Rau Tàu Bay – Crassocephalum Crepidioides (Benth.) S. Moore

Rau Tàu Bay - Crassocephalum Crepidioides (Benth.) S. Moore

Rau tàu bay

Tên khoa học: Crassocephalum crepidioides (Benth.) S. Moore.

Tên đồng nghĩa: Gynura crepidioides Benth.

Họ: Cúc (Asteraceae).

Công dụng: dùng làm rau ăn sống hoặc luộc, xào, nấu canh, muối dưa, giã nát đắp lên những vết rắn cắn.

Rau Tàu Bay - Crassocephalum Crepidioides (Benth.) S. Moore

Mô tả

Cây thảo, mọc đứng, cao 0,7 – 1m. Thân, lá, hoa và quả được mô tả như sau:

  • Thân hình trụ, mập, có rãnh dọc.
  • Lá mọc so le, phiến mỏng, hình bầu dục hoặc trứng dài, gốc thuôn, đầu nhọn, mép khía răng to, đôi khi chia thuỳ không đều, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thành ngù mang nhiều đầu; tổng bao lá bắc gồm khoảng 20 cái hình sợi, mép khô xác; hoa màu hồng nhạt, mào lông mịn, trắng mềm, tràng mảnh, phình ra ở đầu; bầu hình trụ.
  • Quả bế, hình trụ mang một mào lông trắng đỉnh.

Không nên nhầm lẫn cây rau tàu bay với cỏ tàu bay (cỏ hôi, cây bơm bớp, cây cỏ Lào, cây cộng sản) có tên khoa học là Chromolaena odorata (L) King et Robinson. Đây là loài cây cũng phát tán hạt như cây rau tàu bay, lá xào ăn được nhưng rất hôi, chủ yếu dùng để làm thuốc.

Phân bố, sinh thái

Chi Crassocephalum Moench chỉ có một loài là rau tàu bay ở Việt Nam. Cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Phi và Madagasca, sau phát tán đi khắp các vùng nhiệt đới khác, nhất là các nước ở vùng Nam Á, Đông Nam Á và cả ở châu Đại Dương.

Ở Việt Nam, rau tàu bay phân bố rộng rãi khắp các địa phương, từ vùng đồng bằng đến miền núi cao lạnh khoảng 1.500m trở xuống. Đó là loại cây ưa ẩm, ưa sáng, thường mọc trên đất ẩm khắp mọi nơi.

Bộ phận dùng

Ngọn non và lá.

Rau Tàu Bay - Crassocephalum Crepidioides (Benth.) S. Moore

Thành phần hoá học

Rau tàu bay chứa nước 93%, protein 2,5%, glucid 1,9%, cellulose 1,69%, dẫn chất không protein 3,7%, chất khoáng toàn phần 0,9%, trong đó có Ca 81 mg%, P 25%, caroten 3,4mg% và vitamin C 10mg% (Võ Văn Chi, 1997).

Công dụng

Rau tàu bay được dùng làm rau ăn sống hoặc luộc, xào, nấu canh, muối dưa. Khi nấu canh phải để lắng gạn, bỏ hết dầu, mới đỡ mùi hắc. Dùng lá tươi giã nát đắp lên những vết rắn cắn.

  • Ở Campuchia, nhân dân dùng rau tàu bay để điều trị các biến chứng sau khi sinh.
  • Ở Nepal, cả cây hoặc rễ rau tàu bay chế thành dạng bột nhão đắp trị vết đứt, vết thương. Dịch ép lá cây rau tàu bay bối cũng trị vết thương.
  • Ở Nigeria, người ta dùng lá cây rau tàu bay chế thành thuốc xức dùng ngoài hoặc thuốc sắc uống để làm thuốc giảm đau trị nhức đầu và viêm gan.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây rau tàu bay

Chữa bệnh bướu lành như bướu cổ

Kết hợp 30 gram rau tàu bay khô và 30 gram cây xạ đen khô sắc với 1.2 lít nước. Sau khi nước thuốc cạn còn 500 ml, chia thuốc làm 3 và uống trong ngày. Kiên trì sử dụng 3 – 4 tuần.

Trị côn trùng cắn

Lấy 1 nắm lá rau tàu bay tươi, rửa sạch và giã nát. Sau đó đem phần bã đắp lên chỗ bị thương. Đắp liên tục 2 – 3 ngày thấy giảm sưng và đau. Do rau tàu bay có tác dụng cầm máu và chống viêm tốt.

Giải độc cơ thể, tăng cường sức khỏe và phòng ngừa ung thư

Dùng rau tàu bay nấu canh hoặc luộc ăn 2 – 3 lần mỗi tuần

Giảm đau khớp

Rau tàu bay tươi sau khi rửa sạch giã nát và đắp lên vùng xương khớp bị đau nhức.

Rau tàu bay giúp hạ sốt

Lấy 10 – 15 gram rau tàu bay khô sắc nước và uống. Uống liên tục 2 – 3 ngày, sẽ cắt sốt.

Chữa tiêu chảy hoặc lỵ ở trẻ nhỏ

Có thể lấy lá tàu bay tươi hoặc khô sắc lấy nước đều được. Cho trẻ uống mỗi ngày nếu trẻ bị tiêu chảy.

Điều trị phì đại (u xơ) tuyến tiền liệt

Để cải thiện tình trạng đau nhức hoặc tiểu buốt, khó chịu do bệnh phì đại tuyến tiền liệt gây bạn có thể sử dụng  bài thuốc sau:

10g tau tàu bay, 15g Hải trung kim, 8g Sài hồ nam, 20g Náng hoa trắng.

Cho các nguyên liệu vào ấm đun cùng với 3 bát nước. Khi ấm sôi vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun đến khi còn khoảng 1 bát nước thì đổ ra chén để uống. Tiếp tục sắc thêm 2 đến 3 lần nữa để uống làm 3 lần trong ngày sau ăn.

Những lưu ý khi sử dụng rau tàu bay

Cần lưu ý một số điều khi sử dụng rau tàu bay, đó là:

  • Để khử mùi hăng của rau tàu bay, khi nấu canh bạn nên lắng phần dầu thừa nổi trên mặt nước, sau đó cho gia vị vào, sẽ ngon hơn.
  • Không nên dùng nhiều hoặc trồng rau tầu bay làm rau vì ăn nhiều cũng không tốt.
  • Nên kết hợp với nước mắm chanh hoặc làm các món gỏi với chanh hoặc giấm để tăng khả năng hấp thụ sắt.

Nguồn: Cuốn Danh Lục Cây Thuốc Việt Nam, Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại:1900 636 891
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x