính.

Tên khoa học: Teucrium viscidum Blume.

Họ: Bạc hà (Lamiaceae).

Công dụng: chữa vết thương chảy máu, thổ huyết, chảy máu cam, đại tiện phân đen, đinh nhọt, sưng lở, đau thấp khớp, đau bụng kinh, rắn cắn.

Cây Cứt Ngựa - Teucrium Viscidum Blume

Mô tả

  • Cây thảo, mọc bò, sống lâu năm, gốc có khi hóa gỗ. Thân vuông, cao 30 – 50 cm, phân nhánh nhiều hay ít.
  • Lá mọc đối, hình trứng, dài 3 – 10 cm, rộng 1,5 – 4,5 cm, gốc bằng hoặc hơi hình tim, đầu thuôn nhọn, mép khía răng, cuống lá ngắn.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân và kẽ lá thành chùm đơn, ở mỗi mấu có 2 hoa mọc đối diện; lá bắc hình mũi mác, hoa màu hồng đài 5 thùy, hình ống, có lông; tràng hợp thành một môi có 5 cánh, phía dưới có ống ngắn, 4 nhị, bao phấn hình thận, bầu có vòi xẻ đôi.
  • Quả bế tư, hình trái xoan, hơi có vân mạng.
  • Mùa hoa quả tháng 5-7.

Phân bố, sinh thái

Chi Teucrium có 3 loài ở Việt Nam (Vũ Xuân Phương, 2001). Trong đó có 2 loài được dùng làm thuốc là loài trên và cây tiêu kỳ lông (T. quadrifarium Buch.-Ham.). Cây cứt ngựa phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, gồm Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Sơn La, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hòa Bình, Hà Tây (Ba Vì), Ninh Bình, Nghệ An, Đà Nẵng (Bà Nà). Trên thế giới, cây ở Trung Quốc, Lào, Ấn Độ, Miam và Indonesia.

Cây cứt ngựa là cây ưa sáng, ưa ẩm và thường mọc riêng lẻ hoặc thành đám nhỏ trên nương rẫy hay ven rừng.

Bộ phận sử dụng

Toàn cây.

Thành phần hóa học

Đã nghiên cứu và thấy cây cứt ngựa chứa 5 hợp chất neolerodan là: teuflin, teucvin, teucvidin, teuspinin và 6-α-hydroxyteus-cordin.

Tác dụng dược lý

Cao chiết nước cây cứt ngựa phơi khô trong thử nghiệm in vitro bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa, đã thể hiện hoạt tính ức chế trên một số chủng vi khuẩn gây bệnh.

Công dụng

Cây cứt ngựa được dùng chữa vết thương chảy máu, thổ huyết, chảy máu cam, đại tiện phân đen, đinh nhọt, sưng lở, đau thấp khớp, đau bụng kinh, rắn cắn. Ngày dùng 20-40g sắc uống.

Dùng ngoài lấy cây tươi, giã đắp trị mụn lở, vết thương và rắn cắn.

Nguồn: Cuốn Danh Lục Cây Thuốc Việt Nam, Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại:1900 636 891
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x