5 món ăn bài thuốc phòng bệnh mùa Xuân

Trong mùa Xuân, trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người cơ thể suy yếu mắc bệnh mạn tính, khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường không đầy đủ, rất dễ bị mắc một số chứng bệnh ngoại cảm (yếu tố gây bệnh từ bên ngoài) cũng như nội thương (yếu tố sinh bệnh từ bên trong).

Những người trong mùa Đông do ăn quá nhiều chất cay nóng làm hao tán âm khí gây nên chứng “Âm hư hỏa vượng”, hoặc ăn quá nhiều chất xào rán béo ngậy làm cho đàm nhiệt ẩn tích lại trong cơ thể. Sang mùa Xuân bệnh sẽ phát ra với những chứng trạng như đầu mặt choáng váng, ngực bụng đầy tức, chân tay nặng trĩu, tinh thần uể oải…

Bạch biển đậu và tác dụng của cây đậu ván trắng với cách dùng trị bệnh

Bạch biển đậu có tác dụng phòng viêm não trong mùa xuân.

Bên cạnh đó, mùa Xuân là giai đoạn khí hậu chuyển tiếp, nóng lạnh thay đổi thất thường, nên những bệnh cũ rất hay tái phát, đặc biệt là ở những người cao tuổi hoặc người cơ thể vốn suy nhược.

Một số bệnh như thiên đầu thống, đau dạ dày, viêm họng mạn tính, hen suyễn, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành tim, một số dạng bệnh tâm thần… rất hay tái phát vào những ngày trước hoặc sau tiết Xuân phân.

Để thích ứng với điều kiện khí hậu của môi trường bên ngoài, trong mùa Xuân cần chú ý một số bệnh thường gặp như sau:

1. Dự phòng viêm não trong mùa Xuân

– Thành phần: Bạch biển đậu (đậu ván trắng) 80g, gạo tẻ 100g.

– Cách dùng: Đậu ván trắng ngâm trước 2-3 tiếng cho mềm, sau đó vớt ra, nấu với gạo đã vo sạch cho chín nhừ; thêm gia vị vừa đủ. Ăn nóng, ăn vào lúc sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.

2. Phòng bệnh viêm đường hô hấp trên

– Thành phần: Kim ngân hoa 10g, liên kiều 10g, tang diệp (lá dâu tằm) 10g, cúc hoa 10g, bạc hà 6g, kinh giới 6g, cát cánh 6g, lá tre 8g, xạ can (củ cây rẻ quạt) 6g, cam thảo 4g.

– Cách dùng: Các vị thuốc sắc với 900ml nước, đun sôi, giữ nhỏ lửa cho cạn còn 600ml, chia 3 phần uống trong ngày. Mỗi ngày có thể uống 1-2 thang.

Cây Nhót: Vị thuốc có tác dụng trị ho hiệu quả - YouMed

Lá nhót phòng ngừa ho hen, viêm khí quản tái phát

3. Trị cảm lạnh

– Thành phần: Tía tô (cành và lá tươi) 12g, kinh giới 8g, hoắc hương 10g, vỏ quít 12g, củ gấu 12g, bán hạ chế 8g, cát cánh 8g, hạnh nhân 8g, hành 8g, gừng tươi 8g, cam thảo 6g.

– Cách dùng: Các vị thuốc sắc với 900ml nước, đun sôi, giữ nhỏ lửa cho cạn còn 600ml, chia 3 phần uống trong ngày. Mỗi ngày có thể uống 1-2 thang.

4. Phòng ngừa ho hen, viêm khí quản tái phát

– Thành phần: Lá nhót 30g (tươi) hoặc12g (khô).

– Cách dùng: Lá nhót sao vàng, tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g hòa với nước cơm để chiêu thuốc. Dùng liên tục trong 10 -15 ngày là một liệu trình.

Hoặc có thể dùng lá nhót đem sao vàng, hạ thổ, sắc nước uống thay trà trong ngày.

5. Tăng sức đề kháng, phòng cảm mạo

– Thành phần: Tang diệp (lá dâu tằm) 12g, cúc hoa (hoa cúc) 8g, trúc diệp (lá tre) 20g, bạc hà 3g, cam thảo 4g.

– Cách chế biến và sử dụng: Các vị thuốc sắc với 400-600ml nước (đổ ngập nước trên mặt thuốc 3cm), đun nhỏ lửa 15 phút là dùng được. Chia uống trong ngày, uống liền 3-5 ngày. Uống ấm tốt hơn uống lạnh.

Mời bạn xem thêm video:

5 thực phẩm có lợi cho người khó ngủ | SKĐS

Nguồn: Tổng hợp

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại: 0869 111 269
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x