Huyệt Hợp Cốc Nằm Ở Đâu? Có Tác Dụng Gì?

Huyệt Hợp Cốc Nằm Ở Đâu? Có Tác Dụng Gì?

Dù là trong võ thuật hay chữa bệnh Đông y, người xưa vẫn cho rằng huyệt đạo đóng vai trò quan trọng trên cơ thể con người, và con người chỉ hoạt động được bình thường khi có sự vận hành trơn tru của hệ thống kinh lạc và huyệt đạo. Trong sách Đông y, có nhắc rất nhiều đến huyệt Hợp Cốc. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu xem huyệt Hợp Cốc ở đâu và huyệt Hợp Cốc có tác dụng gì nhé!

Huyệt Hợp Cốc là gì?

Trong 365 huyệt đạo nằm rải rác trên cơ thể con người, huyệt Hợp Cốc là một trong những yếu huyệt quan trọng. Huyệt Hợp Cốc hay còn có tên gọi khác là huyệt Hổ Khẩu, là huyệt đạo thứ 4, thuộc vào đường kinh Đại Trường.

Trong một số tài liệu về y học, người ta còn khẳng định rằng, huyệt Hợp Cốc có kết nối trực tiếp với đại tràng thông qua hàng trăm mạch nhỏ. Bởi vậy, đây được xem là huyệt đạo có khả năng “thần thông quảng đại”, có thể chữa trị được hàng ngàn bệnh tật nguy hiểm.

Vị trí huyệt Hợp Cốc
Huyệt Hợp Cốc là huyệt đạo thuộc bàn tay – cánh tay

Vị trí huyệt Hợp Cốc

Huyệt Hợp Cốc rất dễ tìm kiếm. Nó nằm ngay trên hai mu bàn tay, thuộc vào vùng Hổ Khẩu. Đây được coi là vị trí giao nhau của các miệng hang nên được gọi là huyệt Hợp Cốc. Để xác định huyệt vị này, bạn có thể làm theo hai cách sau:

  • Cách 1: Bạn khép chặt các ngón tay cái và ngón trỏ. Vị trí huyệt sẽ nằm ngay điểm cao nhất của phần cơ nối giữa ngón trỏ và ngón cái.
  • Cách 2: Bạn xòe rộng ngón trỏ và ngón cái. Dùng nếp gấp của ngón tay cái bên kia đặt vào đúng điểm da nối hai ngón tay vừa xòe rộng. Vị trí đầu ngón tay chạm vào chính là huyệt Hợp Cốc, khi day ấn vào có cảm giác tê, tức.

Huyệt Hợp Cốc có tác dụng gì?

Đến nay, người ta đã thống kê được vô vàn tác dụng của huyệt Hợp Cốc. Những công dụng này được chia thành nhiều lĩnh vực, cụ thể như:

Trong phòng và chữa bệnh

Huyệt Hợp Cốc nằm ở vị trí khởi đầu của kinh Dương Minh, là đường kinh mạch có nhiều dòng khí chảy qua nhất. Vì vậy, khi ấn huyệt Hợp Cốc sẽ làm giảm chứng đau cổ, đau vai gáy, đau đầu, thậm chí là đau răng nhanh chóng.

Trong một số trường hợp, huyệt Hợp Cốc có thể cải thiện đáng kể các cơn đau vùng cổ, mặt, giải quyết hiệu quả bệnh lý liệt mặt, khô miệng, đau đầu,…

Với những người thường xuyên bị đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa dẫn đến buồn nôn, bụng chướng,… các bác sĩ sẽ chỉ định bấm huyệt Hợp Cốc. Việc tác dụng vào huyệt vị này sẽ tạo ra một luồng khí giúp cải thiện hoạt động của đường tiêu hóa, giúp cân bằng tỳ vị và kích thích vị giác.

Trong thời điểm giao mùa, huyệt Hợp Cốc còn được dùng để phòng ngừa trúng gió, nâng cao hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi cảm lạnh.

Trong làm đẹp

Ngày nay, không ít cơ sở làm đẹp áp dụng châm cứu hoặc bấm huyệt Hợp Cốc để dưỡng nhan. Phương pháp này sẽ giúp chị em duy trì sắc xuân, loại bỏ mụn trứng cá, đồi mồi, tàn nhang,…

Trong cấp cứu

Nhờ có huyệt Hợp Cốc, những người bị cảm nắng, mệt lả sẽ hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng.

Nếu bị huyết áp thấp hoặc say xe, bạn nên bấm huyệt Hợp Cốc trong 5 phút để cân bằng cơ thể, cải thiện triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn.

Trong võ thuật

Trong võ thuật cổ truyền, huyệt Hợp Cốc có tác dụng giải nhiệt, hồi phục thể trạng cho những người bị điểm huyệt, đả ngất. Đây là huyệt vị nằm trong tứ huyệt quan trọng của võ thuật là Đại chùy – Thần đạo – Nhân trung – Hợp cốc.

Vị trí huyệt Hợp Cốc
Huyệt Hợp Cốc là 1 trong 4 huyệt đạo quan trọng của môn võ cổ truyền

Cách bấm huyệt Hợp Cốc

Phương pháp bấm huyệt Hợp Cốc rất đơn giản nên bạn hoàn toàn có thể thực hiện hàng ngày, trong những lúc rảnh rỗi. Việc bấm huyệt thường xuyên sẽ làm tăng hiệu quả của huyệt lên mức tối đa. Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo cách bấm sau để thực hiện đúng cách:

  • Bước 1: Bạn xác định chính xác vị trí huyệt Hợp Cốc rồi cố định bằng cách ấn chặt ngón tay trỏ hoặc ngón cái.
  • Bước 2: Giữ huyệt trong khoảng 2 giây rồi thả lỏng. Sau đó, tiếp tục bấm và lặp lại từ 2 – 3 lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể day huyệt với một lực vừa phải theo chiều kim đồng hồ.

Lưu ý khi bấm huyệt Hợp Cốc

Trong quá trình bấm huyệt, bạn cần lưu ý những nguyên tắc sau để tránh mang lại rủi ro không mong muốn. Cụ thể:

  • Không nên bấm huyệt Hợp Cốc khi đang trong giai đoạn mang thai, hoặc mắc bệnh mãn tính.
  • Không bấm huyệt khi quá no, quá đói hoặc sử dụng chất kích thích.
  • Nên kết hợp bấm huyệt với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để nâng cao hiệu quả chữa bệnh.

Nguồn: Tổng hợp

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại: 0869 111 269
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x