1. Khái niệm
Chứng Can Đởm thấp nhiệt là tên gọi chung cho những chứng trạng do thấp nhiệt ngăn trở, sự sỡ tiết của Can Đởm bị thất thường hoặc là do thấp nhiệt theo đường Kinh mà dồn xuống gây nên bệnh.
Chứng này có thể do cảm nhiễm ngoại tà thấp nhiệt, hoặc ham uống rượu, ăn quá mức đồ béo ngọt, nung nấu thành thấp nhiệt, hoặc sự vận hóa của tỳ vị thất thường, thấp từ bên trong sinh ra, uất oải hóa nhiệt, kết tụ ở can đởm gây nên bệnh.
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đắng miệng, kém ăn, buồn nôn, vùng bụng trướng đầy khó chịu, tiểu tiện đỏ, đại tiện không đều hoặc mặt mát hiện sắc vàng, ẩm ướt và ngứa vùng sinh dục, cao hoàn trướng đau, nữ giới cũng ngứa bộ phận sinh dục, ra nhiều đái hạ sắc vàng mùi hôi, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Huyền Sác.
Chứng Can Đởm thấp nhiệt thường gập trong các bệnh “Hiếp thống”, “Hoàng đản”, “Âm nang thấp chẩn”, “Cao hoàn sưng đau”, “Phụ nữ ngứa bộ phận sinh dục”, ‘Đối hạ”, “Lâm trọc”, “Long bế”.
Cần chuẩn đoán phân biệt với “chứng Can Kinh thấp nhiệt”, “Chứng Can hỏa bốc lên”, “chứng Tỳ Vị thấp nhiệt”, ‘chứng Đởm nhiệt”, “chứng Đởm uất đàm quấy rối”.
2. Phân tích
– Chứng này nếu thấy trong bệnh Hiếp thống, nguyên nhân phần nhiều do thấp nhiệt uất kết ở Can Đởm, đường Lạc của Can không điều hòa, Đàm mất sự sơ tiết, cho nên chứng trạng chủ yếu là đắng miệng, liên sườn trướng đau, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Huyền Sác, Có kiêm chứng vùng ngực khó chịu và kém ăn, buồn nôn. Điều trị theo phép thanh nhiệt lợi thấp, sơ Can lý khí, dùng bài Long đởm tả can thang (Y tông kim giám) châm chước gia Xuyên luyện, Nguyên hồ.
– Trong bệnh Hoàng đản xuất hiện chứng này là do thấp nhiệt nung nấu ở Can Đởm; Gan mất sự sơ tiết, Đởm dịch không đi theo đường Kinh mà tràn ra ngoài, thấm vào cơ phu, cho nên mặt mát toàn thân có sác vàng, vùng bụng trướng đầy, đắng miệng kém ăn, đại tiện lỏng, thấp nhiệt dồn xuống bàng quang thì tiểu tiện sắc vàng, điều trị theo phép thanh nhiệt lợi thấp làm lui sắc vàng, cho uống bài Nhân trân cao thang (Thương hàn luận) gia giảm.
– Các tật bệnh ở bộ phận sinh dục của nam nữ cũng có thể xuất hiện chứng này, đường Kinh của Can vòng qua bộ phận sinh dục, thấp nhiệt đi theo đường Kinh dồn xuống cho nên có những bệnh biến ở tiền âm; Nhiệt độc nung nấu ở trong, thấp nhiệt bị dồn xuống, nam giới thì thấp chuẩn ở âm nang, cao hoàn sưng và trướng đau, nữ giới thì ngứa bộ phận sinh dục hoặc đái hạ sắc vàng mùi hôi, cục bộ thường sưng đỏ đau và ngứa, thậm chí ra nước vàng đầm đìa, Kiêm chứng họng khô, đắng miệng, hàn nhiệt vãng lai, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt, mạch Huyền Sác v.v… Điều trị theo phép thanh nhiệt lợi thấp giải độc, cho uống Long đởm tả Can thang gia các vị thanh nhiệt giải độc như Ngân hoa, Liên kiều, Hoàng bá v.v…, đồng thời phối hợp với phép chữa bên ngoài (như xông, rửa).Trong Lâm chứng cũng có thể thấy Can Đởm thấp nhiệt. Bởi vì thấp nhiệt nung nấu ở Can Đởm, mất chức năng sơ tiết, thấp nhiệt dồn xuống Bàng quang, có triệu chứng đái vội, tiểu tiện đau, nước tiểu sác vàng đỗ, kiêm chứng đắng miệng, chất lưỡi đỏ và rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Huyền Sác hoặc Huyền Hoạt. Điều trị nên thanh nhiệt, lợi thấp, thống lâm, dùng bài Trầm hương tán hoặc Bát chính tán (Hòa tễ cúc phương).
– Chứng Can Đởm thấp nhiệt cũng vì thấp với nhiệt câu kết, làm trở ngại sự khí hóa ở Bàng quang, hình thành bệnh Long bế, kiêm chứng bụng dưới trướng đầy, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Tràm Sác, điều trị nên thanh lợi thấp nhiệt, thông lợi tiểu tiện, chọn dung Bát chính tán gia các vị có tác dụng lợi khiếu khơi thông bế tắc.
– Thấp nhiệt nung nấu ở Can Đởm, mất chức năng sơ tiết, thường ảnh hưởng tới công nặng của Tỳ Vị, cho nên chứng này thường có cả các chứng trạng Can Tỳ không điều hòa hoặc Can Vị không điều hòa. Tỳ ghét thấp, thấp nhiệt uất kết ở Can Đởm đồng thời xâm phạm Tỳ Vị cho nên chứng này thường cùng tồn tại với chứng Tỳ Vị thấp nhiệt, xuất hiện các chứng trạng bụng bị đầy, buồn nôn, hoặc toàn thân hiện sắc vàng. Nếu thấp nhiệt dồn xuống, có thể gây nên Bàng quang thấp nhiệt, xuất hiện chứng trạng tiểu tiện vội hoặc tiểu tiện nhiều lần.
3. Chẩn đoán phân biệt
– Chứng Can kinh thấp nhiệt với chứng Can Đởm thấp nhiệt, cả hai đều do thấp nhiệt gây bệnh, vị trí đều ở Can chỏ nên lâm sàng nhiều chỗ giống nhau như đắng miệng, sườn đau, ngán ăn, nôn oẹ, trướng bụng, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Huyền Hoạt hoặc Huyền Sác v.v… có khi rất khó phân biệt. Trên lâm sàng, vì Can Đởm có liên hệ chặt chẽ, chữa Can thường phải lợi Đởm, chữa Đởm cũng cần phải sơ Can, cho nên muốn sơ can lợi Đởm phải điều trị theo phép thánh nhiệt hóa thấp. Chỗ khác nhau là chứng Can Đởm thấp nhiệt phạm vi tương đối rộng, các chứng chóng mặt, đắng miệng, vùng ngực khó chịu, trướng bụng, kém ăn, các tật bệnh thuộc tiền âm cho đến mặt, mắt, toàn thân đều vàng biểu hiện khá rõ rệt. Còn chứng can kinh thập nhiệt phạm vi tượng đối hẹp, bội vì tính của thấp là dồn. xuống, hơn nữa kinh mạch của Can vòng quanh âm khí, cho nên phần nhiều là chỉ thấp nhiêt theo đường tuần hoàn của kinh Can dồn xuống, gây nên các tật bệnh ở khu vực tiền âm có kèm theo sự biến đổi về tiểu tiện, nói chung chứng trạng chủ yếu là đắng miệng, đau sườn, trướng bụng và các tật bệnh ở tiền âm, rất ít khi có triệu chứng mát và thân thể đều vàng. Như nói ở trên các chứng trạng, toàn thân có khá nhiều nhất là có kiêm chứng mắt và thân thể đều vàng hoặc miệng đắng khả năng là biểu hiện sự sờ tiết thất thường của Đởm chấp, thì đó là chứng Can Đởm thấp nhiệt.
– Chứng Can hỏa bốc lên với chứng Can Đởm thấp nhiệt: Can là Tạng âm ở trong Dương, tích của nơi thăng phát, khi tình chí uất kết, cáu giận làm hại Can hóa hỏa xông lên, sẽ dẫn đến chứng Can hỏa bốc lên. Chứng Can Đởm thấp nhiệt là do thấp nhiệt nung nấu uất kết ở Can Đởm gây nên. Hỏa lá mức độ cao của Nhiệt, tính của nó bốc lên, dễ hun đốt hào thương tân dịch. Còn Thấp là âm tà, thấp tà dính nhớt và trệ vì thế, chỗ biểu hiện khác nhau của hai chứng đã được quyết định. Chứng Can hỏa bốc lên có các chứng trạng đau sườn, chóng mặt, nôn mửa, rức đầu, mặt đỏ, tai ù, phiền táo dễ cáu giận, đắng miệng, tiểu tiện vàng đỏ, đại tiện bí kết, chất lưỡi đỏ, mạch Huyền. Chứng Can Đởm thấp nhiệt thì xuất hiện các chứng trạng liên sườn trướng đau, đắng miệng, khát nước mà không muốn uống, tâm phiền, biếng ăn, nôn mửa, tiểu tiện sén đỏ, đại tiện thất thường.
*- Chứng Đởm nhiệt với chứng Can Đởm thấp nhiệt: Chứng Đởm nhiệt là do tà vào lý hỏa nhiệt hoặc do thất tình uất kết hoá nhiệt liên lụy đến Đởm phủ mà gây nên bệnh, biểu hiện chủ yếu trên lâm sàng là chóng mặt, đắng miệng, họng khô, tai ù tai điếc, tâm phiền không ngủ được, chất lưỡi đỏ, mạch Huyền Sác, cũng có lúc xuất hiện hay kinh dễ sợ, tình chí bị kích động. Chứng Can Đởm thấp nhiệt thì do thấp tà với nhiệt tà câu kết ở Can Đởm, bệnh trình tương đối dài, hơn nữa lại có chứng tráng thấp nhiệt ngăn trở ở trong gây nên ngực khó chịu buồn nôn và kém to.
– Chứng Đởm uất đàm quấy rối với chứng Can Đởm thấp nhiệt: Chứng Đởm uất đàm quấy rối phần nhiều tổn thương do thất tình không điều hòa, uất kết mà hóa nhiệt hóa đàm, uất lại ở Đởm phủ, lại có thể do Tâm khiếu bị che lấp, chèn ép khí cơ, khiến cho tâm thần không ổn định, Đởm mất sự quyết đoán, cho nên phiền táo, đêm ngủ không yên, hồi hộp, sợ sệt, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Hoạt. Chứng Can Đ ởm thấp nhiệt thì do cả hai tạng phủ Can Đởm đều mắc bệnh ngoài những chứng trạng giống với chứng Đởm uất đàm quấy rối, còn đồng thời xuất hiện chứng trạng Can Đởm thấp nhiệt.
– Chứng Tỳ Vị thấp nhiệt với chứng Can Đởm thấp nhiệt, cả hai tuy đều là thấp nhiệt gây bệnh, nhưng nguyên nhân, cơ chế và bộ vị gây bệnh khác nhau. Chứng Tỳ Vị thấp nhiệt phần nhiều do ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều đồ béo ngọt nung nấu thành thấp nhiệt hoặc thể chất người bệnh vốn Tỳ Vị hư yếu, ở lâu nơi ẩm thấp, thấp tà uất lại lâu ngày hóa nhiệt hoặc ngoại cảm tà khí thấp nhiệt, khiến cho mất chức năng vận hóa, có chứng trạng vùng bụng bị đầy, nôn mửa, kém ăn, chân tay rã rời, đại tiện nhão hoặc lỏng loãng, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Nhu Sác. Chứng Can Đỏm thấp nhiệt là do thấp nhiệt nung nấu câu kết ở
Can Đởm gây nên, nhưng cũng có thể do chứng Tỳ Vị thấp nhiệt nung nấu ở Can Đởm chuyển hóa mà thành. Vì thế lâm sàng cũng thấy các chứng chán ăn và nôn oẹ v.v… như đặc trưng của loại sau là dễ cáu hay giận, mặt mắt đỏ và hoàng đản;
4. Trích dẫn y văn
Tưởng Thúc Ngọc nhận xét: Gây nên Dương hoàng là thấp hoá theo hôa, ứ nhiệt ở trong. Đởm nhiệt tiết dịch ra, đồng khởi với trọc khí ở vị, bên trên không vượt lên được, bên dưới không tiết xuống được, nung nấu chèn ép, xâm phạm phế thì thân thể đều vàng, nhiệt dồn xuống Bàng quang thì nước tiểu biến thành sắc đỏ, da vàng nha quả quít, Đương làm chủ về sảng sủa nên chữa ở Vị (Đản – Lâm chứng chỉ nam y án).
Nguồn: Thầy Thuốc Của Bạn
- CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH – Một Thành Viên của Tập Đoàn Zila Vietnam.
- Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
- Điện thoại: 1900 636 891
- Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com