Sơn

Sơn

Tên tiếng Việt: Sơn, Mạy rặc (Tày)

Tên khoa học:Rhus succedanea (L.) Mold.

Họ: Anacardiaceae (Đào lộn hột)

Công dụng: Rễ, lá, vỏ, quả chữa hen khan (háo suyễn), cảm, viêm gan mạn tính, đau dạ dày, đòn ngã tổn thương; dùng ngoài bó gãy xương, vết thương chảy máu.

 

 

Mô tả cây

Cây nhỡ, lá kép lông chim lẻ có 3-6 đôi lá chét. Lá chét mỏng nguyên nhẵn, phiến hình thuôn mũi mác, đầu nhọn, phần gốc không đều, mép nguyên. Hoa tập họp thành chùy đơn, nhẵn hoặc hơi có lông, đài hợp, phía trên xẻ thành răng, tràng 3, nhị 5, quả bạch hơi dẹt, không có lông. Mùa hoa: tháng 4, mùa quả chính: tháng 11.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Mọc hoang hay được trồng ở Việt Nam, nhiều nhất ở tỉnh Vĩnh Phúc (Thanh Ba, Cẩm Khê, Tam Nông…). Còn thấy ở Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên. Còn mọc ở Trung Quốc, Nhật Bản.
  • Trồng bằng hạt vào tháng 10. Trước khi gieo, ngâm hạt vào nước 48 giờ để cho chóng mọc. Khi cây lớn, trồng thành hàng cách nhau 2m. Năm thứ 3 trở đi có thể lấy nhựa. Dùng dao con khía vào một nửa thân theo hình chữ V, khía từ phía dưới gốc lên. Cứ khía một phía cây cho tới 2,5m sẽ bắt đầu khía sang phía bên kia. Khía xong cắm ở góc nhọn chữ V một mảnh vỏ con trai (hến) để hứng nhựa. Cần tránh nắng quá, vì như vậy sơn sẽ bị oxy hoá, kém giá trị.
  • Ra ngoài trời, sơn sẽ sẫm màu và có một màng màu đen sẫm, không tan trong các dung môi thông thường, chịu tác dụng của axit và kềm do đó sơn là một chất rất qúy có thể dùng trong nhiều công việc. Sơn ta không dẫn điện (hơn cả mica). Để khô tự nhiên chịu được nhiệt độ 410oC mà không bị hỏng. Sấy khô có thể chịu tới nhiệt độ 550oC.

Thành phần hoá học

  • Sơn thuộc loại nhựa dầu (oleoresin). Thành phần chủ yếu là chất laccol, một diorthophenol có dính một dây truyền ngang không no. Laccol chịu ảnh hưởng của men laccaza có sẵn trong sơn, dễ bị oxy hoá trong môi trường oxy củ khí trời để thành một chất bong đen rất bền.
  • Năm 1883, Hikorohuro Yoshida đã lấy ra từ sơn chất axit urushic hay axit lacxit hay urushiol chiếm tới 80%. Nhưng đây chỉ là một hỗn hợp 5 thành phần khác nhau tỷ lệ khác nhau tuỳ theo nguồn gốc.

Công dụng và liều dùng

  • Sơn khô được dùng làm thuốc từ lâu đời với tên can tất. Theo tài liệu cổ can tất có vị cay, tính ôn, không độc, có tác dụng phá huyết, tiêu tích, táo thấp sát trùng, đốt lấy khói hớp vào cổ họng chữa hầu tê, thường dùng trị giun đũa, giun kim, phụ nữ đau bụng có hòn khối. Khi dùng nên giã nát sao chin, nếu dùng sơn sống sao khô cũng được. Tuy nhiên nhiều người không chịu được sơn hay bị lở sơn. Người ta cho rằng nguyên nhân gây lở sơn là do một chất độc bốc hơi được có ở trong sơn với một lượng rất nhỏ. Khi đã bị lở sơn, người ta giã lá khế đắp lên nơi lở.
  • Trong công nghiệp, sơn chủ yếu được dùng trong công nghiệp sơn, trong mỹ nghệ (tranh sơn mài), đồ dùng không dẫn điện, sơn các dụng cụ cần chịu cồn, axit kiềm.

Đơn thuốc có sơn

Chữa các chứng hầu tê châm chích không tới được: Dùng can tất đốt lấy khói thổi vào cổ họng.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại:0869 111 269
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x