Nọc Ong – Đặc Điểm, Công Dụng Và Liều Dùng

Nọc Ong - Đặc Điểm, Công Dụng Và Liều Dùng

Giới thiệu

  • Nọc ong là sản phẩm của những tuyến đặc biệt trong cơ thể con ong, muốn dùng nọc ong trước đây người ta cho con ong đốt hay có khi người ta uống con ong, hiện nay người ta lấy nọc ong riêng rồi chế thành thuốc với những dạng khác nhau như nhũ dịch, dầu bôi có nọc ong, thuốc tiêm dưới da, di chuyển ion.
  • Muốn lấy nọc ong hàng loạt người ta thường kích thích con ong bằng cách giết chết một con ong, đặt trên một màng mỏng có dòng điện, khi những con ong khác đậu vào bị dòng điện kích thích sẽ đốt màng mỏng. Nọc chảy ra hứng lấy để chế thuốc.

Tính chất của nọc ong

Nọc ong là một chất lỏng rất sánh, không màu mùi rất đặc biệt na ná như mùi mật ong, vị bỏng đắng. Tỷ trọng 1,131, phản ứng acid. Trong nước có pH 5,5-5,5; trong không khí nọc ong chóng khô, lượng cao khô trong nọc ong chứng 41%. Ở dạng khô nọc ong giữ nguyên tính chất trong thời gian dài, trong dung dịch nước nọc ong bị phá hủy dần dần.

Nọc Ong - Đặc Điểm, Công Dụng Và Liều Dùng

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của nọc ong rất phức tạp. Người ta mới biết trong nọc ong có: anbumin và chất mỡ, các hợp chất hữu xơ có trọng lượng phân tử thấp, các acid amin tự do: xystin, lysin, acginin, glycocol, alanin, methionin, acid glutamic, treonin, leuxin, isoleuxin; các acid nucleic, các acid muravic, ortophotphoric; chất béo và các chất có cấu tạo steroid, tinh dầu. Các men hialuronidase và phospholipase. Chất vô cơ magie đồng.

Tác dụng dược lý của nọc ong

  • Tác dụng dược lý có quan hệ nhiều đến melitin, làm tan máu, co các cơ trơn và cơ vân, hạ huyết áp, phong bế một đoạn thần kinh trung ương và ngoại vi, tác dụng lên thành các mạch máu, gây viêm tại chỗ.
  • Men Hialurolidase làm tan các chất căn bản của tổ chức liên kết, thúc đẩy sự lan truyền của nọc độc, ở trong da và đẩy mạnh tác dụng tại chỗ.
  • Men phospholipase phân hủy lexitin và tạo thành lisoxitin có khả năng dung giải các tế bào và làm dung huyết một cách gián tiếp.
  • Nhiệt độ cao chỉ làm phá hủy các men của nọc ong, mà không tác dụng với melitin: melitin rất vững với nhiệt độ và đối với cả acid mạnh nhưng dễ bị phá hủy trong môi trường kiềm mạnh.
  • Các nhân tố oxi hóa làm giảm tác dụng trong nọc ong, các men dung giả protein, pepsin, trypsin phong bế hoàn toàn nọc ong, phá hủy anbumin của nọc ong chứng tỏ albumin là chất có tác dụng cơ bản trong nọc ong.

Tác dụng trên cơ thể người

  • Nọc ong có tác dụng thay đổi tùy theo liều cao hay thấp, nơi bị đốt và đặc biệt cảm ứng riêng của từng cơ thể. Phụ nữ và trẻ em thường nhạy cảm đối với nọc ong hơn nam giới. Đối với người có tính cảm ứng bình thường ong đốt 1,2 lần chỉ gây phản ứng viêm tại chỗ, đối với người bị ong đốt nhiều lần như những người nuôi ong có thể xuất hiện sức đề kháng cao. Tại chỗ nọc ong thường gây đỏ, sưng, cảm giác đau, xuất hiện đột ngột, có cảm giác như bị bỏng, có thể sốt, nhiệt độ tăng hơn bình thường 2-5%. Với liều cao hơn có thể nằm liệt giường, ngay sau khi bị đốt, nạn nhân thấy chóng mặt, buồn nôn, chảy nước bọt, mồ hôi ra nhiều, rồi nôn mửa, rối loạn đường ruột, bất tỉnh nhân sự, huyết áp hạ xuống, có những dấu hiệu tan các hồng cầu.
  • Với liều gần đúng tùy theo từng người, nọc ong có tác dụng chữa bệnh, liều độc so với liều điều trị thường gấp hàng chục lần, và liều chết gấp 100 lần liều điều trị.
  • Nọc ong làm giãn động mạch và các mao quản, tăng cường sự thâm nhập của máu đến cơ quan bị thương, làm giảm đau. Đối với hệ thống tuần hoàn, nọc ong nâng cao số lượng hemoglobin, bạch cầu ở địa phương và toàn thân, tốc độ huyết trầm hạ thấp, độ nhớt và độ đông máu nhỏ hơn. Nọc ong kích thích cơ tim, hạ huyết áp, ảnh hưởng tới dinh dưỡng, đặc biệt làm giảm cholesterol trong máu.
  • Nọc ong nâng cao sức lực toàn thân và khả năng làm việc làm cho ăn ngủ tốt hơn.

Công dụng và liều dùng

  • Nọc ong được dùng có hiệu quả trong nhiều bệnh, những bệnh nặng và kéo dài, đôi khi khó chữa như sưng khớp do thấp, bệnh thấp của cơ, sưng khớp truyền nhiễm không đặc hiệu, suyễn, viêm khí quản, nhức đầu, huyết áp cao ở giai đoạn 1 và 2.
  • Tuy nhiên nọc ong không dùng được đối với bệnh lao, bệnh gan và tuyến tụy tạng, bệnh nhân kèm đái ra máu, bệnh tuyến thượng thận, suy nhược toàn thân, bệnh máu và các tổ chức tạo máu với khuynh hướng làm chảy máu. Phụ nữ có thai không điều trị bằng nọc ong. Có người dùng tiêm nọc ong phối hợp với châm cứu.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại: 0869 111 269
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x