Người bệnh lang ben nên tập luyện như thế nào?

Thanh thiếu niên tuổi dậy thì, người chơi thể thao, người làm việc trong môi trường nóng ẩm… là những đối tượng dễ mắc bệnh lang ben. Nguyên nhân là do điều kiện thời tiết nắng nóng, làn da đổ mồ hôi, tăng tiết bã nhờn… tạo môi trường thuận lợi cho bệnh phát triển. Vì vậy, những bài tập dành cho người bị lang ben cũng cần lưu ý đến các vấn đề này.

1. Vai trò của luyện tập đối với người mắc lang ben

Nội dung
  • 1. Vai trò của luyện tập đối với người mắc lang ben
  • 2. Những bài tập tốt nhất cho người lang ben
  • 3. Những lưu ý khi tập luyện cho người lang ben

Về cơ bản, những người bệnh lang ben nên hạn chế các hoạt động làm tăng tiết mồ hôi, tăng tiết bã nhờn cơ thể như chạy nhảy, vận động mạnh… vì có thể làm bệnh lây lan sang vùng da lành và nặng thêm tình trạng bệnh. 

Tuy nhiên, việc tập luyện các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp sẽ giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

2. Những bài tập tốt nhất cho người lang ben

2.1 Tập thở cơ hoành

Tập hít thở sâu không chỉ giúp cải thiện chức năng hô hấp, thư giãn, kiểm soát căng thẳng mà còn giúp cải thiện một số vấn đề sức khỏe. Đặc biệt, tập thở không tốn quá nhiều sức lực và không đổ mồ hôi, phù hợp với bệnh nhân lang ben.

Khi thở cơ hoành, vòm hoành sẽ dịch chuyển xuống dưới, lồng ngực giãn, áp lực trong lồng ngực giảm, không khí được hít vào. Sau đó khi thở ra, vòm hoành đi lên, đẩy hết không khí ra khỏi phổi.

Cách thực hiện: Người bệnh nằm ngửa (đầu gối cong, kê một chiếc gối dưới đầu gối), hoặc ngồi thẳng trên ghế. Một tay đặt lên ngực, một tay đặt lên bụng để cảm nhận di động của bụng và ngực. Hít vào bằng mũi, mím môi, bụng phình ra. Thở ra từ từ bằng miệng chúm môi lại giống như thổi sáo, bụng xẹp xuống. Hít vào 1 – 2 thì thở ra 1-2-3-4 (gấp đôi lúc hít vào).

Người bệnh lang ben nên tập luyện như thế nào?- Ảnh 1.

Tập thở phù hợp với bệnh nhân lang ben.

2.2 Bài tập giữ thăng bằng

Bài tập giữ thăng bằng trên một chân giúp hỗ trợ lưu thông máu hiệu quả, ổn định hơi thở, tăng mức năng lượng cho cơ thể. Đây là một trong những bài tập thư giãn, nhẹ nhàng và dễ thực hiện.

Cách thực hiện: Người bệnh đứng thẳng người, hai bàn chân sát vào nhau. Sau đó đưa dần một chân lên trên, gấp gối và đứng vững bằng chân còn lại. Giữ nguyên tư thế trong vòng 5 – 10 nhịp thở rồi trở về tư thế ban đầu. Thư giãn tại chỗ trước khi đổi sang chân kia.

2.3 Bài tập tư thế rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mang là bài tập mở ngực giúp tăng giải phóng bạch cầu, tăng cường miễn dịch cơ thể, giảm căng thẳng, mệt mỏi và cải thiện lưu thông máu.

Cách thực hiện: Người bệnh nằm sấp xuống sàn, hai chân khép lại, hai tay co và lòng bàn tay úp xuống mặt sàn. Từ từ di chuyển tay lên trên phía ngang vai, chống hai lòng bàn tay xuống sàn. Nâng người lên bằng tay, hít vào và ngửa đầu ra sau tạo tư thế giống rắn hổ mang. Mở rộng vai và siết cơ bụng, đùi. Giữ tư thế trong khoảng 30 giây. Sau đó thả lỏng cơ thể, từ từ trở về tư thế ban đầu. Hít thở đều.

Người bệnh lang ben nên tập luyện như thế nào?- Ảnh 2.

Bài tập tư thế rắn hổ mang tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

2.4 Bài tập tư thế em bé

Tư thế này không chỉ giúp kéo giãn cơ thể, hỗ trợ lưu thông máu mà còn giúp cải thiện chức năng hô hấp và miễn dịch của cơ thể.

Cách thực hiện: Người bệnh quỳ gối trên sàn và ngồi trên gót chân. Sau đó, từ từ cúi người về phía trước để trán chạm xuống nền thảm. Nếu khi mới bắt đầu tập, trán chưa thể chạm đến thảm, hãy cố gắng uốn cong hết mức có thể. Giữ tư thế và hít sâu trong khoảng 5 – 10 nhịp thở rồi trở về tư thế ban đầu.

2.5 Bài tập đạp xe trên không

Đạp xe trên không là một giải pháp hữu hiệu cho bệnh nhân lang ben muốn tập luyện thể dục nhưng cần tránh ánh nắng trực tiếp, tránh đổ mồ hôi làm nặng tình trạng bệnh. Đặc biệt, bài tập phù hợp với những người gặp vấn đề về khớp gối, không thể đạp xe trực tiếp.

Cách thực hiện: Người bệnh nằm trên thảm với tư thế duỗi thẳng hai chân. Hai tay ôm đầu, nâng lên sao cho cằm gần chạm vào ức, hai chân co về bụng và ở vị trí cao. Thực hiện động tác đạp chân tương tự khi đạp xe đạp. Lặp lại động tác này 4 – 5 lần, mỗi lần 30 – 40 lần đạp.

2.6 Bài tập squat

Squat hay còn có nghĩa là ngồi xổm, dùng để chỉ tư thế hai chân rộng bằng vai, bàn chân hướng ra ngoài, lưng giữ thẳng, mông hạ thấp. Squat giúp tăng cường sức bền các nhóm cơ bắp chân, lưng, mông, tăng cường trao đổi chất, thúc đẩy giảm cân và nâng cao sức khỏe. Có nhiều bài tập squat khác nhau mà bệnh nhân lang ben có thể áp dụng: Squat với tạ, squat bật nhảy, sumo squat, squat với tường…

Các bước cơ bản trong kỹ thuật squat bao gồm: Đứng thẳng lưng, hai chân hướng ra ngoài, rộng bằng vai. Hai tay đan vào trước ngực, mặt luôn nhìn thẳng về phía trước. Giữ lưng và hai chân thẳng, đẩy hông về phía sau và hạ xuống thấp. Chuyển động giống tư thế ngồi ghế. Khi đùi song song với mặt sàn thì trở về tư thế ban đầu.

Người bệnh lang ben nên tập luyện như thế nào?- Ảnh 3.

Bài tập squat giúp tăng cường sức bền nhóm cơ bắp chân.

3. Những lưu ý khi tập luyện cho người lang ben

Có nhiều bài tập tốt cho người lang ben và nâng cao sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, khi tập luyện người bệnh cần lưu ý:

– Tránh ra mồ hôi quá mức, nhất là khi lao động, tập luyện gắng sức cần lau mồ hôi khô.

– Tránh tập ở môi trường nhiệt độ quá cao, độ ẩm quá lớn.

– Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở cường độ mạnh, đặc biệt vào mùa hè. Nên tập trong nhà, phòng tập hoặc tập vào thời điểm ít ánh nắng mặt trời.

– Nên chọn trang phục rộng rãi, chất liệu mát, thấm mồ hôi. Quần áo, tất phải thay hằng ngày, chỉ mặc những thứ đã phơi khô thực sự, không được mặc đồ ẩm.

– Giữ gìn lối sống vệ sinh sạch sẽ.

– Tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng cách uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây. Hạn chế đồ béo ngọt, chất kích thích.

– Nên trao đổi với bác sĩ trước để có chế độ tập luyện, sinh hoạt và ăn uống khoa học nhất cho người lang ben.

– Ngoài các bài tập trên, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp tập luyện khác như đi bộ, dưỡng sinh đông y, tập yoga, tập bơi…

Xem thêm video đang được quan tâm:

Nấm da – nhận biết và cách điều trị.

Nguồn: Tổng hợp

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại: 0869 111 269
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x