Người Mắc Bệnh Sởi Nên Tập Thể Dục Như Thế Nào?

Người Mắc Bệnh Sởi Nên Tập Thể Dục Như Thế Nào?

Sởi rất dễ lây lan, do đó cần cách ly người bệnh khỏi những người thân trong gia đình và những người khỏe mạnh khác để ngăn ngừa nguy cơ bùng phát ổ dịch sởi trong gia đình, cộng đồng. Tuy nhiên, đối với người bệnh nhẹ, khi không sốt, có thể vận động nhẹ nhàng tại nhà.

1. Vai trò của tập luyện với người bệnh sởi

Nhiều người thường thắc mắc bị sởi có nên tập thể dục hay không. Thực tế, các hoạt động thể chất ở mức độ nhẹ đến trung bình có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do sởi gây ra (nhưng không kèm sốt). Vận động nhẹ nhàng, đều đặn giúp người bệnh thư giãn, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.

Tùy vào thể trạng cũng như tình trạng sức khỏe, người bệnh có thể lựa chọn nhiều hình thức vận động khác nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý không tập khi đang sốt. Chỉ nên tập luyện ở cường độ nhẹ, tránh tập quá sức gây phản tác dụng, khiến cơ thể mệt mỏi thêm.

2. Những bài tập tốt cho người bệnh sởi

2.1. Tư thế quả núi

Tư thế quả núi là một trong những động tác thư giãn, nhẹ nhàng và dễ thực hiện nhất. Bài tập này giúp hỗ trợ lưu thông máu hiệu quả, đồng thời giúp ổn định hơi thở và tăng mức năng lượng.

Cách thực hiện khá đơn giản:

  • Bắt đầu từ tư thế đứng thẳng người, hai bàn chân sát vào nhau
  • Nhẹ nhàng đưa hai tay lên đầu, chú ý hít thở sâu. Hãy bấm chặt gót chân và các ngón chân xuống sàn, giữ thăng bằng trên phần trước của bàn chân.
  • Giữ nguyên tư thế trong 5-10 nhịp thở rồi trở về tư thế ban đầu.
  • Thư giãn tại chỗ trước khi chuyển sang tư thế tiếp theo.

2.2. Tư thế em bé

Không chỉ dễ thực hiện, tư thế em bé còn giúp cơ thể kéo giãn và hỗ trợ lưu thông máu. Khi bạn cúi người xuống giúp hệ thống phổi được thanh lọc và cải thiện hệ miễn dịch. Đây được xem là một trong những bài tập tăng cường sức đề kháng hiệu quả và đơn giản nhất.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, hãy quỳ gối trên sàn và ngồi trên gót chân.
  • Sau đó, từ từ cúi người về phía trước để đưa trán chạm xuống thảm. Có thể khi mới bắt đầu tập luyện, trán không thể chạm đến thảm, hãy cố gắng uốn cong hết mức có thể.
  • Giữ tư thế và hít thở sâu trong khoảng 5-10 nhịp thở để cảm nhận tác dụng của bài tập.

2.3. Tư thế cây cầu

Để có một cơ thể khỏe mạnh và thư thái, đừng bỏ qua động tác yoga này. Tư thế cây cầu rất tốt cho tim mạch và việc lưu thông máu, giúp tăng năng lượng cũng như củng cố sức đề kháng và chống lại bệnh tật.

Người mắc bệnh sởi nên tập thể dục như thế nào?- Ảnh 1.
Tư thế cây cầu.

Cách thực hiện:

  • Trước hết, bạn hãy nằm ngửa trên thảm tập, cong đầu gối, đặt hai chân xuống thảm sao cho mắt cá chân và đầu gối thẳng hàng.
  • Đặt tay dọc cơ thể, lòng bàn tay hướng xuống dưới, từ từ nâng hông và lưng lên khỏi sàn, cao hết mức có thể.
  • Hít vào và giữ nguyên tư thế từ 30 – 60 giây. Sau đó, thở ra và từ từ hạ lưng đặt xuống sàn.
  • Lặp lại động tác từ 6 đến 8 nhịp.

2.4. Tư thế con cá

Động tác này còn giúp mở rộng ngực và kích thích tuyến ức. Điều này giúp cải thiện khả năng miễn nhiễm của cơ thể.

Cách thực hiện:

  • Từ tư thế nằm ngửa trên thảm, đặt hai bàn tay xuống dưới hông, nhẹ nhàng đưa dần khuỷu tay về phía eo, cố định từ bàn tay đến khuỷu tay để trụ.
  • Bạn hãy đẩy thân trên lên và thở ra.
  • Hít sâu, nâng ngực lên và ngửa đầu về phía sau chạm sàn.
  • Giữ nguyên vị trí từ 5 – 10 giây.

2.5. Tư thế rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mang là tư thế mở ngực giúp giải phóng bạch cầu, làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, động tác này còn giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi, đồng thời cải thiện lưu thông máu khắp cơ thể. Không chỉ tăng sức đề kháng, bài tập này còn giúp xoa dịu tinh thần, thư giãn đầu óc.

Cách thực hiện khá đơn giản:

  • Nằm sấp xuống sàn, hai chân khép, hai tay co và lòng bàn tay úp, từ từ di chuyển tay lên phía trên ngang vai, chống lòng bàn tay xuống sàn.
  • Nâng người lên bằng tay, hít vào và nâng đầu lên cao.
  • Ngửa cổ về sau sao cho tư thế giống con rắn hổ mang.
  • Mở rộng vai và siết cơ bụng, đùi. Hai chân chạm sàn. Giữ tư thế trong khoảng 30 giây, sau đó thả lỏng cơ thể, về tư thế nằm sấp, hai tay cạnh đầu.
  • Hít thở đều.
Người mắc bệnh sởi nên tập thể dục như thế nào?- Ảnh 2.
Tư thế rắn hổ mang.

2.6. Đi dạo

Đi bộ ở những nơi yên tĩnh, không khí không bị ô nhiễm như công viên hay vườn nhà có thể giúp người bệnh giải tỏa căng thẳng, giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu, ốm mệt trong người. Khi đi bộ, hãy hít thở chậm, sâu để thông thoáng đường hô hấp.

2.7. Tập khí công

Tập khí công không làm bạn ra mồ hôi nhiều nhưng lại giúp tăng cường lưu thông máu, giảm căng thẳng. Người ốm nằm trên giường nhiều nên cố gắng tập một vài động tác khí công mỗi ngày.

Các bài tập này thường không yêu cầu thể lực hay dụng cụ gì nhiều, thậm chí bạn có thể tập ngay trong phòng. Các động tác khí công rất đa dạng dành cho người lớn, trẻ nhỏ, người cao tuổi và cả phụ nữ mang thai.

3. Những lưu ý khi tập luyện cho người bệnh sởi

– Thời điểm tập tốt trong ngày: Thời điểm tập tốt nhất nên là vào buổi sáng. Tùy theo thời tiết nóng hay lạnh mà bạn có thể lựa chọn khung giờ sao cho phù hợp. Ví dụ, trong mùa đông, thời tiết buổi sáng sớm thường rất lạnh, bạn có thể tập trong khung giờ từ 9-10 giờ sáng.

Việc tập luyện vào buổi sáng giúp cơ thể sản sinh ra các hormone endorphin, có tác dụng giúp tinh thần sảng khoái, giảm mệt mỏi. Không nên tập quá gần giờ đi ngủ vì có thể gây ra khó ngủ.

– Không tập khi đang sốt: Người bệnh sởi thường có triệu chứng sốt cao từ 39 – 40 độ C. Khi đang sốt, bạn nên nghỉ ngơi và ngừng tập luyện cho đến khi hết sốt. Bởi tập thể dục quá sức khi ốm có thể gây phản tác dụng và khiến cơ thể lâu hồi phục hơn.

Khi các triệu chứng giảm nhẹ, bạn có thể tiếp tục tập luyện, chỉ cần lưu ý bài tập tiêu tốn ít năng lượng hơn về tổng thể. Ví dụ nếu bạn thường tập thể dục một giờ mỗi lần, trong đó có 30 phút tập cường độ cao thì nên điều chỉnh thành 20-30 phút tập cường độ thấp như kéo giãn, yoga…

– Cách tập thể dục không gây hại sức khỏe: Khi bị ốm, một trong những điều quan trọng nhất trong quá trình tập luyện là người bệnh nên lắng nghe cơ thể và điều chỉnh cường độ, tần suất tập phù hợp, nhất là khi cảm thấy khó chịu.

Ngoài ra, người bệnh sởi cần đặc biệt chú ý uống nhiều nước. Cùng với đó, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, ngủ đủ 8 tiếng trở lên để nhanh chóng hồi phục sức khỏ.

Sởi là bệnh lưu hành rộng vì thế bệnh liên tục xuất hiện trong cộng đồng, mức độ lây lan rất nhanh nên dễ bùng phát thành dịch. Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… bệnh sởi có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh.

Nguồn: Tổng hợp

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại: 0869 111 269
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x