Huyệt Đại Cự Nằm Ở Đâu? Có Tác Dụng Gì?

Vị trí của huyệt Đại Cự

Đại Cự (Dàjù). Huyệt thứ 27 thuộc Vị kinh (S 27). Tên gọi: Đại (có nghĩa là lớn); Cự (có nghĩa là thái quá). Huyệt nằm ở chỗ cao nhất ở vùng bụng dưới, lại có tác dụng thông điều trường vị, nên có tên là Đại cự (lớn thái quá).

Vị trí của huyệt Đại Cự

Ở dưới huyệt Ngoại lăng 1 tấc. Từ giữa bụng ra 2 tấc (Phát huy, Đại thành).

Lấy ở huyệt Thạch môn ngang ra 2 tấc.

Vị trí của huyệt Đại Cự

Giải phẫu: Dưới da là cân cơ chéo to, cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, trong ổ bụng là ruột non, tử cung khi có thai 5-6 tháng, bàng quang khi bí tiểu vừa. Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng – sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11.

Tác dụng của huyệt Đại Cự

Tại chỗ: bụng dưới tức đầy.

Theo kinh: tiểu tiện khó, di tinh, xuất tinh sớm.

Cách châm cứu

Châm thẳng, sâu 1 – 2 thốn. Cứu 10 – 20 phút.

Chú ý: Có thai và bí tiểu: không châm.

Phối hợp huyệt

  1. Phối Địa Cơ (Tỳ 8) + Trung Khích [Trung Đô – C.6] trị sán khí (Giáp Ất Kinh).
  2. Phối Âm Giao (Nh.7) + Khí Hải (Nh.6) trị sợ hãi không nằm được (Bị Cấp Thiên Kim Phương).
  3. Phối cứu Hạ Liêu [Bàng quang.34] trị xuất tinh sớm, tiết tinh (Trung Quốc Châm Cứu Học).

Nguồn: Tổng hợp

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại: 0869 111 269
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x