Nhục đậu khấu – Myristica fragrans, Myristicaceae
Tên khác: Nhục quả, Ngọc quả.
Tên khoa học: Myristica fragrans Houtt., Myristicaceae (họ Nhục đậu khấu)
Mô tả cây: Cây nhỡ hoặc cây to, cành non hình tròn, vỏ ngoài nhăn nheo, hơi có khía, màu nâu xám. Lá mọc so le, có cuống ngắn; mặt trên nhẵn, mặt dưới phủ lông tơ. Hoa đơn tính cùng gốc, mọc ở kẽ lá. Quả đơn độc, có cuống ngắn, đôi khi mang bao hoa tồn tại. Hạt hình trứng có áo và nhân màu trắng.
Bộ phận dùng, thu hái và chế biến: Nhân hạt (Semen Myristicae) và áo hạt (Arillus Myristicae) phơi khô.
Thu hái quả, loại bỏ vỏ quả. Lấy riêng áo hạt ngâm muối rồi phơi hay sấy khô. Hạch đem sấy nhẹ (60 ºC) cho đến khi lắc lên thấy kêu lóc cóc thì đem đập lấy nhân, ngâm nước vôi, sau đó phơi hay sấy lại.
Thành phần hóa học: Nhục đậu khấu có chất béo khoảng 40%, tinh dầu, chất nhựa (3‑4%), các hợp chất phenylpropan (myristicin, elemicin), lignan, tinh bột, protid.
Áo hạt có khoảng 8% tinh dầu, nhựa và pectin.
Công dụng và cách dùng: Trong y học hiện đại và y học cổ truyền, nhục đậu khấu dùng để chữa các bệnh đường tiêu hóa như kiết lỵ, tiêu chảy, đau bụng đầy hơi. Còn dùng trong trường hợp biếng ăn, sốt rét.
Bơ nhục đậu khấu dùng xoa bóp ngoài chữa tê thấp, đau thần kinh tọa.
Áo hạt dùng lam thuốc bổ máu.
Ghi chú: Dùng liều cao có thể gây ngộ độc, chết người. Không dùng quá 4g / ngày.
Theo Khoa Dược – Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH
- Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
- Điện thoại: 1900 636 891
- Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
- Website: DongYQuangMinh.vn