20 Cây thuốc nam chữa bệnh gan hiệu quả nhất
Đối với những người mắc các bệnh liên quan đến gan, các cây thuốc sau đây sẽ giúp giải độc gan và phục hồi chức năng gan rất tốt. Đông Y Quang Minh xin chia sẻ các cây thuốc nam thường được dùng để chữa bệnh gan. Để tiện cho quý vị tra cứu, mỗi loại cây chúng tôi đều có tên khoa học, cũng như tên gọi khác ở các vùng miền, thành phần và các bài thuốc áp dụng loại cây đó.
Đông trùng hạ thảo
Tên khoa học: Cordycep Militaris
Tên gọi khác: Nhộng trùng thảo, trùng thảo, nấm trùng thảo.
Thành phần: Đây là một cây thuốc quý chữa bệnh gan với rất nhiều thành phần hóa học lí thú và tác dụng như sau.
- 33% protein nguồn gốc thực vật trong thành phần, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu.
- Đa dạng các vitamin và khoáng chất, tăng cường đề kháng cho người bệnh.
- 17 acid amin loại thiết yếu và không thiết yếu.
- Cordycepin để ngăn ngừa tăng sinh tế bào lạ ở gan, phòng chống ung thư gan. Hoạt chất này ức chế virus viêm gan B, C. Hiệu quả trong điều trị lâm sàng đã được các nhà khoa học của Khoa đào tạo sau đại học, bộ môn Y Dược, thuộc trường đại học Okayama, Nhật Bản chứng minh bằng các dữ liệu thực tế tại nghiên cứu Anti – HCV activity of the Chinese medicinal fungus Cordyceps militaris được thực hiện năm 2014.
- Các acid béo không no nguồn gốc thực vật trong đông trùng hạ thảo làm giảm bớt nguy cơ gan nhiễm mỡ.
- Các hoạt chất có tác dụng chống viêm, đào thải virus viêm gan B,C…ra khỏi gan. Hỗ trợ điều trị viêm gan hiệu quả.
- Chữa lành các tổn thương ở tế bào gan, tăng cường chức năng gan.
- Polysaccharides giúp gan thải các độc tố nhanh hơn, giảm được các biến chứng nguy hiểm trên thần kinh, não… do các độc tố tích tụ lâu ngày. Giảm tác dụng phụ của các phương pháp hóa trị liệu, giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ tốt hơn, tăng cường sức khỏe tổng thể.
Bạn có thể hãm trà, nấu ăn, ngâm mật ong hoặc ăn trực tiếp loại nấm này. Ngoài ra, còn có các chế phẩm tiện dụng cho người dùng như viên nang Đông Trùng hạ thảo AnPhatGold mang lại hiệu quả rất tốt cho các bệnh nhân xơ gan.
Cây an xoa
Tên khoa học: Helicteres hirsuta Lour
Tên gọi khác: cây tổ kén, cây thâu kén lông.
Thành phần: Cây có nhóm hoạt chất Favonoid có tác dụng chống viêm hiệu quả, bảo vệ tế bào gan. Thành phần Alcaloid kháng ung thư, ngăn chặn sự phát triển của khối u. Thành phần enzyme trong cây giúp bệnh nhân tăng sức đề kháng, miễn dịch của cơ thể.
An Xoa là cây thuốc chữa bệnh gan phổ biến trong dân gian
Cây thuốc An xoa là một loại thảo dược có tính bình, tác dụng mát gan, giải độc, tăng cường chức năng gan, hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như xơ gan, ung thư gan rất hiệu quả. Đây là một loại cây chữa bệnh gan trong dân gian khá phổ biến.
Cách dùng: lấy 70g lá và thân cây an xoa khô, 30g cà gai leo rửa sạch, sắc kĩ với nước đến khi cạn bớt ⅔. Chia làm 3 lần uống hết trong ngày, dùng đến khi thấy các triệu chứng giảm bớt.
Atiso
Tên khoa học: Cynara scolymus
Thành phần: Flavonoid, Cynaopicrin hay các acid hữu cơ.
Atiso là một cây thuốc nam trị bệnh gan mang rất nhiều lợi ích như giúp giải độc và tăng cường chức năng gan, điều trị tăng men gan. Đồng thời nó còn giúp tăng bài tiết dịch mật, hỗ trợ tiêu hóa và hạ cholesterol trong máu.
Cách dùng:
Atiso dạng khô: 10g hoa atiso khô đun với 1 lít nước, dùng hết trong ngày.
Atiso dạng tươi: 300g hoa atiso tươi rửa sạch, nấu canh cùng với 300g gan lợn ăn hàng ngày.
Rau đắng đất
Tên khoa học: Glinus oppositifolius (L.) A.DC
Tên gọi khác: cây biển súc
Thành phần: Rau đắng đất chứa chủ yếu saponin và flavonoid. Từ lá cây đã phân lập được spergulagenin A là một sapogenin triterpen. Toàn cây rau đắng đất có vị đắng , tính mát , có tác dụng lợi tiêu hóa, khai vị, lợi tiểu … nhuận gan, hạ nhiệt.
Cách dùng:
Giải độc và duy trì chức năng gan: Ké đầu ngựa, rau đắng đất, dây khổ qua và cỏ xước mỗi thứ 6g, cam thảo 3g, dành dành và nhân trần mỗi thứ 5g. Sắc lấy nước uống.
Đau gan: Cây cứt quạ và cây rau đắng đất bằng lượng nhau. Rửa sạch và nấu nhừ, bỏ bã thuốc, đun nhỏ lửa cho thành cao, thêm mật ong vào cao thuốc để dùng dần. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.
Diệp hạ châu
Tên khoa học: Phyllanthus amarus Schum. et Thonn
Tên gọi khác: Chó đẻ răng cưa, Diệp hạ châu đắng, Chó đẻ thân xanh
Thành phần: phylteralin, tritequen, tamin, hypophyllanthin, nirathin… với tính năng bảo vệ gan rất tốt.
Cách dùng:
Chữa viêm gan B: 30g chó đẻ, 12g trần bì, 12g sài hồ, 12g chi tử, 12g hạ khô thảo. Các dược liệu trên rửa sạch, sắc với 1 lít nước và uống hết trong ngày.
Chữa xơ gan cổ trướng: Dùng 20g chó đẻ sao khô và sắc kĩ với nước, thêm 150g đường và đun cho đường tan. Chia thuốc ra thành nhiều lần uống hết trong ngày. Uống liên tục trong 30 ngày.
Chữa suy gan: 20g chó đẻ sao khô, 20g cam thảo đất sao khô, sắc với 1 lít nước và dùng uống hết trong ngày.
Chữa viêm gan do virus: 20g chó đẻ sao khô và sắc kĩ, thêm 50g đường đun sôi cho đường tan. Chia nước thuốc thành 4 lần uống/ngày.
Mã đề
Tên khoa học: Alisma plantago-aquatica L.
Tên gọi khác: Mã đề, Xa tiền, Xu ma, Nhã én dứt (Thái), Su mà (Tày).
Thành phần: chưa rõ thành phần hoạt chất.
Cây mã đề là một trong các loại cây thuốc nam chữa bệnh gan phổ biến
Cây mã đề có tính mát, dùng rất hiệu quả cho các bệnh nhân bị xơ gan cổ chướng. Có thể sử dụng bài thuốc tham khảo như sau:
Mã đề tươi 50g hoặc 30g khô.
Cây chó đẻ răng cưa 100g
Quả dứa dại khô 100g
Đem rửa sạch, sắc kĩ với nước lấy dịch thuốc, ngày uống 3 lần, mỗi lần hòa thêm 2g bột tam thất bắc. Lưu ý mua bột tam thất bắc ở địa chỉ uy tín.
Cây nhọ nồi
Tên gọi khác: cỏ mực
Thành phần: Alcaloid, Caroten, Isoflavonoids, Flavonoids hay các thành phần như Sterols, Aldehyd… trong cỏ nhọ nồi có tác dụng giúp tăng cường hoạt động của gan.
Nghiên cứu từ Trường Đại học Dược Hà Nội chỉ ra: Cao cỏ nhọ nồi có tác dụng tốt trong việc bảo vệ gan nhờ khả năng hạn chế sự tăng men gan cũng như trọng lượng gan. Đồng thời còn giúp hạn chế tổn thương gan do bệnh xơ gan gây ra.
Cách dùng: 30g cỏ nhọ nồi, 20g nữ trinh tử, 15g đương quy và 15g trạch tả.
Các nguyên liệu trên đem rửa sạch, thêm 500ml nước, sắc trên lửa nhỏ đến 150ml dịch thuốc thì tắt bếp, uống hết trong ngày.
Cây xạ đen
Tên khoa học: Celastrus hindsii Benth et Hook
Tên thường gọi: Xạ đen, Cây dây gối Ấn độ, Thanh giang đằng
Thành phần: Flavonoids, Quinone (có tác dụng phòng chống ung thư và làm cho tế bào ung thư hóa lỏng dễ tiêu), hợp chất Saponin Triterpenoids (có tác dụng chống nhiễm khuẩn).
Tác dụng phòng chống và chữa ung thư gan.
Cây cà gai leo
Tên khoa học: Solanum procumbens
Tên gọi khác: cà gai dây, cà vạch, cà hải nam…
Thành phần: Tác dụng chữa các bệnh về gan của Cà gai leo đã được các nhà khoa học chứng minh nhờ hoạt chất Glycoalcaloid có tác dụng giải độc và bảo vệ gan, ức chế các loại virus viêm gan, ngăn chặn sự kết thành sợi collagen để ngăn ngừa virus và xơ gan.
Hoạt chất Glycoalcaloid có tác dụng giải độc và bảo vệ gan
Cách dùng: lấy 70g lá và thân cây an xoa khô, 30g cà gai leo rửa sạch, sắc kĩ với nước đến khi cạn bớt ⅔.
Chia làm 3 lần uống hết trong ngày, dùng đến khi thấy các triệu chứng giảm bớt.
Bồ công anh
Tên khoa học:Lactuca indica L.
Tên gọi khác: Bồ công anh, Mũi mác, Rau diếp dại, Rau bồ cóc, Rau bao, Rau mét.
Thành phần: Thành phần hoạt chất gồm Inulin, Pectin, Taraxasterol, Choline… có thể giúp cải thiện chức năng gan và hỗ trợ điều trị các rối loạn về gan, thận, giúp kiểm soát lượng mỡ thừa trong cơ thể, chữa nóng gan, tăng cường chức năng gan và mật. Bồ công anh có tác dụng ức chế hoạt động của nhiều chủng vi khuẩn nên được ứng dụng trong điều trị nhiễm trùng hay các vấn đề liên quan tới túi mật.
Cách dùng:
Bài thuốc chữa ung thư gan: Bán chi liên 20g, Bạch hoa xà thiệt thảo 40g, Cây xạ đen 20g, cây an xoa 20g, cây bồ công anh 20g.
Điều trị viêm túi mật, polyp túi mật: Dùng lá bồ công anh phơi khô 30g hãm với nước sôi trong vòng 20p, dùng mỗi ngày thay nước lọc.
Cây nhân trần
Tên khoa học: Adenosma caeruleum R. Br.
Thành phần: Saponin, Flavonoid.
Nhân trần có vị đắng, tính hàn, uống có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bảo vệ tế bào gan, giải nhiệt, giảm đau, tăng tiết mật, tăng thải độc ở gan, chống viêm nên điều trị các triệu chứng của bệnh gan rất hiệu quả.
Cách dùng: Rửa sạch nhân trần khô, nấu nước uống hàng ngày.
Râu ngô
Tên khoa học: Styli et stigmata Maydis
Thành phần: râu ngô có chứa nhiều vitamin, acid pentothenic, flavonoid, các saponin, cùng nhiều nguyên tố vi lượng có thể cải thiện chức năng gan, chữa lành các tổn thương do bệnh gan gây ra.
Cách dùng:
Nấu râu ngô với nước uống hàng ngày.
Hoa cúc
Tên khoa học: Chrysanthemum sinense Sabine
Tên gọi khác: Cúc hoa, Cam cúc hoa, Bạch cúc hoa, Cúc hoa trắng, Cúc điểm vàng, Hoàng cúc.
Thành phần: Theo đông y, hoa cúc có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc và mát gan.
Cách dùng: Bài thuốc hoa cúc kết hợp hoa kim ngân sắc nước uống có tác dụng giải độc gan thận.
Cây kế sữa
Tên khoa học: Silybum marianum
Tên thường gọi: cây cúc gai
Thành phần: Silymarin là thành phần hoạt chất chính trong cây kế sữa có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa. Hạt giống cây kế sữa có thể bảo vệ các tế bào gan khỏi các hóa chất và thuốc độc hại. Dùng để chữa các rối loạn chức năng gan, bao gồm tổn thương gan do hóa chất, rượu và hóa trị liệu, tổn thương gan do ngộ độc nấm Amanita, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, bệnh viêm gan cấp tính, xơ gan và viêm gan mạn tính.
Cách dùng: Bệnh nhân suy giảm chức năng gan do uống rượu bia, điều trị thuốc tây dài ngày, thường xuyên phải tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại cho gan, có thể sắc uống cây kế sữa:
Dùng lá kế sữa tươi, đang còn non, cạo sạch gai ở lá, sắc lấy nước uống.
Dùng thân cây kế sữa non, bóc vỏ ngâm trước rồi sắc với nước.
Cây dứa dại
Tên khoa học: Pandanus tonkinensis Mart. ex B. Stone
Tên gọi khác: Dứa dại, Dứa gỗ, Dứa gai, Mạy lạ (Tày), Co nam lụ (Thái), Lâu kìm (Dao)
Cây dứa dại có vị ngọt, tính mát có khả năng làm mát huyết, lợi tiểu. Nhờ vậy mà giúp thanh nhiệt, giải độc và cải thiện chức năng gan. Loại cây này được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc chữa viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ…
Cách dùng:
Dứa dại khô 12g
Diệp hạ châu, trần bì 8g
Nhân trần 12g
Hổ trượng căn 12g,
Ngũ vị tử 6g
Cam thảo 4g
Rửa sạch các nguyên liệu, sắc kĩ với nước đến 300ml dịch thuốc, chia làm 3 lần uống hết trong ngày.
Cây chó đẻ
Tên khoa học: Phyllanthus amarus Schum. et Thonn
Tên gọi khác: Diệp hạ châu, Chó đẻ thân xanh
Thành phần: Trong cây chó đẻ chứa các chất nhóm hóa học như: alkaloid phyllanthin, flavonoid, hợp chất nirathin, hypophyllanthin, phylteralin, tamin, tritequen, lignin, phenol, các loại axit,… có khả năng chống lại virus viêm gan B. Nổi bật nhất là các hợp chất flavonoid và acid phenolic.
Tác dụng của cây này là kích thích tiết dịch mật, tăng cường chức năng gan, thải độc gan, vàng da, rối loạn tiêu hóa, chữa men gan cao, viêm gan B cho người sử dụng nhiều bia rượu.
Cách dùng:
Lấy khoảng 20g cây chó đẻ, đem sao khô, rồi sắc kĩ lấy nước thuốc. Cho đường vào, đun sôi đến khi đường tan hết và uống hết trong ngày. Dùng liên tục trong 1 tháng để có kết quả tốt.
Cỏ mần trầu
Tên khoa học: Eleusine indica
Tên thường gọi: cỏ vườn trầu, màn trầu, màng trầu, thanh tâm thảo, cỏ chỉ tía, ngưu cân thảo
Thành phần: Trong cành và lá tươi có flavonoid có tác dụng kháng viêm hiệu quả.Theo đông y, mần trầu có vị ngọt hơi đắng, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, làm ra mồ hôi, tiêu viêm trừ thấp, cầm máu, tán ứ và mát gan. Chuyên chữa viêm gan vàng da rất hiệu quả.
Cách dùng: dùng 16-20g cỏ mần trầu sắc lấy nước uống trong ngày, thường phối hợp với một số vị thuốc khác.
Cây vọng cách
Tên khoa học: Premna serratifolia
Tên gọi khác: cách biển, lá cách
Thành phần: Trong thành phần có chứa tinh dầu và các alcaloid như premnin, garianin có tác dụng bảo vệ gan, chống viêm và giảm đau. Cao lỏng chiết xuất từ lá vọng cách có tác dụng làm giảm men gan và các biểu hiện tổn thương tế bào gan hiệu quả.
Cách dùng:
Lá vọng cách, nhân trần, lá dành dành, cỏ mần trầu, râu ngô, đậu đen,… các vị thuốc này đem sao vàng hạ thổ, sắc với 3 bát nước đến khi còn 1 bát nước thuốc, uống hết trong ngày.
Lá vọng cách khô 10g, cây cà gai leo 20g, sắc uống.
Lá vọng cách khô 15g, bạch hoa xà thiệt thảo 20g, sắc uống.
Lá vọng cách tươi 40g, nhân trần 15g, diệp hạ châu 20, cam thảo đất 12g, sắc uống.
Nấm lim xanh
Tên khoa học: Ganoderma lucidum
Thành phần: Theo các nhà khoa học, trong nấm lim xanh có chứa hơn 100 vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng. Nổi bật nhất phải kể đến các vitamin A, C, E, B, Adenosine, Protein, các Triterpen…Nhờ vậy, nấm lim xanh có tác dụng điều trị tốt với các bệnh lý ở gan.
Cách dùng:
Thái lát mỏng nấm lim xanh, rửa sạch, sắc với nước uống hàng ngày.
Thêm một số dược liệu khác như: Xạ đen rừng 15g, Cà gai leo 15g, Diệp hạ châu 10g, Nấm lim xanh 35g.Tất cả rửa sạch mang sắc kĩ với nước, uống hàng ngày.
Lá chè
Tên khoa học: Camellia sinensis
Tên gọi khác:
Thành phần: trong chè có một lượng lớn Cachein có tác dụng chống oxy hóa.Thành phần này làm tiêu bớt đi các chất béo trong gan, đồng thời phục hồi chức năng gan. Ngoài ra, lá chè có tác dụng bảo vệ tế bào gan khỏi những tác động gây ung thư nhờ tới tỷ lệ vitamin E và vitamin C lớn.
Cách dùng: Lá chè rửa sạch, pha với nước nóng uống hàng ngày.
Bán chi liên
Tên khoa học: Scutellaria barbata D. Don – S. rivularis Benth.
Tên gọi khác: Hoàng cầm râu
Thành phần: Dược liệu có các thành phần quý như alkaloid và flavonoid. Theo Đông y có vị đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu mụn nhọt, tẩy xổ chất độc ra khỏi có thể. Hoạt chất nhóm flavonoid có tác dụng kháng viêm hiệu quả, phù hợp để chữa bệnh viêm gan. Ngoài ra, rất hiệu quả cho các bệnh nhân bị mắc xơ gan cổ trướng.
Cách dùng:
Bài thuốc số 1: Bán chi liên 20g, xạ đen 30g, cà gai leo 30g. Các vị trên đem rửa sạch, đun với 3 bát nước, sắc kĩ còn lại 1 bát uống hết trong ngày. Dùng liên tục trong 7 ngày để có kết quả tốt.
Bài thuốc số 2 (chữa ung thư gan): Bán chi liên 40g, bạch hoa xà thiệt thảo 40g, sắc uống ngày một thang hoặc nấu nước uống thay trà hàng ngày.
Lưu ý khi chữa bệnh gan bằng thuốc nam
Bệnh nhân muốn sử dụng thuốc nam chữa bệnh về gan thì cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Trước khi dùng thuốc nên thăm khám tình trạng bệnh gan của mình tại cơ sở y tế, tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa để xem xét tình trạng của bệnh có phù hợp với bài thuốc định dùng không.
Làm sạch các vị thuốc với nước trước khi dùng.
Kiên trì uống thuốc nam để có được hiệu quả chữa bệnh.
Không tùy tiện kết hợp các cây thuốc chữa bệnh gan với nhau, người bệnh cần thực hiện đúng theo chỉ dẫn về thành phần, tỷ lệ cũng như cách làm.
Theo dõi các dấu hiệu cơ thể trong quá trình dùng các cây thuốc nam, nếu có những dấu hiệu lạ thì nên bình tĩnh, loại trừ các nguyên nhân do thức ăn và nước uống, nếu bạn xác định do thuốc nam gây nên thì nên ngưng sử dụng. Tác dụng của thuốc nam phụ thuộc nhiều vào cơ địa của người dùng, có người hợp thuốc và cũng có người không hợp.
Thăm khám bệnh tại cơ sở y tế sau khi dùng thuốc để biết được tình trạng của bệnh gan có tiến triển theo chiều hướng tốt lên hay xấu đi.
Các bài thuốc trên đây của chúng tôi đưa ra chỉ có giá trị tham khảo và đơn vị là giá trị ước lượng, nếu bạn muốn dùng để điều trị hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để biết loại dược liệu và liều lượng phù hợp cho cơ thể mình trước khi dùng nhé. Chúc các bạn sức khỏe tốt.
Chi tiết bạn đọc vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH – Một Thành Viên của Tập Đoàn Zila Vietnam
- Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
- Điện thoại: 1900 636 891
- Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com