Vân mộc hương

Vân mộc hương

Tên tiếng Việt: Vân mộc hương, Quảng mộc hương
Tên khoa học: Aucklandia lappa DC.
Họ: Asteraceae (Cúc)
Công dụng: Đau bụng, ỉa chảy, lỵ, giải độc (Rễ sắc uống).
 

Mô Tả

  • Cây nhỏ, sống lâu năm. Rễ to mập, vỏ ngoài màu nâu nhạt.
  • Lá rất đa dạng, lá phía gốc, hình ba cạnh tròn, có cuống dài, có dìa nhăn nheo, lá ở ngọn hẹp dần, không cuống, gốc ôm thân, mép hơi uốn lượn, có răng cưa, hai mặt đều có lông, dày hơn ở mặt dưới.
  • Cụm hoa mọc thành đầu, màu lam tím.
  • Quả bế, hơi dẹt, màu nâu nhạt, có đốm tím.
  • Mùa hoa: tháng 7 – 8; mùa quả: tháng 9-10.

Phân bố, sinh thái

Saussurea DC. là một chi lớn gồm các loài phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm. Châu Á có khoảng 300 loài, châu Âu 9 loài, Bắc Mỹ 1 loài và Australia 1 loài. Ở Việt Nam, có 2 loài là cây vân mộc hương và mộc hương núi (S. deltoidea (DC.) C.B. Clark).

Vân mộc hương có nguồn gốc ở vùng núi phía bắc Ấn Độ (Jammu và Kashmia) và Nepal. Cây mọc tự nhiên trên các bãi cỏ trong thung lũng và sườn núi, ở độ cao từ 1500 – 3300m. Từ thế kỷ 13 cây được nhập vào Trung Quốc và Nhật Bản. Ngay ở Ấn Độ, do khai thác quá nhiều, nên năm 1920, vân mộc hương đã bắt đầu gây trồng. Hiện nay, Trung Quốc là nước trồng nhiều vân mộc hương nhất, rồi đến Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam.

  • Cây được nhập vào Việt Nam từ đầu những năm 70 và được trồng thử ở Sa Pa, sau phát triển ở Bắc Hà (Lào Cai); Sìn Hồ (Lai Châu); Phó Bảng (Hà Giang).
  • Đến năm 1978, Viện Dược liệu đưa cây giống vân mộc hương vào Đà Lạt (Lâm Đồng). Cho đến nay chỉ có Sa Pa là nơi sản xuất vân mộc hương duy nhất ở Việt Nam. Cây ưa sáng, sinh trưởng mạnh trong mùa xuân- hè; ra hoa quả nhiều vào cuối mùa thu. về mùa đông, phần trên mặt đất có thể bị tàn lụi.

Cách trồng

Nhân giống

Vân mộc hương ưa khí hậu lạnh mát, được trồng chủ yếu ở các vùng cao thuộc Lào Cai, Lai Châu và Lâm Đồng.

  • Cây được nhân giống bằng hạt. Hạt có thể gieo 2 vụ trong một năm. Vụ xuân gieo tháng 2-3, thu hoạch tháng 12 cùng năm.
  • Vụ thu gieo tháng 9 – 10, thu hoạch vào tháng 12 năm sau. Hạt giống được thu từ cây hai năm: vào tháng 8-9, hái quả chín, phơi trong râm cho khô, tách lấy hạt để làm giống.

Phương pháp trồng

Phương pháp trồng chủ yếu là gieo thẳng.

  • Trồng cây con, rễ củ phân nhánh nhiều, kém giá tri.
  • Đất trồng cần cày bừa kỹ, để ải, đập nhỏ, lên luống cao 25 – 30 cm, rộng 70cm để trồng 2 hàng.
  • Bổ hốc với khoảng cách 40 X 40 cm, trộn đểu phân lót vào hốc vói lượng 20 – 25 tấn phân chuồng mục, 250 kg supe lân, 100 kg kali cho một hecta. Mỗi hốc gieo 3-5 hạt. C
  • hú ý tránh để hạt tiếp xúc trực tiếp với phân bằng cách phủ một lớp đất mỏng lên mặt hốc rồi mới gieo hạt.

Chăm sóc

Gieo xong, phủ đất mỏng, tưới ẩm. Không cần phủ rơm rác vì dẽ bị giun đùn mất hạt. Khi cây có 3 – 4 lá thật, cần tỉa bớt, chỉ giữ lại mỗi hốc một cây khoẻ nhất. Cây tỉa ra có thể dùng để giặm hoặc trồng tận dụng sang ruộng mới.

  • Thường xuyên làm cỏ, giữ ẩm, tỉa bỏ lá già, tưới thúc bằng nước phân chuồng (15 ngày / lần) cho đến khi cây ngừng sinh trưởng. Nếu thu hạt, khi cây ra hoa, cần bón thúc thêm một đợt nữa để nuôi quả. Vân mộc hương thường bị bệnh đốm nâu lá và lở cổ rễ.
  • Ngoài ra, còn có sâu xám và rệp gây hại. Củ thu hoạch vào tháng 12, đập sạch đất, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Hiện nay, vân mộc hương ra hoa xám, củ nhỏ, cần nghiên cứu thêm để phục tráng giống.

Bộ phận dùng

Rễ, thu hoạch vào mùa thu – đông, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con và gốc, thân, cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, cắt thành khúc dài 5-10 cm, phơi trong râm hoặc sấy ở nhiệt độ thấp. Để làm thuốc thang, rửa sạch dược liệu, lấy khăn ướt ủ khoảng 2-3 giờ cho mềm, bào mỏng, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Tác dụng dược lý

Tác dụng ức chế vi sinh vật:

Cao rễ vân mộc hương có tác dụng ức chế in vitro các chủng vi khuẩn: Staphylococcus aureus, Shigella shigae, Enterococcus faecalis, Escherichia coli, Shigella sonnei và Pseudomonas aeruginosa. Cao chiết với cồn cao độ có hoạt tính kháng khuẩn mạnh hơn cao chiết với cồn thấp độ. Tinh dầu vân mộc hương có tác đụng kháng khuẩn và tẩy uế mạnh, đặc biệt với liên cầu và tụ cầu khuẩn.

Vân mộc hương còn ức chế Salmonella typhi, s.paratyphi.

Chuột lang gây nhiễm Trichophyton rubrum được điều trị với chế phẩm thuốc từ vân mộc hương, đã khỏi bệnh sau hai tuần điều trị. Vân mộc hương ức chế in vitro Entamoeba histolytica lấy từ bệnh phẩm.

Tác dụng ức chế nhu động ruột:

Tinh dầu vân mộc hương có tác dụng ức chế nhu động ruột, gây thư giãn. Cao toàn phần tinh dầu đã khử lacton và dihydrocostunolid, các phân đoạn lacton và dihydrocostunolid đều ức chế sự co thắt hồi tràng cô lập chuột lang gây bởi acetylcholin, histamin và bari clorid.

Tác dụng giãn cơ trơn:

Hầu hết các phân đoạn của tinh dầu đều có tác dụng làm giảm sự co thắt phế quản gây bởi khí dung histamin và acetylcholin trên chuột lang, Saussurin là alcaloid làm giãn cơ trơn, đặc biệt vói cơ trơn phế quản và làm dịu cơn hen. Nó gây giãn các tiểu phế quản ở động vật thí nghiệm tương tự như adrenalin, nhưng tác dụng không mạnh bằng adrenalin và xuất hiện chậm hơn, nhưng tồn tại trong thời gian dài hơn. Tác dụng chủ yếu thông qua trung tâm phế vị ở tuỷ sống, tuy tác dụng trực tiếp trên sợi cơ trơn của tiểu phế quản cũng tham gia một phần. Cũng có tác dụng ức chế chung trên những cơ trơn khác. Trên chuột nhắt trắng gây loét dạ dày bằng cách ngâm chuột trong nước, phân đoạn chiết vối aceton của vân mộc hương cho uống có tác dụng chống loét rõ rệt, trong đó phân đoạn costunolid có tác dụng chống loét mạnh nhất.

Trên chuột cống trắng, cao aceton vân mộc hương có tác dụng lợi mật đáng kể, trong 5 phân đoạn của cao này, costunoliđ có tác dụng mạnh nhất. Tinh dầu vân mộc hương được hấp thụ qua đường tiêu hoá, bài tiết một phần qua phổi gây tác đụng long đờm và một phần qua thận gây tác dụng lợi tiểu.

Tác dụng giảm đau:

Vân mộc hương có tác dạng giảm đau trên chuột nhắt trắng gây cơn quặn đau bằng tiêm phúc mạc dung dịch acid acetic 1%. Có tác dụng chống viêm trên chuột cống trắng trong hai mô hình thực nghiệm: gây phù bàn chân với kaolin và gây u hạt thực nghiệm với amian; đồng thời có hoạt tính gây thu teo tuyến ức chuột cống đực non.

Tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương:

Những thành phần bay hơi trong tinh dầu có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương. Hít khói của bột vân mộc hương gây ức chế rõ rệt hệ thần kinh trung ương. Tiêm tinh dầu cho động vật thí nghiệm gây giãn mạch ở vùng nội tạng và kích thích tuần hoàn.

Tác dụng dược lý khác:

  • Tinh dầu vân mộc hương còn có tác dụng diệt côn trùng.
  • Trong nhiều thử nghiệm lâm sàng, nhiều bài thuốc có vân mộc hương phối hợp với các dược liệu khác, đã thể hiện có hiệu quả tốt trong điều trị các chứng bệnh tiêu chảy trẻ em và người lớn, lỵ trực khuẩn và lỵ amíp, viêm đại tràng mạn tính thể co thắt, rối loạn tiêu hoá kéo dài, viêm đại tràng mạn tính thể phân nát có máu, suy nhược thần kinh, đái tháo đường.
  • Vân mộc hương được cho bệnh nhân đái tháo đường uống với liều hàng ngày 500 mg cho mỗi bệnh nhân dưới dạng nưóc sắc trong 30 ngày, đã tỏ ra có hiệu lực điều trị đái tháo đường và không gây tác dụng phụ.
  • Vân mộc hương có tác dụng bảo vệ chống độc lực của nọc rắn, nâng cao tỷ lệ sống hoặc kéo dài thời gian cầm cự cho chuột nhắt trắng được tiêm nọc rắn mang bành.
  • Vân mộc hương có trong thành phần chế phẩm thuốc chữa sỏi mật bào chế từ 6 dược liệu. Thuốc này có tác dụng làm mòn sỏi mật in vitro, và tác dụng lợi mật in vivo trên chuột lang; có tác dụng chống viêm trong các mô hình gây phù bàn chân với caragenin và gây u hạt thực nghiệm với amian trên chuột cống trắng và có tác dụng bảo vệ gan chống lại nhiễm độc gan do carbon tetraclorid.

Tính vị, công năng

Vân mộc hương có vị đắng, cay, tính ấm, vào ba kinh: phế, can và tỳ, có tác dụng hành khí, giảm đau, kiện tỳ, hoà vị, lợi tiêu hoá, lợi tiểu, an thai, trừ đờm, làm săn.

Công dụng

Theo y học trong nước

Vân mộc hương được đùng chữa cảm lạnh khí trệ, đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, lỵ, tiêu chảy, nôn mửa, tiểu tiện bế tắc. Còn dùng làm thuốc gây trung tiện, chữa ngộ độc thức ăn, chữa ho, làm an thai (sao với gừng) và chữa sốt rét cơn (sao với gừng và kết hợp với các vị khác).

  • Ngày dùng 3 – 6 g, mài với ít nước hoặc tán thành bột để uống hoặc 6 – 12 g dưới dạng thuốc sắc. Vân mộc hương cho vào quần áo để phòng nhậy cắn. Để chống hôi nách, lấy bột vân mộc hương xoa vào nách.

Theo y học nước ngoài

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, vân mộc hương được dùng trị đau tức ở ngực và vùng thượng vị, đau mót trong bệnh lỵ, khó tiêu, chán ăn. Còn được dùng làm thuốc gây ngủ, trừ giun, cầm máu, giải độc và trị rắn và sâu bọ cắn, nhiễm độc thai nghén. Vân mộc hương có trong thành phần bài thuốc chữa ung thư. Ngày uống 3 – 10 g dưới dạng thuốc sắc, rượu thuốc và bột.

Trong y học cổ truyền Ân Độ, vân mộc hương là thuốc dễ tiêu, gây trung tiện, chữa ho, hen, bệnh tả. Hít khói của bột vân mộc hương gây ức chế hệ thần kinh trung ương, do đó có người hít để thay thế thuốc phiện. Vân mộc hương cũng được dùng làm thuốc diệt côn trùng để bảo quản các hàng dột bằng len và tơ luạ.

Rễ vân mộc hương có trong thành phần bài thuốc cổ truyền Ấn Độ phối hợp với các vị khác chữa bệnh sỏi niệu và bệnh tim.

Trong y học cổ truyền Nhật Bản, vân mộc hương điều trị các bệnh về tiêu hoá, nôn mửa, tiêu chảy, nấc, đau dạ dày, lỵ, đau bụng, đau tim, ngực bụng trướng đau, động thai.

Kiêng kỵ:

  • Không dùng vân mộc hương đối với các chứng bệnh do khí yếu hay huyết hư mà táo.

Bài thuốc có vân mộc hương

1. Chữa tiêy chảy (viên nén Mộc hương): Mỗi viên có bột vân mộc hương đã xử lý 50 mg, gelotanin 70 mg. Liều uống mỗi lần 6 viên, ngày 3 lần. Trẻ em tuỳ theo tuổi.

2. Chữa tiêu chảy trẻ em do tích trệ thức ăn: Vân mộc hương, bạch truật, mạch nha, chỉ thực, hoàng liên, sơn tra, trần bì, thần khúc, mỗi vị 12 g; liên kiều, sa nhân, la bạc tử, mỗi vị 8 g. Tán nhỏ, làm viên. Ngày uống 4 – 8g.

3. Chữa lỵ cấp tính:

  • Vân mộc hương 8 g, hoàng liên 20g; khổ sâm, bạch thược, mỗi vị 12g; chỉ xác 8g, cam thảo 4g. Tán bột, làm viên hoàn. Ngày uống 10 – 20 g.
  • Vân mộc hương 6g, kim ngân hoa 20g; hoàng cầm, hoàng liên, mỗi vị 12g; bạch thược, đương quy, mỗi vị 8g; binh lang, cam thảo, mỗi vị 6g; đại hoàng 4g. sấc uống ngày một thang.

4. Chữa lỵ mạn tính: Vân mộc hương, hoàng liên, lượng bằng nhau, tán bột làm viên. Uống ngày 3g.

5. Chữa viêm đại tràng mạn tính thể co thắt, rối loạn tiêu hoá kéo dài: Vân mộc hương 6g; bạch truật, hoài sơn, ý dĩ, phòng đảng sâm, mỗi vị 12g; phụ tử chế 8g; can khương, chỉ thực, thương truật, mỗi vị 6g; xuyên tiêu nhục quế, mỗi vị 4g. sắc uống ngày một thang.

6. Chữa viêm dại tràng mạn tính do amip có cơ tái phát cấp diễn: Vân mộc hương 8g; bạch truật, phòng đảng sâm, ý dĩ, mỗi vị 12g; hoàng bá, hoàng liên, uất kim, xuyên khung, mỗi vị 8g; chỉ thực 6g.’Sắc uống ngày một thang.

7. Chữa viêm loét dạ dày tá tràng: Vân mộc hương 6g; đương quy, bạch thược, phục linh, kỷ tử, đại táo, mỗi vị 12g; xuyên khung 10g; a giao, táo nhân, mỗi vị 8g; ngũ vị tử, trần bì, mỗi vị 6g; gừng 2g. Sắc uống ngày một thang. ‘

8. Chữa xơ gan: Vân mộc hương 6g, ý dĩ 16g; phụ tử chế, bạch truật, trạch tả, hoài sơn, xa tiền tử, mỗi vị 12g; chỉ xác 6g; nhục quế, kê nội kim, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày một thang.

9. Chữa viêm cầu thận cấp tính: Vân mộc hương, thanh bì, mỗi vị lOg; cam toại, nguyên hoa, đại kích, hắc sửu, trần bì, tân lang, mỗi vị 6g. Tán bột, uống môi ngày 4 – 6g.

10. Chữa viêm cầu thận mạn tính: Vân mộc hương 8g, phục linh 16g, bạch truật 12g; phụ tử chế, hậu phác, thảo quả, đại phúc bì, mộc qua, mỗi vị 8g; can khương, cam thảo, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày một thang.

11. Chữa suy nhược cơ thể: Vân mộc hương 6g, bán hạ chế 8g; trần bì, sa nhân, mỗi vị 6g. Tán bột uống mỗi ngày 20g, hoặc sắc uống ngày một thang.

12. Chữa viêm khớp cấp có kèm theo thấp tim; Vân mộc hương 6g; bạch truật, đảng sâm, ý dĩ, trạch tả, kim ngân, thổ phục linh, mỗi vị I6g; xuyên khung, ngưu tất, mỗi vị 12g. sắc uống ngày một thang.

13. Chữa thiếu máu: Vân mộc hương 6g; đảng sâm, bạch truật, mỗi vị 16g; hoàng kỳ, long nhãn, thục địa, bạch thược, kỷ tử, đại táo, mỗi vị 12g; viễn chí, táo nhân, phục linh, mỗi vị 8g; đương quy 6g. sắc uống ngày một thang.

14. Chữa suy nhược và rối loạn thần kinh tim, chậm kinh: Vân mộc hương 6g, đảng sám 16g; hoàng kỳ, bạch truật, đương quy, long nhãn, đại táo, mỗi vị 12g; viên chí, táo nhân, phục thần, mồi vị 8g. sắc uống ngày một thang.

15. Chữa viêm tụy cấp tính (Bài thuốc Trung Quốc): Vân mộc hương 12g; sài hồ, bạch thược, đại hoàng, mỗi vị 20g; hoàng cầm, diên hồ sách, hoàng liên, mang tiêu, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

16. Chữa đau lưng, đau bụng ở bệnh nhân có sỏi niệu: Vân mộc hương 12g, ô dược 20g. Sắc uống ngày một thang.

17. Chữa co giật trẻ em do nhiễm độc não bởi các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hoá: Vân mộc hương 8g, bạch đầu ông 16g; hoàng bá, hoàng liên, trần bì, câu đằng, mỗi vị 12g; hậu phác 8g. Sắc uống ngày một thang.

18. Chữa viêm phẩn phụ thể khí trệ, huyết ứ: Vân mộc hương lOg; ý dĩ 16g; bồ công anh, kim ngân hoa, trần bì, mỗi vị 12g; huyền hồ 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.

19. Chữa bế kinh: Vân mộc hương 6g; phục linh, nga truật, hương phụ, xuyên khung, mỗi vị 8g; trần bì, bán hạ chế, thương truật, mỗi vị 6g; cam thảo, binh lang, mỗi vị 4g. Tán nhỏ, ngày uống 16 – 20g.

Nguồn: Cuốn Danh Lục Cây Thuốc Việt Nam, Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại:0869 111 269
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x