Nần vàng hay nần nghệ là loài thực vật thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae). Rễ nần vàng chứa từ 2% đến 4% diosgenin. Trong đông y, cao từ thân rễ nần vàng có tác dụng chống viêm và làm giảm cholesteron trong máu…
1. Thông tin chung
1.1 Tên gọi, pháp danh
- Tên tiếng việt: Nần nghệ, Nần vàng.
- Tên khoa học: Dioscorea collettii Hook.f.
- Tên đồng nghĩa: Dioscorea oenea Prain & Burk.
- Họ: Dioscoreaceae (Củ nâu).
- Công dụng: hạ mỡ máu, điều trị gan nhiễm mỡ, giải độc gan, điều chế diosgenin.
- Phân bố: cây mọc tự nhiên chủ yếu ở Mộc Châu (Sơn La), hiện đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam tại danh mục “hiếm”.
- Mùa hoa quả: Tháng 5-6.
1.2 Đặc điểm thực vật
Dây leo quấn, sống nhiều năm, dài 5-10 m. Lá đơn, mọc cách; phiến lá hình tim, cỡ 6-10 × 5-9 cm; có 7 gân, trong đó 3 gân gốc vươn tới chóp lá; ở gốc cuống lá có 2 gai nhỏ cong (lá kèm biến dạng).
Cụm hoa đực là những xim dài 10-30 cm, mỗi xim có 3-4 hoa. Hoa đực không cuống, bao hoa gồm 6 mảnh dính nhau ở gốc, với 6 thùy hình tam giác ở đỉnh. Nhị hữu thụ 3 có chỉ nhị chia đôi thành hình nạng và mỗi nhánh mang 1 bao phấn; nhị lép 3, hình dùi. Cụm hoa cái hình chùm, dài 15-30 cm. Hoa cái có 2 lá bắc, bao hoa 6 thùy, không có nhị lép; nùm nhụy 3 thùy.
Quả nang quặt lại, có 3 cánh, 3 ô, mỗi ô chứa 2 hạt. Hạt có cánh tròn. Thân rễ màu vàng, phân nhiều nhánh ngắn tạo thành một khối có đường kính đạt tới 20 cm. Vỏ ngoài có màu nâu vàng hoặc xám, xù xì, lồi lõm, mang rất nhiều rễ con nhỏ.
Thân rễ nằm dưới đất, đến tháng 2-3 mới mọc thân khi sinh, tháng 5-6 ra hoa và kết quả, cây tàn lụi vào tháng 11-12.
1.3 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Thân rễ.
Thu hái vào tháng 6 hoặc khi thân rễ đủ già, thái mỏng rồi phơi khô hoặc nấu cao dùng dần.
1.4 Đặc điểm phân bố
Là cây đặc hữu của Trung Quốc, Đài Loan, hiện có ở Mianma, Ấn Độ và khu vực vùng núi Tây Bắc của Việt Nam.
2. Thành phần hóa học
Một số hợp chất đã được phân lập từ chiết xuất thân rễ Nần vàng, trong đó nhóm hợp chất quan trọng nhất là saponin. Các hợp chất đã được xác định bao gồm: diosgenin, prosapogenin A của dioscin, dioscin, gracillin, yamogenin, collettinside III, raspberry ketone, (-)-rhododendrol, E-(4′-hydroxyphenyl)-but-1-en-3-one, phloretic acid, trans-4-coumaric acid, trans-cinnamic acid, 2,4-dichlorobenzoic acid, 4-hydroxybenzoic acid, protocatechuic acid, vanillic acid, 4-hydroxybenzaldehyde, vanillin, syringaldehyde, formononetin, (+)-catechin, -sitosterol, daucosterol, stigmasterol, cyclo-(L-Pro-L-Leu), cyclo-(L-Leu-L-Ile), cyclo-(L-Leu-L-Leu), cyclo-(L-Phe-L-Val) và cyclo-(L-Phe-L-Tyr).
3. Nần vàng có tác dụng gì?
3.1 Tác dụng dược lý
3.1.1 Trị bệnh Gout, viêm khớp
Tổng số Saponin được chiết xuất từ Nần vàng được cho là có lợi ích điều trị bệnh viêm khớp do Gout. Nghiên cứu cho thấy chiết xuất này làm giảm mức độ của các cytokine gây viêm, bao gồm TNF-α, IL-18 và IL-1β, được tiết ra bởi đại thực bào THP-1; đồng thời làm giảm nồng độ protein của NALP3 và các đốm giống như quá trình chết theo chương trình, đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp các dòng siêu nhỏ NALP3. Hơn nữa, các protein liên quan đến dòng siêu nhỏ NALP3 cũng bị giảm bởi TSD trong đại thực bào THP-1 do rotenone gây ra, TSD ức chế hoạt hóa caspase-1 và hoạt hóa dòng siêu nhỏ NALP3 do rotenone tạo ra trong đại thực bào THP-1. Ngoài ra, các saponin này cũng có tác dụng chống tăng axit uric máu rõ ràng thông qua quá trình điều hòa giảm mRNA chất vận chuyển urat trong ống thận 1 (URAT1) và các protein URAT1 và chất vận chuyển Glucose 9 cũng như điều hòa lại các protein của chất vận chuyển anion hữu cơ 1 và 3 (OAT1 và OAT3).
3.1.2 Giảm mỡ máu
Các nghiên cữu trong nước gần đây đã chứng minh tác dụng điều hòa lipid máu của chiết xuất thân rễ Nần vàng. Nhờ chứa hàm lượng saponin lớn, chiết xuất thảo dược này có khả năng vận chuyển các lipoprotein tỷ trọng thấp đến những nơi có thể thải trừ, giúp đào thải bớt lượng mỡ máu có trong cơ thể. Từ đó, giúp ngăn ngừa và cải thiện bệnh mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, chiết xuất cũng giúp ổn định và giảm huyết áp, có lợi cho bệnh nhân cao huyết áp.
3.2 Công dụng theo y học cổ truyền
Củ Nần vàng có tính bình, vị đắng, quy vào kinh can, vị, bàng quang, có tác dụng kiện tỳ vị, hạn chế tích mỡ trong máu, hạ mỡ máu và gan nhiễm mỡ.
Trong đông y, Nần vàng được dùng trong chữa gan nhiễm mỡ, huyết áp cao, viêm khớp.
4. Các bài thuốc từ cây Nần vàng (Nần nghệ)
4.1 Nần vàng sắc uống trị mỡ máu
Dùng thân củ Nần vàng khô 15g hoặc tươi 40g, rửa sạch, thái lát mỏng, sắc với 500ml nước tới khi còn 300ml, chia làm 2 lần uống trong ngày, sau khi ăn 30 phút.
4.2 Cao Nần nghệ chữa mỡ máu
Dùng cao Nần nghệ vừa đủ pha với nước ấm, uống sau khi ăn như với nước sắc uống.
4.3 Lưu ý
Dùng sau bữa ăn để đạt hiệu quả giảm mỡ máu cao nhất.
Nguồn: Tổng hợp
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH
- Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
- Điện thoại: 0869 111 269
- Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
- Website: DongYQuangMinh.vn