Thời điểm giao mùa, trời chuyển lạnh cũng là lúc nhiều người mắc bệnh đường hô hấp, trong đó có viêm họng. Bệnh phổ biến hơn ở đối tượng trẻ em và một số người lớn có sức đề kháng kém. Để khắc phục những triệu chứng khó chịu, nhiều người dùng kháng sinh điều trị. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, không phải trường hợp bị viêm họng nào của đặc hiệu với thuốc kháng sinh. Vậy có nên cho trẻ uống thuốc kháng sinh khi bị viêm họng không? Hãy cùng ĐÔNG Y QUANG MINH theo dõi bài viết dưới đây.
Có Nên Cho Trẻ Uống Thuốc Kháng Sinh Khi Viêm Họng?
Họng được chia thành 3 phần là họng mũi, họng miệng và hạ họng. Thông thường, viêm họng thường hay dùng để chỉ tình trạng viêm tại vùng họng miệng. Tùy thuộc vào vị trí viêm mà triệu chứng ít nhiều cũng thay đổi. Nguyên nhân gây viêm họng thường chia thành 2 nhóm lớn là viêm họng do virus và vi khuẩn. Tỷ lệ viêm họng do virus chiếm phần lớn trong các trường hợp. Ở trẻ em, viêm họng do vi khuẩn chiếm khoảng 30%, còn ở người lớn tỷ lệ này khoảng 10%.
Điều trị viêm họng do virus chủ yếu là điều trị triệu chứng và tránh bội nhiễm vi khuẩn. Thông thường, sau 3-5 ngày, các triệu chứng viêm họng, sốt, ho… sẽ thuyên giảm. Kháng sinh không giúp điều trị viêm họng do virus. Trường hợp viêm họng do vi khuẩn nếu dùng kháng sinh đúng cách có thể giảm triệu chứng và thời gian bệnh. Tuy nhiên, nếu chưa được bác sĩ khám, chỉ định, bạn không nên tự cho bé sử dụng kháng sinh, tránh tình trạng kháng kháng sinh và tác dụng phụ của thuốc.
Một Số Cách Giảm Triệu Chứng Viêm Họng Cho Trẻ Nhỏ Không Cần Sử Dụng Kháng Sinh
Sử dụng kẹo ngậm
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại viên ngậm giúp giảm triệu chứng khó chịu ở vùng hầu họng khi viêm. Tuy nhiên, kẹo ngậm chỉ nên dùng cho trẻ lớn. Đối với trẻ nhỏ, ba mẹ có thể cho con dùng một số loại Siro theo chỉ định hay Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Kiện Phế Vương: Hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, giảm đau rát họng, khàn tiếng do viêm họng, viêm phế quản, dùng được cho cả trẻ nhỏ và người lớn.
Mật ong
Thành phần mật ong có chứa các chất chống viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn. Sử dụng mật ong 2 lần mỗi ngày, mỗi lần một muỗng cà phê có thể cải thiện tình trạng viêm họng. Tuy nhiên, trẻ dưới một tuổi không nên dùng mật ong.
Xem thêm: Hoa đu đủ đực ngâm mật ong chữa ho, viêm họng, bảo vệ sức khỏe đường hô hấp: Các thành phần kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên có trong hoa đu đủ đực và mật ong khi tiếp xúc với thành họng sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giảm hiện tượng sưng viêm và đau rát cổ họng, làm dịu cơn ho khan, ho có đờm. Sử dụng hỗn hợp này đều đặn trong một thời gian nhất định giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý ở đường hô hấp.
Uống nhiều nước
Cơ thể thiếu nước có thể làm họng khô và đau nhiều hơn. Do đó, trẻ cần uống đủ nước để duy trì độ ẩm của họng khi bị viêm họng.
Sử dụng thuốc giảm đau – hạ sốt không kê đơn
Dùng các dạng viên ngậm giảm đau cũng giúp giảm đau họng.
Súc họng nước muối
Dùng nước muối sinh lý hoặc pha 1-2 muỗng muối vào một ly nước đun sôi để nguội cho trẻ ngậm và súc họng 2 lần mỗi ngày, giúp giảm triệu chứng viêm họng tại chỗ.
Làm ẩm không khí
Không khí quá khô gây kích thích vùng mũi họng, nhất là khi viêm họng. Sử dụng máy làm ẩm không khí có thể phòng ngừa viêm họng, hoặc giảm triệu chứng của bệnh.
Bổ sung đủ dinh dưỡng
Cơ thể cần đủ dinh dưỡng và năng lượng để tăng sức đề kháng chống lại bệnh. Các nguyên tố vi lượng có vai trò ngăn ngừa viêm họng và tăng đề kháng gồm vitamin C, vitamin D, kẽm…
Ngủ đủ giấc
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý giúp tăng đề kháng và thúc đẩy cơ thể phục hồi nhanh hơn. Trẻ cần ngủ ít nhất 7-9 tiếng mỗi ngày hoặc nhiều hơn để đảm bảo hệ miễn dịch hoạt động tốt.
Tránh tiếp xúc các chất kích thích
Khói thuốc lá, bụi, thức ăn có tính axit và cay nồng… có thể làm tăng nặng triệu chứng viêm họng.
Để phòng ngừa viêm họng, phụ huynh cần hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng (xà bông) trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; cho trẻ đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà; hạn chế uống nước đá và ăn đồ lạnh; điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh từ 26 độ C trở lên. Trẻ nên mặc ấm, quàng khăn khi trời trở lạnh; tránh để trẻ tiếp xúc với người nhiễm cúm, viêm mũi họng hoặc đang mắc các bệnh lý hô hấp khác; không cho trẻ tắm sau 19h.
Ba mẹ nên cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng; tiêm phòng cúm và các bệnh sởi, rubella, quai bị, ho gà, Covid-19… và khám sức khỏe định kỳ.
Do hệ miễn dịch đang trong quá trình hoàn thiện, trẻ rất dễ bị các mầm bệnh tấn công. Viêm họng là bệnh thường gặp, phổ biến nhất khi thời tiết giao mùa. Khi trẻ có dấu hiệu viêm họng kéo dài trên một tuần không khỏi, viêm họng kèm sốt trên 38 độ, khó thở, khó nuốt hoặc nuốt đau, xuất huyết vùng họng hoặc chảy nhiều đờm dãi, có dấu hiệu mất nước, phát ban, sưng đau các khớp… ba mẹ cần đưa trẻ thăm khám ngay.
Nguồn: VnExpress
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH
- Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
- Showroom Yến Sào Quang Minh: Số 264 Lê Lợi, thị Trấn Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội
- Fanpage: Showroom Yến Sào Quang Minh Ứng Hòa Hà Nội
- Điện thoại: 1900 636 891
- Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com