Nhuộm Tóc Có Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe Mẹ Sau Sinh?

Nhuộm Tóc Có Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe Mẹ Sau Sinh?

Thuốc nhuộm không ảnh hưởng đến sữa mẹ nhưng có thể khiến tóc chị em sau sinh bị hư tổn, rụng nhiều và mọc chậm hơn.

Theo thông tin từ Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), hóa chất có trong thuốc nhuộm tóc không đi vào máu, rất khó nhiễm vào sữa mẹ. Một nghiên cứu đánh giá sự hấp thụ thuốc nhuộm tóc qua da người đăng trên Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) khẳng định, không tìm thấy hóa chất tồn dư của thuốc nhuộm tóc bên trong cơ thể người, chỉ một lượng rất nhỏ hấp thụ vào lớp biểu bì hoặc hạ bì da đầu.

Đổi màu cho tóc khiến tóc phụ nữ sau sinh nhanh hư tổn.

Tuy nhiên, chị em sau sinh thường bị rối loạn nội tiết, khiến tóc nhanh rụng, chậm mọc. Nếu sử dụng thêm thuốc nhuộm, nguy cơ hư tổn tóc, gãy rụng sẽ tăng lên gấp nhiều lần.

Một khảo sát tiến hành trên 567 phụ nữ, trong đó 464 người đã từng nhuộm tóc cho kết quả: 77,7% bị chẻ ngọn tóc, 69,6% bị khô tóc, 77,2% bị rụng tóc nhiều và 53,6% bị bạc tóc. Đặc biệt, 55,1% người tham gia khảo sát phàn nàn về tình trạng tóc mọc chậm sau khi nhuộm.

Trong nghiên cứu về Nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn khi tiếp xúc với thuốc nhuộm tóc công bố trên trang thông tin của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), các nhà khoa học chỉ ra bộ ba hóa chất cơ hữu trong thuốc nhuộm là Hydro peroxide (H2O2), Monoethanolamine (MEA) và Para-phenylenediamine (PPD) hiệp đồng gây stress oxy hóa. Điều này gây nhiễm độc tế bào sừng của lớp thượng bì da đầu, dẫn đến bệnh viêm da tiếp xúc (ACD). Viêm da đầu tiếp xúc làm tăng tiết bã nhờn, tổn thương chân tóc, khiến nang tóc không nhận đủ dưỡng chất cần thiết để chăm sóc tế bào mầm tóc, khiến sợi tóc sẽ dần suy yếu, gãy rụng bất thường.

Hơn nữa, một số loại thuốc nhuộm (đặc biệt là các màu sáng) bắt buộc phải tẩy tóc trước khi phủ màu. Đặc tính tẩy rửa cực mạnh trong thuốc tẩy tóc sẽ làm bong tróc lớp protein keratin có tác dụng bảo vệ tóc khỏi hư tổn, tạo nên độ bóng khỏe, mượt mà của mái tóc. Đồng thời, tẩy tóc lấy đi lớp dầu tự nhiên của da đầu và sợi tóc, khiến mái tóc trở nên khô xơ, chẻ ngọn và dễ gãy rụng.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thúy Tươi, chuyên gia cao cấp về chăm sóc sức khỏe giới tính, để mái tóc phát triển khỏe mạnh, phụ nữ nên hạn chế tối đa việc nhuộm tóc sau sinh. Nếu muốn, phái đẹp chỉ nên nhuộm sau 6 tháng kể từ lúc sinh, tần suất tối đa một lần trong 6 tháng để tóc kịp phục hồi.

Mỗi lần thay màu cho tóc, chị em không nên kết hợp nhiều phương pháp cùng lúc (như vừa nhuộm, vừa uốn hoặc duỗi) để hạn chế áp lực lên tóc. Chị em lựa chọn cơ sở làm tóc uy tín, sử dụng thuốc nhuộm an toàn, như loại hữu cơ hoặc bán vĩnh viễn sẽ giúp giảm bớt tác hại cho mái tóc. Bạn tránh sản phẩm thuốc nhuộm chứa hóa chất mạnh như Amoniac, Monoethanolamine…

Chị em muốn tự nhuộm tóc tại nhà cần phải đeo găng tay kỹ càng và không để thuốc nhuộm trên tóc lâu hơn hướng dẫn của nhà sản xuất. Bạn nên nhuộm tóc ở nơi thông gió hoặc ngoài trời, cách xa em bé vì mùi hóa chất có thể gây khó chịu cho trẻ.

Song song đó, chị em cần tập trung vào việc chăm sóc sức khỏe tổng thể, kích thích tế bào mầm tóc phát triển để sớm phục hồi mái tóc sau sinh.

Chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu là nền tảng giúp gìn giữ mái tóc khỏe đẹp dài lâu. Chị em nên đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn uống hàng ngày, trong đó chú trọng tăng cường các loại cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá mòi…), rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt…

Sức Khỏe Mẹ Sau Sinh?

Mẹ sau sinh nên bổ sung thêm một số dưỡng chất có tác dụng thúc đẩy quá trình mọc tóc như vitamin B, biotin (B7), vitamin C, vitamin E, sắt, kẽm và nhất là dưỡng chất Cynatine. Tinh chất Cynatine nếu kết hợp với các hoạt chất thiên nhiên như Pumpkin Seed (chiết xuất từ hạt bí đỏ), Aged Black Garlic (chiết xuất tỏi đen), Millet Seed (chiết xuất hạt kê)… sẽ giúp cân bằng thần kinh nội tiết nữ, bảo vệ tế bào mầm tóc. Dưỡng chất cũng giúp giảm tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài, hỗ trợ giảm rụng, tăng mọc tóc hiệu quả hơn. Theo các khuyến cáo y khoa, các dưỡng chất bổ sung cho mẹ bỉm nên sử dụng sau khi em bé được ít nhất 6 tháng tuổi.

Chị em cũng cần kiểm soát căng thẳng, bởi đây là yếu tố tăng nguy cơ trầm cảm, làm trầm trọng thêm tình trạng rụng tóc sau sinh. Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, đọc sách, nghe nhạc, san sẻ công việc chăm con với chồng, người thân, mua sắm, đi dạo, gặp gỡ bạn bè… là những việc có thể thực hiện để giải tỏa căng thẳng. Đồng thời, chị em tránh các thói quen khiến tóc nhanh hư tổn như chải tóc khi còn ướt, dùng máy sấy công suất cao, gội đầu quá thường xuyên, buộc tóc quá chặt…

Ngoài ra, trường hợp sau sinh bị rụng tóc kéo dài hơn 6 tháng, có xu hướng rụng thành từng mảng, nên đến gặp bác sĩ da liễu để kiểm tra. Bởi đây không là rụng tóc sinh lý đã trở thành rụng tóc bệnh lý, cần điều trị kịp thời, bác sĩ Lê Thúy Tươi nhấn mạnh.

Chi tiết bạn đọc vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH – Một Thành Viên của Tập Đoàn Zila Vietnam.

Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội

Điện thoại: 1900 636 891

Zalo: 0989 437 869

Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x