Tên Huyệt:
Những bệnh khó trị gọi là bệnh nhập ‘Cao Hoang’, vì huyệt có tác dụng trị những bệnh chứng hư tổn nặng, vì vậy gọi là huyệt Cao Hoang (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Cao Hoang Du.
Xuất Xứ:
Thiên Kim Phương.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 43 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt có tác dụng nâng cao chính khí và phòng bệnh.
Vị Trí:
Ngay dưới gai sống lưng 4, đo ngang 3 thốn, cách huyệt Quyết Âm Du 1, 5 thốn.
Giải Phẫu:
Dưới da là cơ thang, cơ trám, cơ răng cưa bé sau-trên, cơ chậu-sườn-ngực, cơ gian sườn 4, phổi.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh của đám rối cổ sâu, nhánh của đám rối cánh tay, nhánh thần kinh sống lưng 4 và dây thần kinh gian sườn 4.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D4.
Tác Dụng:
Bổ Phế, kiện Tỳ, bổ hư lao, định Tâm, an thần, bổ Thận, bổ hư tổn.
Chủ Trị:
Trị lao phổi, phế Quản và màng ngực viêm, thần kinh suy nhược. Có tác dụng nâng cao chính khí và phòng bệnh tật.
Châm Cứu:
Châm xiên 0, 3-0, 5 thốn – Cứu 7-15 tráng đến 100 tráng – Ôn cứu 20-30 phút.
Ghi Chú: Không châm sâu quá vì có thể đụng phổi.
Tham Khảo:
(“Cao Hoang Du không chứng gì không chữa, chủ trị gầy yếu, hư tổn, mộng tinh, khí nghịch gây ra ho, cuồng hoặc hay quên” (Giáp Ất Kinh).
(“Có người bị suyễn lâu người, đêm nằm không được, phải thức dậy đi lại, tháng hè cũng phải mặc áo, tôi biết là bệnh cao hoang, cho cứu Cao Hoang thì khỏi bệnh” (Tư Sinh Kinh).
(“Mộng di tinh, thấy giao hợp với quỷ: mùa xuân, thu và đông có thể cứu . huyệt Tâm Du không nên cứu nhiều, huyệt Cao Hoang và Thận Du cứu tùy tuổi, thấy hiệu quả ngay” (Loại Kinh Đồ Dực).
(“Muốn châm bổ huyệt Cao Hoang, trước đó pHải dùng qua các huyệt Tư Âm Thanh Nhiệt thì kết qua? mới tốt (Bách Chứng Phú ).
(“Thành Công Thập Niên ghi : Ngày xưa, vua Tấn Cảnh Công bị bệnh nặng, các thầy thuốc trong nước, kể cả ngự y đều bó tay, vì vậy phải phái người sang nước Tần để cầu danh y. Vị Tần Bá liền cử Y Hoàn sang chữa. Lúc đi còn độ 1 ngày đường nữa mới đến thì nhà vua nằm mơ thấy bệnh hiện thành 2 đứa trẻ. Chúng bàn với nhau, 1 đứa nói: “Ông Y Hoàn là 1 danh y, chúng mình khó tránh khỏi bị hại, nên đi trốn thôi”. Đứa kia trả lời: “Thế thì phải nấp ở phần trên Hoang và dưới Cao, tao chắc là Ông ấy không làm gì được mình”. Hôm sau Y Hoàn đến xem bệnh cho vua xong, Ông liền tâu: “Bệnh của bệ hạ không còn cách gì chữa được vì nó nằm ở trên Hoang và dưới Cao, dù có dùng kim châm hoặc uống thuốc cũng không sao đạt tới đó được. Vua nghe xong, khen là thầy thuốc giỏi, hậu tạ và cho về Tần” (Tả Truyện).
(“Khi châm huyệt Cao Hoang pHải tả huyệt Túc Tam Lý để dẫn sức nóng xuống, nếu không sẽ gây nôn mư?a hoặc ho ra máu hoặc sinh biến chứng (Trung Quốc Châm Cứu Học).
(“Châm huyệt này với những bệnh nhân Dương hư, mạch đi Trầm Vi hay Tế Hoãn, rất k trong trường hợp mạch Hồng Sác thêm những chứng miệng khô khát, mồ hôi trộm (Trung Quốc Châm Cứu Học).
(Châm huyệt này với những bệnh nhân Dương hư, mạch đi Trầm Vi hay Tế Hoãn, rất k trong trường hợp mạch Hồng Sác thêm những chứng miệng khô khát, mồ hôi trộm (Trung Quốc Châm Cứu Học).
(“Thanh niên chưa đu? 20 tuổi mà cứu Cao Hoang, dù có tả huyệt Túc Tam Lý hỏa vẫn dồn lên thượng tiêu gây ra nhiệt bịnh (Tuần Kinh khảo Huyệt Biên).
(“Huyệt Cao Hoang trước đây là 1 Kỳ Huyệt, sau này được sách ‘Đồng Nhân’ xếp vào kinh Bàng Quang” (Châm Cứu Du Huyệt Học).
(“Huyệt Cao Hoang trước kia vốn chỉ là Kinh Ngoại Kỳ Huyệt, mãi đến đời Đường, Tôn-Tư-Mạo nhận thấy hiệu năng của nó quá đặc biệt cho nên Ông mới quan trọng hóa nó trong tác phẩm ‘Thiên Kim Phương’ và ‘Thiên Kim Dực Phương’, và cũng từ đó, huyệt Cao Hoang mới được sáp nhập vào kinh Bàng Quang” (Châm Cứu Du Huyệt Học).
(“Uông-Tỉnh-Chi viết: “Cao Hoang là chỗ ở của thần minh, nếu tà khí phạm vào, đương sự sẽ yếu mệt, gầy ốm. Nếu được thầy thuốc giỏi dùng phép cứu cho ở huyệt đó thì người bệnh sẽ được khỏe mạnh và bình an vô sự” (Châm Cứu Ca Phú Tuyển Giải).
(“Khi nghe nói ‘Bệnh nhập Cao Hoang’ tức là ám chỉ bệnh tình đã tiến tới thời kỳ thứ ba. Vì khi bệnh còn ở thời kỳ thứ nhất thường phản ảnh ở trên đường thứ nhất, nó xuyên qua huyệt Kỵ Trúc Mã. Đường thứ nhất này chạy dọc 2 bên, cách xương sống mỗi bên khoảng 1 khoát ngón tay út. Bệnh của thời kỳ thứ nhì phản ảnh trên đường thứ hai, cũng chạy dọc từ trên xuống dưới, cách xương sống mỗi bên hơn 1 lóng tay, đường này xuyên qua những huyệt như Phế Du, Thận Du… Bệnh thời kỳ thứ ba phản ảnh trên đường thứ ba, xuyên qua những huyệt như Phách Hộ, Cao Hoang…vì vậy, hễ bệnh phát hiện ở Cao Hoang đều coi là bệnh vào thời kỳ cuối, điều trị rất khó thu được kết quả mong muốn” (Châm Cứu Chân Tủy).
(“Một số báo cáo ghi rằng châm huyệt Cao Hoang có tác dụng làm tăng bạch cầu và hồng cầu, do đó dùng trị bệnh thiếu máu có hiệu quả” (Trung Y Cương Mục).
Nguồn: Thaythuoccuaban.com
>>> Xem thêm: Huyệt cách Quan