1. Khái niệm
Chứng Huyết hàn là tên gọi chung cho trường hợp tà khí âm hàn xâm phạm huyết phận hoặc khí hư không được sưởi ấm dẫn đến biểu hiện lâm sàng huyết mạch bị ngưng trệ gây nên co rút.
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là taỵ chân tê dại, da dẻ không nhuận; chân tay mát lạnh, sợ lạnh, vùng ĩígực bụng lạnh đau gặp nóng thì đỡ, chu kỳ thấy muộn và rối loạn, thống kỉnh, mạch Te ipà Hoãn v.v.
Chứng Huyết hàn thường gặp trong các bệnh Đống thương, Trúng hàn, Thoát thư, Phúc thống và phụ nữ kinh nguyệt không đều v.v.
Cần chẩn đoán phân biệt với chứng Huyết ứ.
2. Phân tích
Chứng Huyết hàn có thể xuất hiện trong nhiều tật bệnh. Như trong bệnh Đống thương – thui chột vì rét – thường phát sinh ở các bộ phận hở của cơ thể như ngón tay, ngón chân, tai, mũi; đầu tiên lớp da ở cục bộ trắng xanh, lạnh đau tê dại, sau đó là đỏ tối và sưng lan tỏa, hoặc xanh tía thành cục, đau buốt và ngứa. Đây là do hàn tà xâm phạm vào cơ biểu làm tổn thương huyết mạch, khí huyết ngưng trệ gây nên. Sách Ngoại khoa chính tông viết: “Đống sương là do thời tiết băng giá rét buốt, khí huyết ngưng đọng thành bệnh”. Điều trị nên theo phép ôn dương tán hàn, dùng bài Quế chi gia đương qui thang (Trung y ngoại khoa học) pha thậm Hoàng tửu cho uống.
Nếu Huyết hàn trong bệnh Trúng hàn, biểu hiện lâm sàng là rét run đột ngột, mặt xanh nghiến răng, thổ tả đau bụng, chân tay giá buốt, hoặc chân tay co rúm, mạch Vi muốn tuyệt Đây là do thể chất vốn hư yếu lại trúng phải hàn “khí của thời tiết, hoặc bên trong bị nhiễm lạnh do đồ ăn uống gây nên; điều trị nên ôn dương tán hàn, điều bổ khí huyết, dùng Sâm Phụ thang (Phụ nhăn lương phương) hợp với Hoàng tửu cho uống.
Trong bệnh Thoát hư xuất hiện chứng Huyết hàn, thường biểu hiện sác mặt nhạt tối không tươi, ưa ấm sợ lạnh, chi bị đau tê dại, bắp chân đau rút, ngọn chân đỏ tối hoặc tim tái mà lạnh buốt, da thịt teo tóp, móng chân dày cộp, đau nhức dữ dội có khi suốt đêm không ngủ được, lưỡi tía tối, mạch Huyền Tế mà Trì Săc; Dây là do Can Thận bất túc, ngoại cảm hàn tà đến .nỗi hàn ngựng huyết trệ, nghẽn tắc kinh mạch gây nên; Điều trị nên ôn dương tán hàn, hoạt huyết thông lạc, cho uống Dương hòa thang (Ngoại khoa toàn sinh tập) hợp với Đào hòng Tứ vật thang (Phụ khoa tâm pháp yéu quyết – Y tông kUn giậm).
Trong bệnh Phúc thống xuất hiện chứng Huyết hàn, cổ chứng trạng bụng dưới đau hoặc đau hướng lan tỏa tới- cao hoàn cũng trệ và đau, thâm chí đau thúc tới liên sườn, đồng thời tay chân lạnh, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Trầm Huyền hoặc Trì; Đây là do hạ tiêu hư hàn cảm thụ hàn tà, hàn tà ngưng đọng ở Can mạch gây nên; điều trị nên ôn Can tán hàn, cho uống Ôn kinh thang (Kim quy yếu lược) gia giảm Chứng Huyết hàn xuất hiện khá nhiều ở người cao tuổi thể lực yếu, bởi vì người cao tuổi nguyên dương suy dần, huyết không được sưởi ấm, thường cđ những chứng tinh thần bạc nhược, sắc mặt kém tươi, bắp chân bị chuột rút, cơ bắp đau mỏi, chân tay lạnh, sợ lạnh. Phụ nữ gập chứng Huyết hàn, biểu hiện chủ yếu là kinh nguyệt quá kỳ, vừa rít vừa ít không thông lợi, hoặc có chứng bế kinh, thống kinh, sau khi đẻ ác lộ ra Không sạch, bụng dưới lạnh đau, lạc mạch nghẽn trệ, tử cung bị lạnh khống thụ thai.
Hàn là âm tà, tính ngưng trệ; Hàn tà ẩn náu trong huyết mạch, làm cho huyết mạch ngưng rít không thông, lạc mạch nghẽn trệ, biến thành chứng hàn ẩn náu huyết ứ, nặng hơn thi thành Trưng tích.
3. Chẩn đoán phân biệt
Chứng Huyết ứ với chứng Huyết hàn, cả hai đều có chứng trắng huyết mạch ngưng trệ, về nguyên nhân và cơ chế bệnh liên quan rất chặt chẽ nhưng: cũng có chỗ khác biệt nhất định. Nói theo nguyên nhân bệnh, chứng Huyết hàn phần nhiều do cơ thể vốn dương hư, hàn tà ẩn náu ở trong huyết mạch đến nỗi huyết vận hành chậm chạp; Huyểt hàn là một trong những nguyên nhân gây nên huyết ứ. Chứng Huyết ứ lại là kết quả của chứng Huyết hàn phát triển thêm một bước. Chỗ khác nhau là chứng Huyết hàn vừa có những hiện tượng về hàn như cơ thể lạnh chân tay lạnh, nơi đau, gặp ấm thỉ đỡ đau, vừa cổ cấc chúng trạng của ứ huyết như đau như dùi dâm, cố định không di chuyển, nặng hơn thì lưỡi có nốt ứ huyết, mạch Trầm Trì. Rõ ràng là khác với chứng Huyết ứ đơn thuần, chẩn đoán phân biệt không khó khăn.
4. Trích dẫn y văn
– Hàn khí phạm vào Kinh thì lưu thông trì trệ. Ẩn náu ở ngoài mạch thì huyết thiếu; ẩn náu ở trong , mạch thì khi không thông, cho nên có chứng đau đột ngột (Củ thống luận – Tố Vân).
Chứng Huyết hàn làm cho cơ bắp tê dại mềm nhũn, da dẻ không nhuận, chân tay mát lạnh; vùng Tâm phúc sợ lạnh, trong bụng có hòn cục và đau, gặp nhiệt thì hết đau; ở phụ nữ thì kinh nguyệt bị xụt ngày mà đau bụng, mạch Tế mà Hoãn; phép chữa nên làm cho ấm (Huyết -chứng – Chứng trị vậng bổ).
Các chứng Huyết hàn hay Huyết hư, đều thuộc thời kỳ cuối của bệnh. Nhưng Huyết vì sao mà bị Hàn? Không phải là âm hàn từ bên ngoài lấn vào; lạnh bên trong làm tổn thương. Bởi lý do dương khí bất túc không gặp lúc xuân hòa, đến nỗi tân dịch không đầy đủ được, cho nên không thể đúng kỳ mà đến vậy (Kinh mạnh môn – La thị hội ước y kính).