Ngũ Gia Bì Chân Chim – Đặc Điểm, Tác Dụng Dược Lý Và Bài Thuốc Kinh Nghiệm

Ngũ Gia Bì Chân Chim

Ngũ gia bì chân chim là một vị thuốc Đông y có tác dụng kháng viêm và tiêu sưng. Dược liệu này thường có mặt trong các bài thuốc liên quan đến xương khớp như sưng đau do chấn thương hoặc gân xương co rút, đau thắt lưng. Trong bài viết này, Đông Y Quang Minh sẽ giới thiệu đến bạn chi tiết hơn về đặc điểm, tác dụng, cách dùng,… của Ngũ gia bì chân chim nhé!

1. Tổng quan

  • Tên khác: Nam sâm.
  • Tên khoa học: Schefflera heptaphylla (L.) Frodin.
  • Họ: Araliaceae (họ Nhân sâm).

Ngũ Gia Bì Chân Chim

2. Mô tả

Dạng cây nhỏ hoặc cây to có thể cao từ 2-8 m.

Lá kép hình chân vịt, mọc so le có 6-8 lá chét, cuống lá dài 8-30 cm, lá chét nguyên hình trứng, đầu nhọn hay hơi tù dài 7-17 cm, rộng 3-6cm, cuống lá chét ngắn 1.5-2.5 cm. Cuống lá chét giữa dài hơn đo được 3-5 cm. Cụm hoa chùy hoặc chùm tán.

Hoa nhỏ màu trắng, số cánh hoa và nhị bằng nhau thường là 5, bao phấn 2 ngăn bầu hạ có 5-6 ngăn.

Quả mọng hình cầu, đường kính 3-4 mm. Khi chín có màu tím sẫm đen, trong có 6-8 hạt.

Mùa hoa nở thu đông.

3. Đặc điểm giải phẫu (vi học)

Vi phẫu thân: Lớp bần còn sốt lại gồm khoảng 10 hàng tế bào hình chữ  nhật nằm ngang, thành hơi dày, xếp chồng lên nhau thành  dãy xuyên tâm đều đặn. Tầng sinh bần – lục bì gồm một lớp tế bào hình chữ nhật  nằm ngang, xếp đều đặn. Tế bào mô cứng thành rất dày,  hình chữ nhật hay hình nhiều cạnh, nằm ngang, khoang  hẹp, xếp thành vòng liên tục sát tầng sinh bần-lục bì. Mô mềm vỏ gồm các tế bào thành mỏng, hẹp và kéo dài  theo hướng tiếp tuyến, trong mô mềm vỏ cỏ các ống tiết rải  rác. Vòng libe cấp 2 dày chiếm 2/3 chiều dày vỏ thân, tế  bào libe thành mỏng. Sợi libe xếp thành đám, xen kẽ thành  nhiều tầng trong libe. Tế bào sợi tròn thành dày, Cạnh đám  sợi có tinh thể calci oxalat, tia tủy hẹp gồm 3 dãy tế bào đi  xuyên qua vùng libe cấp 2, theo hướng xuyên tâm.

4. Đặc điểm bột dược liệu

Bột vỏ thân, vỏ cành: Nhiều tế bào mô cứng hình chữ nhật hoặc hình nhiều cạnh  màu vàng nhạt, thành rất dày, có ống trao đổi rõ, đứng  riêng lẻ hay tụ họp thành từng đám. Sợi thành dày, có ống  trao đổi rõ. Mảnh bẩn gồm tế bào chữ nhật, xếp đều đặn,  thành dày. Mảnh mô mềm gồm các tế bào hình nhiều cạnh,  thành mỏng. Tinh thể calci oxalat hình chữ nhật, hình lập  phương, rộng khoảng 40 µm. Hạt tinh bột nhỏ, đường kính  4 µm, đôi khi tới 16 µm.

5. Phân bố, sinh học và sinh thái

Cây mọc nhiều ở Nam Trung Quốc; ở Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Nhật Bản (kyushu, quần đảo Ryukyu) cũng thấy xuất hiện cây này. Ở Việt Nam, cây mọc nhiều nhất tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai…, một số nơi trồng làm hàng rào.

6. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Vỏ thân và vỏ cành (Cortex Schefflerae heptaphyllae).

7. Thành phần hoá học

Vỏ chứa saponin (nhóm ursan và olean), tanin, tinh dầu (0,8%)

8. Tác dụng dược lý – Công dụng của Ngũ gia bì chân chim

8.1 Tác dụng dược lý

Nghiên cứu dược lý cho thấy Ngũ gia bì chân chim có nhiều hoạt tính sinh học khác nhau như kháng viêm, kháng khuẩn, kháng ung thư, kháng virus…

8.1.1 Chống viêm, chống nhiễm trùng

Chiết xuất Ethanol của Ngũ gia bì chân chim có hoạt tính chống viêm và chống hấp thụ phụ thuộc liều đáng kể. Ngoài ra còn ức chế đáng kể chứng quặn thắt ở bụng do axit axetic gây ra và chứng phù tai do xylen gây ra, đồng thời làm tăng ngưỡng đau trong thử nghiệm trên đĩa nóng trong 120 phút.

Chiết xuất etanol của Ngũ gia bì chân chim và phần CHCl3 đã chứng minh tác dụng chống viêm khớp dạng thấp theo cách phụ thuộc vào liều lượng. Mức TNF-α, IL-1β và IL-6 trong các nhóm chiết xuất ethanol và phân đoạn CHCl3 thấp hơn đáng kể so với nhóm mô hình.

8.1.2 Chống khối u

Tinh dầu của Ngũ gia bì chân chim có hoạt tính chống tăng sinh đáng kể chống lại các dòng tế bào ung thư MCF-7, A375 và tế bào HepG2 ở người. Mặt khác, các hợp chất dễ bay hơi chính, (–)-β-pinene và (+)-β-pinene, chỉ có hoạt tính chống tăng sinh từ trung bình đến yếu đối với các tế bào MCF-7 với giá trị IC50 là 176,5 và 242,6 μM, tế bào A375 với các giá trị IC50 lần lượt là 198,5 và 264,7 μM và tế bào HepG2 với giá trị IC50 lần lượt là 147,1 và 198,5 μM. Hoạt tính chống tăng sinh của tinh dầu có thể là do tác dụng tổng hợp của tất cả các terpene trong dầu, hoặc có lẽ có một số hợp chất hoạt động khác.

8.1.3 Cầm máu

Dịch chiết ethanol, pha ethyl acetat và pha n-butanol của Ngũ gia bì chân chim và hợp chất betulinic acid 3-O-sulfate có tác dụng chống đông máu đáng kể thông qua xét nghiệm các thông số đông máu Plasma trong ống nghiệm. Từ đó chứng tỏ cây hiệu quả trong chữa chảy máu do chấn thương và tác dụng của quá trình đông máu có liên quan đến sự điều hòa mạch máu, hoạt chất nội mô và các thông số huyết học.

8.1.4 Kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm

Chiết xuất từ ​​lá của Ngũ gia bì chân chim thể hiện hoạt tính kháng virus mạnh nhất chống lại virus hợp bào hô hấp (RSV). Ngoài ra, triterpenoid từ cây có khả năng chống lại virus cúm A (H1N1), virus Coxsackie B3 và virus Herpes simplex loại 1 (HSV-1).

Chiết xuất cũng đã được chứng minh là có tác dụng ức chế đối với Staphylococcus cholermidis, Escherichia coli và Candida albicans.

8.2 Công dụng theo y học cổ truyền

Ngũ gia bì chân chim có tính mát, vị đắng, chát, hơi thơm, có tác dụng giải nhiệt, làm ra mồ hôi, tiêu viêm, tiêu sưng, làm tan máu ứ; kích thích tiêu hóa, ăn ngủ ngon, làm thuốc bổ.

Trong đông y, vỏ thân, vỏ rễ Ngũ gia bì chân chim được dùng trong chữa sổ mũi, cảm cúm phát sốt, đau họng; phong thấp đau nhức xương, té ngã tụ máu sưng đau, tê liệt hoặc gân xương co quắp; viêm hạch bạch huyết cấp, viêm tinh hoàn, liệt dương, ngứa âm hộ; phù thũng; giải độc lá ngón, lá sắn. Rễ làm thuốc bổ, thuốc mát, thông tiểu tiện, gọi là Sâm hay Nam sâm. Lá dùng ngoài trị viêm da dị ứng, chàm, bỏng.

Ngũ gia bì chân chim

9. Bài thuốc có sử dụng Ngũ gia bì chân chim

9.1 Trị trẻ chậm biết đi: Ngũ gia bì chân chim, mộc qua, ngưu tất các vị bằng nhau, tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 4g với nước cơm.

9.2 Trị chân sưng, phù thũng, ăn uống kém, tiểu tiện ít thuộc phạm vi suy dinh dưỡng do thiếu vitamin B1, suy thận ở mức độ chưa phải chạy thận nhân tạo: Ngũ gia bì chân chim 16g, cam thảo 6g, quế chi 8g, phòng kỷ 10g, hoàng kỳ sống 12g, đăng tâm 4g, đại phúc bì 6g, phục linh 12g, gừng tươi 4g. Sắc uống ngày một thang.

9.3 Chữa phong thấp, đau nhức xương khớp: Ngũ gia bì chân chim 20g, dây đau xương 15g, rễ cỏ xước15g. Sắc uống ngày một thang.

9.4 Chữa bệnh cước khí, chân sưng đau: Ngũ gia bì chân chim, lõi thông, hạt cau, củ gấu, tử tô, chỉ xác, ké đầu ngựa mỗi vị 8 -16g sắc nước uống ngày thang.

9.5 Chữa chứng ngứa da, chân tay tê buốt, sưng đau: Ngũ gia bì chân chim, bạch chỉ, hy thiêm thảo, rễ gấc, tỳ giải, thổ phục linh các vị lượng bằng nhau, mỗi vị 20g. Sắc uống ngày một thang.

9.6 Rượu bổ ngũ gia bì mạnh gân xương: Ngũ gia bì chân chim 180g, rượu 1000ml, Ngâm sau 20 ngày là dùng được, ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 – 30ml trong bữa cơm và buổi tối trước khi đi ngủ.

10. Một số lưu ý khi sử dụng

Ngũ gia bì chân chim là một dược liệu quý, được dùng nhiều trong Đông y. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao và ngăn ngừa tác dụng phụ do dùng không đúng cách, bạn hãy lưu ý những điều sau:

  • Người bệnh cần tham khảo ý kiến thầy thuốc, người có chuyên môn khi dùng dược liệu này để trị bệnh.
  • Liều dùng cho người lớn được khuyến cáo : 6-10g bột dược liệu/ngày.
  • Không dùng Ngũ gia bì chân chim cho: phụ nữ mang thai và cho con bú, người âm hư hỏa vượng.
  • Trong quá trình sử dụng, nếu như thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường thì bạn hãy tạm ngưng và gặp ngay bác sĩ để được tư vấn.

Nguồn: Tổng hợp

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại: 0869 111 269
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x