Quế Nhục: Đặc Điểm, Tác Dụng Và Cách Dùng Quế Nhục Trị Bệnh

quế nhục

Quế nhục là bộ phận vỏ thân của cây quế khi được tách ra, được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm và dược phẩm.…để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của Quế nhục cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Đông Y Quang Minh đọc thêm trong bài viết dưới đây.

Thông tin chung

Tên tiếng Việt: Quế đơn, Quế bì, Ngọc Thụ

Tên khoa học: Cortex Cinnamomi cassiae.

Họ: Lauraceae  (Long não)

Công dụng: Quế nhục vị cay, ngọt thường được sử dụng để hạ sốt, chống co giật, chống tắc nghẽn mạch, chống tắc huyết khối, chống viêm, kháng khuẩn.

quế nhục

Mô tả Quế nhục

Quế là cây có thể phát triển rất tốt ở rừng nhiệt đới có độ cao dưới 800m, ưa ánh sáng. Nếu ánh sáng càng nhiều thì quế càng phát triển và cho chất lượng lượng tinh dầu tốt. Quế có độ cao từ 15 đến 20m, thân có màu xanh lúc còn non và chuyển thành. Cây Quế ra hoa vào từ tháng 4 đến tháng 8 và cho quả từ tháng 10 đến tháng 12. Bộ phận thường được thu hoạch và chế biến là vỏ thân và lá cây quế

Quế nhục là bộ phận vỏ thân của cây quế khi được tách ra. Vỏ quế một khi được cạo bỏ phần biểu bì thì gọi là nhục Quế tâm. Thông thường, vào khoảng tháng 4, tháng 5 hay tháng 9 và tháng 10, những cây quê có độ tuổi từ 5 năm sẽ được tách vỏ bằng một dụng cụ tách là dao nhọn và sắc. Mỗi cây Quế khi tách vỏ thì chỉ tách một bên vỏ và để lại một bên cho cây tái sinh.

Thành phẩm vỏ Quế được phân thành 4 loại. Phần vỏ thân có khoảng cách từ mặt đất đến tầm 1,2m được xem là loại Quế có chất lượng nhất hay còn gọi là Quế thượng châu. Phần vỏ Quế được bóc tách từ những cành cây Quế to thì được gọi là thượng biểu, còn phần vỏ được tách ra hoặc các mẩu Quế được chặt ra từ những cành nhỏ, non thì gọi là Quế chi.

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố

Quế được trồng phổ biến ở rất nhiều tỉnh như Cao Bằng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quãng Nam, Quãng Ngãi,…

Thu hoạch:

Thu hoạch vỏ Quế khi cây đã được trồng 10 năm trở lên. Thu hoạch vào tháng 4 – 5 và 9 – 10, cây có nhiều nhựa dễ bóc.

Trước khi bóc, lấy lạt buộc quanh thân và cành to, buộc một vòng để cắt cho đều, cách khoảng 40cm. Dùng dao nhọn cắt đứt phân nửa thân hoặc cành, rồi cắt dọc từng đoạn. Mỗi lần lấy vỏ, chỉ lấy một nửa bên, để lại nửa bên cho cây tái sinh. Sau đó lấy que nứa đã vót nhọn và mỏng lách vào khe, tách vỏ Quế ra, để riêng từng loại. Không được làm sót lại gỗ khi bóc vỏ vì sẽ làm giảm giá trị của Quế.

Chế biến:

Vỏ Quế – Quế nhục to dày phải ủ, ngâm nước một ngày, rửa sạch, đê ráo nước. Lấy lá chuối tươi, hơ mềm lót quanh sọt dày độ 5cm, xếp Quế nhục vào đầy sọt, đậy bằng lá chuối. Buộc chặt để 3 ngày (mùa nóng) hoặc 7 ngày (mùa lạnh), đảo liên tục từ trên xuống dưới, dưới lên trên cho nóng đều.

Lấy dược liệu ở sọt ra, đem ngâm nước thêm 1 giờ. Vớt ra đặt lên tấm đan bằng nứa, lấy một tấm khác đè lên, ép phẳng, để nơi khô mát đến khi dược liệu se lại. Lấy từng thanh Quế, buộc ép vào ống nứa tròn thẳng, trong thời gian buộc ép, hàng ngày mở ra hai lần, lau chùi mặt trong cho bóng, rôi lại buộc vào. Cứ làm như vậy hằng ngày cho đến khi dược liệu khô. Thời gian chế biến dược liệu khoảng 15 – 16 ngày (mùa nóng) hoặc 1 tháng (mùa lạnh) và có khi hơn.

Bộ phận sử dụng Quế nhục

Vỏ thân hoặc vỏ cành đã qua chế biến và phơi khô

Thành phần hóa học

Quế nhục chứa tinh dầu có thể đến 4%, tanin, chất nhựa, chất nhầy, đường, calci oxalt, coumarin.

Tinh dầu Quế chứa aldehyd cinnamic 75–90%, salicylaldehyd, methylsalicylaldehyd, methyleugenol, eugenol. Ngoài ra còn có 2’ – hydroxycinnamaldehyd và polysaccharide.

Quế nhục có nhiều diterpen có tác dụng bổ thể gọi là cinnacassiol. Ngoài ra, còn có nhiều chất nhân thơm, các dẫn chất của flavonol, các procyanidin

Tác dụng của Quế nhục

Theo y học hiện đại:

  • Tác dụng ức chế trung khu thần kinh, giảm đau, giải nhiệt, an thần, chống co giật
  • Tác dụng chống kích thích nhẹ dạ dày và ruột, tăng tiết nước bọt, dịch vị, tăng cường hệ thống tiêu hóa, làm giảm co thắt cơ trơn nội tạng, làm giảm các cơn đau bụng do co thắt ruột.
  • Tác dụng lên hệ thống tim mạch, tăng lưu lượng máu lên động mạch tim và cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim.
  • Tác dụng kháng khuẩn với nhiều loại vi khuẩn gram + và gram -, ức chế sự chế sự hoạt động của các loại nấm mốc.

Theo y học cổ truyền:

  • Lợi can phế khí
  • Bổ mệnh môn hỏa
  • Tán hàn, ôn tỳ, chỉ thống, làm ấm khí huyết
  • Bổ nguyên dương, tiêu ấm, tráng dương mệnh môn

Liều lượng và cách dùng Quế nhục

Quế nhục có thể sử dụng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được. Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, dạng bột, ngâm rượu, làm thành siro đều được.

Ngày dùng từ 1 – 4g, dùng dưới dạng thuốc hãm, thuốc hoàn tán, cồn thuốc, rượu thuốc hoặc rượu khai vị.

Bài thuốc chữa bệnh từ Quế nhục

quế nhục

1. Bài thuốc trị đau bụng, tiêu chảy kéo dài do thận dương hư, tỳ vị hư hoặc tỳ thận dương hư

Bài thuốc tam khí đơn:

Quế nhục, Lưu hoàng, Can khương mỗi loại 3g, Hắc phụ tử 10g, Chu sa 2g chế thành viên. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g, uống với nước ấm để trị nôn ỉa nhiều, nghịch quyết hư thoát.

Bài thuốc quế linh hoàn:

Quế nhục, Mộc hương, Đinh hương mỗi loại 3g, Can khương 5g, Nhục đậu khấu, Chế phục tử, Phục linh mỗi loại 9g chế thành hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày uống 2 – 3 lần với nước ấm trị đau bụng, tiêu chảy do tỳ thận dương hư.

2. Bài thuốc trị viêm thận mạn, phù thũng do dương khí hư, chân tay lạnh, tiểu ít, chân phù

Bài thuốc tế sinh thận khí hoàn (Tế sinh phương):

Can địa hoàng, Xa tiền tử mỗi loại 15g, Sơn dược, Đơn bì, Trạch tả, Ngưu tất mỗi loại 12g, Sơn thù 6g, Quế nhục 4g, Phụ tử 10g luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 15g, ngày uống 2 – 3 lần.

3. Bài thuốc trị đau bụng, đau bụng kinh do hư hàn

Trị đau bụng:

Quế nhục tán bột mịn uống 3 – 4g mỗi lần với nước ấm hoặc rượu

Bài thuốc lý âm tiễn:

Quế nhục, Can khương mỗi loại 5g, Cam thảo 4g, Thục địa 16g, Đương quy 12g sắc uống trị đau bụng kinh.

4. Trịnh nhiễm độc phụ tử

Ngâm 5 – 10g Quế nhục trong nước rồi uống, sau mỗi 5 – 15 phút bệnh nhân sẽ nôn và sau khoảng 15 – 30 phút sẽ  hết các triệu chứng.

5. Bài thuốc trị tay chân lạnh, mạch yếu, tỳ vị hư hàn, bụng lạnh

Quế nhục, Mộc hương, Đinh hương mỗi loại 4g, Can khương 6g, Phục linh 8g, Nhục đậu khấu, Phụ tử mỗi loại 12g tán thành bột mịn uống với nước ấm, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần uống 12g.

6. Bài thuốc chữa ẩm lạnh, hành thủy, mụn nhọt sưng lâu, mụn độc hãm vào trong

Quế nhục 3g, Trần bì, Cam thảo mỗi vị 4g, Thược dược, Liên kiều mỗi vị 8g, Triết bối 9g, Kim ngân hóa, tạo giác thích mỗi vị 12g, Sinh hoàng kỳ 16g, Sinh khương 3 lát sắc lấy nước uống trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng Quế nhục

  • Người âm hư hỏa vượng không dùng.
  • Phụ nữ có thai nên thận trọng trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.
  • Không sắc kết hợp Quế nhục với Xích thạch chỉ. Khi sắc chung, Xích thạch chỉ có thể khiến thành phần hữu cơ của Quế nhục giảm. Do đó, nếu cần kết hợp 2 vị thuốc cần sắc trước Xích thạch chỉ, bỏ bã, lại cho Nhục quế vào. Hoặc có thể sắc riêng 2 vị thuốc sau đó hoàn trộn, dùng uống.
  • Dùng lâu với liều cao có thể dẫn đến nhức đầu, táo bón.
  • Quế nhục vị cay ngọt, tính nhiệt, có chứa độc tố nhẹ. Do đó, khi cần sử dụng vị thuốc Nhục quế cần trao đổi với thầy thuốc chuyên môn hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Bảo quản Quế nhục

Để dược liệu ở những nơi khô ráo, thoáng mát, nên đựng trong bình kín.

Để không làm mất hương vị của Quế, dùng sáp ong miết đều vào hai đầu thanh Quế, bọc bằng giấy polyetylen và cho vào thùng kín để ở nơi khô mát.

Nguồn: Tổng hợp

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Showroom Yến Sào Quang Minh: Số 264 Lê Lợi, thị Trấn Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội
  • FanpageShowroom Yến Sào Quang Minh Ứng Hòa Hà Nội
  • Điện thoại: 1900 636 891
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x