Huyệt Phế Du – Vị Trí Và Công Dụng Trong Điều Trị Bệnh

Huyệt Phế Du

Trong y học cổ truyền, huyệt Phế Du có tác dụng rất lớn trong việc điều trị các bệnh đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, hen,… Ngoài ra có thể phối hợp với một số huyệt đạo khác giúp tăng khả năng điều trị…

Huyệt Phế Du là gì?

Huyệt Phế Du (hay còn có tên thường gọi là Phế Du huyệt), đây là huyệt vị nằm ở gần phổi nên dân gian cũng hay gọi với cái tên khác là “huyệt phổi”. Phế Du là huyệt thứ 13 trên cơ thể nằm ở vùng Bàng Quang Kinh. “Phế” có nghĩa là phổi và “Du” có nghĩa là nơi ra vào của kinh khí, với tác dụng đưa kinh phế vào trong tạng phế.

Huyệt Phế Du nằm ở đâu hay vị trí huyệt Phế Du ở đâu? Huyệt vị này nằm tại vị trí gần sát với lá phổi, đây là nơi mà thông qua đó kinh khí của Phế có thể ngấm trực tiếp vào bên trong bề mặt cơ thể. Một số dấu hiệu gây ra rối loạn ở Phế khí thường do sự xâm nhập của yếu tố ngoại sinh bên ngoài gây ra trong cơ thể. Vì vậy, huyệt đạo này có tên là gọi huyệt Phế Du hay “huyệt phổi”.

Đặc tính:

  • Phế Du huyệt thuộc huyệt vị thứ 13 của Bàng Quang Kinh.
  • Là huyệt vị Du Bối tại Phế Khí.
  • Tác dụng đặc biệt có thể giúp phân tán dương khí ở Phế.
  • Thuộc nhóm huyệt vị có tác dụng hỗ trợ tán dương khí đến từ Lục Phủ Ngũ Tạng.
Huyệt Phế Du
Huyệt Phế Du là huyệt vị thứ 13 của Bàng Quang Kinh

Cách xác định huyệt Phế Du

Bạn có thể xác định huyệt Phế Du ở vị trí dưới gai đốt sống lưng thứ 3, cách 1,5 thốn theo chiều ngang. Huyệt Phế Du ở vị trí nằm ngang với huyệt Thân Trụ và ở gần sát với phổi. Đây là vị trí đưa khinh khí của phế đi trực tiếp vào cơ thể.

Tác dụng huyệt Phế Du trong điều trị

Theo giải phẫu, huyệt Phế Du chịu sự tác động bởi lớp gân cơ và các dây thần kinh.

Với lớp cơ bao gồm: Cơ thang, cơ ngang sườn, cơ bán gai của đầu, cơ gối cổ, phổi, cơ cổ dài,… Về thần kinh có thần kinh vận động, nhánh đám rối cánh tay, nhánh đám rối cổ sâu,… Vùng da phần huyệt chịu sự chi phối bởi đoạn thần kinh D3.

Huyệt Phế Du theo Đông y có một số tác dụng với các bệnh như:

  • Trị lao phổi, viêm phế quản, phổi viêm, suyễn. Khi huyệt đạo được khai sáng và kích thích sẽ tác dụng tích cực trong việc điều trị các căn bệnh nêu trên. Châm cứu huyệt vị này giúp cơ thể được điều hòa khí huyết và giúp dương khí lưu thông dễ dàng hơn vào vùng phổi, thanh lọc chất độc, đào thải cặn bã ra bên ngoài, các độc tố nhờn hay cặn bã cũng theo đó đẩy ra bên ngoài, giúp phổi khỏe mạnh và thanh khiết hơn.
  • Ra mồ hôi trộm, không kiểm soát được: Nhiều người thường xuyên mắc tình trạng ra mồ hôi tay hay chân hoặc một số bộ phận khác trên cơ thể. Điều này gây rất nhiều ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của bạn. Vì vậy, khi mắc phải tình trạng này nhiều người đã đến gặp thầy thuốc để được châm cứu huyệt Phế Du, hỗ trợ đào thải các tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi độc hại khỏi cơ thể. Từ đó đẩy lùi tình trạng ra mồ hôi trộm hoặc tự ra mồ hôi.
  • Đặc biệt, khi bị lẹo mắt có thể thực hiện chích huyệt vị này để chữa trị. Theo cổ truyền y học, kinh lạc, kinh mạch và dương khí khi đi qua vùng nào sẽ hỗ trợ trị bệnh vùng đó, Bàng Quang Kinh có liên hệ mật thiết với mắt, Phế Du huyệt lại nằm trong Bàng Quang Kinh nên có thể giúp điều hòa, chữa trị các bệnh ở mắt.
Huyệt Phế Du
Huyệt Phế Du hỗ trợ điều trị viêm phế quản hoặc một số bệnh lý liên quan đến phổi

Phối hợp với một số huyệt đạo khác để tăng khả năng điều trị

Các huyệt đạo trên cơ thể đều có mối liên quan đến nhau, do đó khi cùng tác động lên cùng một nhóm huyệt sẽ làm tăng khả năng điều trị. Những huyệt đạo có thể phối hợp với huyệt Phế Du:

  • Phối với Phong Long để trị ho.
  • Phối với Thiên Đột để trị ho, đại tả phế khí.
  • Phối với Y Hy để trị phế ung (áp xe phổi).
  • Phối với Cao Hoang và Thân Trụ, Đào Đạo để điều trị suy nhược được gây ra bởi ngũ lao, thất thương.
  • Phối với Bá Lao, Liệt Khuyết và Trung Quản để trị ho đờm có máu.
  • Phối Đản Trung, Thái Khê và Xích Trạch để trị ho nhiệt.
  • Phối với Phục Lưu và Y Hy để trị mồ hôi trộm.
  • Phối với Bá Lao điều trị mồ hôi trộm.
  • Phối Thận Du để trị hen suyễn, hụt hơi.
  • Phối với Phong Môn để trị ho.
  • Phối với Hoàn Khiêu, Trung Độc và Túc Tam Lý để trị chứng nuy, thấp nhiệt, đờm.
  • Phối với Thiên Đột để trị ho.
  • Phối với Đào Đạo để trị sốt.

Huyệt Phế Du được xem là một huyệt vị quan trọng trong đường kinh của cơ thể. Khi tiến hành bấm huyệt hay châm cứu cần chú ý từ lực của tay, thời gian thực hiện đến các chuyển động,… Người bệnh không nên lạm dụng nhiều tác động lên huyệt nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì nên để người bệnh nằm nghỉ hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia.

Nguồn: Tổng hợp

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại: 0869 111 269
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x