7 Thực Phẩm Tốt Cho Hệ Xương Khớp

7 Thực Phẩm Tốt Cho Hệ Xương Khớp

Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) ước tính cơ thể đạt đến khối lượng xương cao nhất vào khoảng năm 30 tuổi. Bên cạnh việc tập luyện, bổ sung một chế độ ăn uống đầy đủ canxi, vitamin D và các dưỡng chất cần thiết khác có thể giúp cho xương khỏe mạnh. Chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với người bệnh xương khớp, thậm chí việc ăn uống không đúng cách có thể khiến bệnh trầm trọng hơn. Dưới đây là top thực phẩm tuyệt vời tốt cho hệ xương khớp mà bạn nên cho vào chế độ ăn của mình để giảm bớt các triệu chứng của bệnh, tăng cường hệ miễn dịch và giúp xương khớp khỏe mạnh hơn.

TOP 7 loại thực phẩm tốt cho xương khớp

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và bảo vệ xương khớp. Dưới đây, Đông Y Quang Minh sẽ giới thiệu đến bạn 7 loại thực phẩm tốt cho hệ xương khớp giúp cơ xương luôn chắc khỏe.

1. Sữa và chế phẩm từ sữa

Canxi là dưỡng chất cần thiết để phát triển và duy trì xương, răng khỏe mạnh. Các sản phẩm từ sữa có thể là nguồn cung cấp canxi dồi dào để giúp xương chắc khỏe hơn, trong đó không thể không kể đến sữa tươi và sữa chua. Vì vậy nên bổ sung thường xuyên để cơ thể có thể nhận được lượng canxi theo khuyến nghị hàng ngày.

Ngoài ra,các chế phẩm từ sữa khác như phô mai, sữa đậu nành cũng là một nguồn cung cấp canxi khác có thể lựa chọn bổ sung cho cơ thể.

thực phẩm tốt cho xương khớp

2. Cá mòi, cá hồi và cá ngừ

Các loại cá này đều là nguồn cung cấp canxi, vitamin D và protein, giúp duy trì hệ xương khỏe mạnh. Theo cơ quan Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA), chỉ 106,3g cá mòi đóng hộp đã có tới 351mg canxi và 178 IU vitamin D. Cá hồi thường được coi là “thực phẩm lành mạnh” vì có nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có vai trò lớn với hệ xương khớp. Theo USDA, một khẩu phần chứa 85g cá hồi chỉ có 13mg canxi nhưng có tới 447 IU vitamin D, giúp duy trì sức khỏe của não và mức năng lượng của cơ thể.

Một hộp cá ngừ cung cấp 26 mg canxi và 67 IU vitamin D, theo USDA. Mặc dù có hàm lượng vitamin D thấp hơn cá mòi và cá hồi nhưng cá ngừ vẫn là nguồn cung cấp vitamin D tốt cho sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Cao dây đau xương có tác dụng chống viêm, giảm đau, giảm các cơn đau nhức xương khớp rất hiệu quả.

Cao dây đau xương

Click Xem Chi Tiết

3. Rau lá xanh đậm

Các loại rau lá xanh đậm như cải xoăn, cải xanh, rau bina và cải ngọt là nguồn chứa nhiều canxi để hỗ trợ sức khỏe của xương. Thống kê cho thấy, sau khi chế biến một chén rau, lượng canxi ở từng loại là: cải xoăn: 177mg, cải xanh: 165mg, rau bina: 245mg, cải ngọt: 185mg. Do đó, để nâng cao sức khỏe hệ xương nên tăng cường bổ sung những loại rau này trong bữa ăn hàng ngày.

4. Ngũ cốc

Ngũ cốc là một thực phẩm chủ yếu trong bữa sáng và đây cũng là một lựa chọn bổ sung canxi tuyệt vời để giữ cho xương khỏe mạnh, trong đó, bột yến mạch chứa nhiều hàm lượng canxi nhất. Ngũ cốc có thể ăn khô, thêm vào món tráng miệng hoặc sữa để gia tăng khẩu vị, dễ ăn hơn. Bữa sáng với ngũ cốc giàu chất dinh dưỡng có thể giúp bạn bắt đầu một ngày mới nhiều năng lượng hơn.

ngũ cốc

5. Đậu phụ, đậu nành

Theo USDA, 100g đậu phụ chứa tới 345mg canxi. Đậu nành Nhật edamame là một món ăn nhẹ hoặc món khai vị rất tốt cho hệ xương. Chỉ một chén đậu nành nấu chín có tới 175mg canxi. Đậu nành edamame có thể được chế biến trong các món súp và salad, cũng là một cách tuyệt vời để tăng cường canxi và protein.

6. Khoai lang

Vitamin D và canxi rất cần đối với sức khỏe của xương nhưng các chất dinh dưỡng khác cũng đóng một vai trò quan trọng. Nghiên cứu năm 2020 đăng trên Tạp chí về dinh dưỡng, Mỹ cho thấy, kali có thể ngăn ngừa tình trạng mất canxi. Một đánh giá khác cũng chỉ ra rằng magie có thể duy trì tính toàn vẹn của xương.

Theo USDA, một củ khoai lang lớn có tới 1,100mg kali và 63mg magie. Nhiều loại thực phẩm cung cấp canxi và vitamin D cũng cung cấp kali, magie có thể kể đến như rau bina, cá hồi, cá ngừ, sữa đậu nành, sữa và sữa chua.

Khoai lang

7. Nấm

Nấm có thể tạo ra vitamin D khi ở dưới ánh nắng mặt trời. Cụ thể, nấm có thể cung cấp lượng vitamin D2 cao hơn hầu hết các loại thực phẩm. Đây cũng là nguồn cung cấp vitamin D duy nhất không có nguồn gốc từ động vật.

Tuy nhiên, cần thận trọng trong việc lựa chọn nấm. Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ cảnh báo không nên ăn nấm hoang dã trừ khi được kiểm định là chúng an toàn.

Người bệnh xương khớp nên tránh ăn gì?

Dưới đây là danh sách thực phẩm không tốt cho hệ xương khớp mà bạn nên tránh:

  • Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt dê, thịt cừu): Vì chúng có thể làm tăng mức độ viêm khớp.
  • Thức ăn nhanh, bơ hoặc thức ăn chiên kỹ: Bởi chúng có thể kích thích phản ứng viêm, làm giãn mạch, khiến tình trạng đau khớp càng trở nên trầm trọng.
  • Các món ăn mặn, nhiều muối: Dung nạp quá nhiều muối trong cơ thể sẽ làm tăng hàm lượng natri, đồng thời làm giảm khả năng hấp thụ canxi, dễ dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp và viêm khớp mãn tính.
  • Thịt mỡ, bơ, thịt nguội, chà bông, xúc xích: Đây là nhóm thực phẩm gây tăng lipit máu bất lợi, tăng phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao khớp.

Ngoài ra, người bệnh xương khớp cũng nên tránh các loại thức uống có cồn như rượu, bia, cà phê… để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh của cơ xương khớp. Vì vậy, bạn cần chú ý các thực phẩm nên ăn và hạn chế ăn các thực phẩm có hại cho xương khớp. Bên cạnh đó, đừng quên duy trì thói quen tập thể dục để tốt cho cơ xương.

Xem thêm:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Showroom Yến Sào Quang Minh: Số 264 Lê Lợi, thị Trấn Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội
  • Điện thoại: 1900 636 891
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x