Gợi Ý Thực Đơn Ăn Chay Cho Người Bệnh Tiểu Đường

Bữa ăn chay 1.600 calo một ngày nên có khoảng 45% lượng calo từ carbohydrate, nhiều rau củ quả, chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.

Ngày Tết với đa dạng thực phẩm, các món ăn ngon miệng, tuy nhiên dễ gây tăng đường huyết. Nhiều người bệnh tiểu đường lựa chọn món chay để an toàn hơn cho sức khỏe, do thực đơn có nhiều rau củ quả tươi sống, vitamin và chất xơ, bổ sung chất béo tốt từ thực vật. Tuy nhiên, chế độ ăn chay thường thiếu một số chất dinh dưỡng, người bệnh lưu ý bổ sung đầy đủ theo tư vấn của bác sĩ.

BS.CKI Trần Đông Hải, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, lưu ý người bệnh chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình (GI dưới 70) và tải lượng đường huyết thấp (GL dưới 10) khi ăn chay. Lý do là loại thực phẩm mà người bệnh ăn vào sẽ khiến lượng đường trong máu tăng hoặc giảm xuống.

Trong bữa ăn một ngày khoảng 1.600 calo, người bệnh tiểu đường nên tiêu thụ khoảng 45% lượng calo từ carbohydrate (carb), tức là khoảng 135-180 g carb. Bữa chính tiêu thụ tối đa 45 g carb (có thể gồm hai phần tinh bột, một trái cây), bữa phụ tối đa 15-30 g carb.

Tổng lượng calo trong thực đơn mẫu một ngày là 1.670. Trong đó, protein nên có khoảng 79 g, carb là 148 g, chất xơ là 41 g, chất béo ở mức 81 g, còn natri là 1.462 mg.

Gợi ý bữa ăn mẫu cho người tiểu đường

Thời điểm Calo Món ăn
Sáng 425 Một chén nhỏ cơm chay rau củ

Một trái cam

Bữa phụ 9h 200 Một ly sữa đậu nành hoặc đậu xanh không đường
Trưa 405 Một dĩa xà lách kèm đậu hũ
Bữa phụ 15h 187 Một ly sữa nguyên chất ít béo
Tối 453 Một phần bí đỏ nhồi rau củ nướng

Một phần xà lách, bơ đậu phộng với cà chua

Người gầy thường cần nhiều năng lượng hơn. Để đạt mức 2.000 calo, người gầy có thể thêm vào thực đơn trên một quả táo và 2 thìa bơ đậu phộng vào bữa trưa. Bữa ăn của người béo phì nên có khoảng 1.200 calo. Để giảm ở mức 1.600 calo xuống mức 1.2000 calo, người béo phì có thể giảm một nửa phần cơm chay sáng, một nửa bữa phụ sáng và bỏ bữa phụ chiều.

Các hình thức ăn chay

Theo bác sĩ Hải, hiện có nhiều hình thức ăn chay có lợi cho sức khỏe mà người bệnh tiểu đường có thể tham khảo. Đầu tiên là chế độ ăn thuần chay, trong đó loại trừ tất cả thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, cá, các sản phẩm từ sữa và trứng. Một số người không sử dụng mật ong. Chế độ ăn này cung cấp ít chất dinh dưỡng nên thường được khuyến nghị bổ sung thêm vitamin B12, khoáng chất như sắt, kẽm, chất béo omega-3.

Không quá khắt khe như chế độ ăn thuần chay, chế độ lacto-ovo bao gồm trứng, sữa, pho mát, bơ, kem chua, kem trong chế độ ăn uống nhưng không ăn thịt có nguồn gốc động vật như cá, thịt bò, gà, vịt, heo. Một chế độ ăn chay khác tương tự là lacto, tuy nhiên trong thực đơn không sử dụng trứng.

Thực Đơn Ăn Chay Cho Người Bệnh Tiểu Đường

Chế độ ăn chay trường rất quen thuộc với mọi người, sử dụng các món ăn chế biến từ trứng, nhưng không ăn các sản phẩm được chế biến từ sữa, pho mát, bơ, kem chua, sữa chua, kem và thịt có nguồn gốc động vật. Chế độ ăn chay linh hoạt chủ yếu sử dụng rau củ quả nhưng thỉnh thoảng kết hợp thịt, sản phẩm động vật với một lượng nhỏ, hạn chế thêm đường và thực phẩm chế biến sẵn.

Cuối cùng là chế độ ăn chay Pescatarian, chỉ sử dụng cá và không ăn các loại thịt động vật khác như thịt bò, thịt heo, thịt gà… Phụ thuộc vào sở thích, mọi người có thể ăn thêm các sản phẩm từ sữa và trứng. Chế độ ăn chay này giúp cơ thể tiếp nhận axit béo omega-3 lành mạnh từ cá, nhất là cá thu, cá hồi.

Bác sĩ Hải dẫn một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở những người không ăn chay khoảng 7,6% so với nhóm người ăn thuần chay (2,9%), người ăn chay lacto-ovo (3,2%), những người ăn chay pesco (4,8%), những người bán chay (6,1%)… Tùy vào từng trường hợp tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ nội tiết – đái tháo đường, bác sĩ dinh dưỡng sẽ tư vấn, hướng dẫn lựa chọn kiểu ăn chay khác nhau, tránh bị suy dinh dưỡng.

Bác sĩ Hải khuyên người bệnh tiểu đường cần kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, dùng thuốc, insulin điều độ và luyện tập thể dục để đường huyết ổn định. Nếu thấy có bất thường về sức khỏe như choáng váng, chóng mặt, khô miệng, khát nước liên tục, người bệnh cần đo đường huyết để xử trí tình trạng tăng hoặc hạ đường huyết kịp thời. Nếu bị hạ đường huyết, người bệnh cần uống nước ngọt, ăn kẹo, bánh ngọt ngay lập tức; trường hợp tăng đường huyết, cần đến bệnh viện gần nhất để được theo dõi sức khỏe.

Nguồn: VnExpress

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Showroom Yến Sào Quang Minh: Số 264 Lê Lợi, thị Trấn Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội
  • FanpageShowroom Yến Sào Quang Minh Ứng Hòa Hà Nội
  • Điện thoại: 1900 636 891
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x