Cây Tiết Dê – Bổ Giúp Lợi Tiểu, Điều Trị Bí Tiểu, Phù Nề, Điều Trị Sỏi Thận, Điều Trị Sỏi Mật, Tăng Cường Tiêu Hóa, Điều Trị Chậm Tiêu Bak817

Cây Tiết Dê là một trong những vị thuốc mát bổ, có thể chế biến thành dạng thạch để dùng hàng ngày. Ở bài viết này Đông Y Quang Minh xin giới thiệu tới các bạn chi tiết cách dùng cây tiết dê làm thuốc.

Cây Tiết Dê còn có tên gọi khác là cây mối tròn, cây mối nám, sâm nam, hồ đằng…

Tên thường gọi:

Còn gọi là dây mối tròn, cây mối nám, cây sâm nam, mối trơn, dây hoàng đằng. Tên khoa học: Cissampelos pareira L. Họ khoa học:

Thuộc họ:

Tiết dê Menispermaceae. Cây tiết dê (Mô tả, hình ảnh cây tiết dê, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…

Mô tả:

Cây tiết dê là một cây thuốc nam quý, dạng dây leo bằng thân quấn.

Lá mọc so le, có cuống dài, hình tim, mặt dưới có lông mịn. Cụm hoa đực ở nách, thành tán nhỏ rộng 10 – 15mm; cụm hoa cái thành chùm dạng bông, có nhiều lá tiêu giảm thành lá bắc.

Quả hạch xoan ngược dạng thận, dài 5mm, có lông xám có vòi cạnh gốc, khi chín có màu đỏ. Ra quả tháng 4 – 5.

Bộ phận dùng:

Toàn cây – Herba Cissampelotis Pareirae, thường có tên là Tích sinh đằng.

Nơi sống và Thu hái:

Loài phân bố ở châu Phi, châu Á nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở nước ta, cây mọc rải rác ở bìa rừng và đồi cây bụi ở phiến non. Có thể hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô. Bảo quản Bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm mốc

Thành phần hóa học:

  • Trong cây có các alcaloid Cissampareine, D-Quercitol, Hayatine, l-Bebeerine (tức l-Curine), d-Isochondrodendrine, Hayatidine, Cissamine, (++)-4’’-6-Methylcurine. Vỏ rễ chứa Menismine, Cissamine, Pareirine.
  • Trong lá tiết dê có một chất nhầy, chưa thấy được nghiên cứu.
  • Trong rễ, Fluckiger đã chiết được một ancaloit có vị đắng gọi là cisampelin hay pelosìn với tỷ lệ 0,5%. Chất này giống becberin. Cisampelin tan trong dung dịch no axit clohyđric, bị kết tủa bởi muối amon, kali nitrat, kali iođua.
  • Ngoài ra Fluckiger còn lấy ra được một chất nữa, trung tính, kết tinh thành hình phiến nhỏ gọi là deyamitin. Khi trộn tinh thể deyamitin với axit sunfuric ta sẽ thấy màu xanh thẫm sau chuyển màu xanh lục, cuối cùng sang màu đỏ rồi mất dần.
  • Năm 1952, Bhattacharji s., Sharma V. N. và Dhar M. D. ịj. Sci. Ịndustr. Res. India) đã báo cáo chiết được từ rẽ cây tiết dê một chất ancaloit gọi là hayatin và một ancaloit nữa gọi là hayatinin; ngoài ra còn chiết được quexitol và một sterol.
  • Cùng trong năm 1952, các tác giả Ấn Độ khác Rey p. K., Dutta A. T., Ray G. K. và Makerji (ỉndian J. Med.Res) đã nghiên cứu tác dụng dược lý của toàn bộ những ancaloit chiết được từ rễ cây tiết dê đối với chuột nhỏ thì thấy các ancaloit đó độc với liều 50mg trên 1kg thể trọng. Nó gây dãn các cơ trơn và kích thích các trung tâm của tủy sống.
  • Cuối cùng các tác giả Pradhan s. N., Roy c. và Varadan K. s. (Ind. Curr. Sci. 21 (6): 172) đã nghiên cứu tính chất curaro của muối clohydrat, muối methoclorua và muối methoiođua của hayatin.

Tính vị:

Lá tiết dê có vị ngọt đắng nhẹ, tính mát. Vào 2 kinh tỳ, thận.

Công dụng của cây tiết dê

Theo kinh nghiệm dân gian cây tiết dê có một số công dụng chính sau:

  • Mát, bổ giúp lợi tiểu.
  • Điều trị bí tiểu, phù nề.
  • Điều trị sỏi thận.
  • Điều trị sỏi mật.
  • Tăng cường tiêu hóa, điều trị chậm tiêu.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Tiết Dê:

Giải khát, hạ nhiệt:

Lấy khoảng100g lá tiết dê tươi già, loại bỏ lá non, lá sâu, rửa sạch (cần nhẹ tay, tránh làm rách lá). Để ráo nước, rồi cho vào chậu sạch, đổ một lít nước đun sôi để nguội. Vò mạnh cho nát lá trong 15 – 20 phút. Lọc nhanh bằng vải màn hoặc bằng rây. Hớt hết bọt nổi ở trên, rồi để khoảng 4 – 6 giờ cho đông đặc là dùng được.

Chữa tiểu tiện khó, giảm sốt:

Lá tiết dê tươi 50g, vò nát hoặc giã nhỏ, thêm một ít nước chín nguội, vắt lấy nước uống. Có thể thêm đường cho dễ uống. Ngày dùng khoảng 100g lá tươi.

Thạch tiết dê Hỗ trợ điều trị thủy đậu:

Lá tiết dê 20g, lá bạc thau 8g, lá rau bát 15g, lá bồ ngót 20g, lá quỳnh châu 10g, lá đào tiên 5g, lá diếp cá 20g, lá mặt trăng 10g, bông mã đề 15g, lá dâm bụt 5g, rau má 20g. Tất cả rửa sạch rồi vò trong một lít nước, đun sôi nước đó lên, lọc bã, để nguội dùng làm nước uống. Mỗi ngày dùng 1 lần. Dùng liên tục 3 – 4 ngày.

Chữa ứ huyết sưng đau do ngã:

Lá tiết dê 12g, hoa mộc miên 16g, rễ si 16g, dây tơ hồng 12g, cỏ nhọ nồi 12g, rễ tục đoạn 12g, rễ phục sinh 12g, lá bồ công anh 12g, hoài sơn 8g, kê huyết đằng 8g. Tất cả tán nhỏ, phơi khô, sắc lấy nước, chia làm 2 lần uống trong ngày, trước bữa ăn sáng, chiều. Uống trong 3 ngày.

Chữa mụn nhọt (giai đoạn nung mủ, phá mủ):

Lá tiết dê, măng tre non, lá thầu dầu tía, lượng bằng nhau, rửa sạch, thêm vài hạt muối, giã nát, đắp lên chỗ nung mủ ngày một lần có tác dụng hút mủ rất tốt.

Tham khảo:

Làm thành dạng thạch ăn cho mát, cách làm như sau:

  • Lấy chừng 50-100g lá tươi già, loại bỏ lá non, lá sâu, rửa sạch và tránh làm lá rách. Sau đó, để ráo nước, rồi cho vào chậu sạch, đổ một lít nước đun sôi để nguội. Vò mạnh cho nát lá chừng 15-20 phút.
  • Lọc nhanh bằng vải màn, tốt nhất là bằng rây rồi hớt hết bọt nổi ở trên, rồi để yên cho đông đặc. Thời gian đông đặc từ 4-6 giờ, cho ra sản phẩm thạch màu xanh lá cây khá thơm ngon, mát và lạ miệng.
  • Khi ăn lấy một phần thạch trộn với nước đường. Đường trắng 300g nấu với nửa lít nước, đun sôi 5-10 phút cho tan hết đường, lọc, để nguội, thêm vài giọt tinh dầu chuối hoặc ngâm mấy bông hoa nhài cho thơm, khuấy đều.
  • Ngoài ra, có thể dùng lá tiết dê trộn với lá găng trắng với lượng bằng nhau và làm như cách trên cho loại thạch thơm ngon và mát. Lá tiết dê còn chữa đau mắt đỏ bằng cách lấy lá tươi rửa sạch, nhúng qua nước đun sôi để nguội, rồi giã nát, gói vào vải xô sạch, đắp lên mắt, ngày 2 lần.

Cây Tiết dê nói trên cần tránh nhầm lẫn với các cây sau:

Cây Tiết dê Lông hay Hồ đằng lông:

Tên khoa học: Cissampelos pareira L. var hirsuta (DC) Ferman. Lá có lông như nhung, mềm ở cả 2 mặt.

Cây Tiết dê lá dày, còn gọi là dây Châu đảo:

Tên khoa học: Pericampylus glaucus (Lam.) Merr = Cocculus glaucescens Bl = Diploclisia macrocarpa (W.et A.) Miers. Cây này mọc ở Hà Giang, Hoà Bình, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế. Lá của nó dùng để làm thuốc cầm máu, chữa đau mắt, sốt, đau bụng, khó tiêu. Cây Tiết dê lá dày còn chứa alcaloit gây say.

Cây Dây song bào:

Tên khoa học: Diploclisia glaucescens (Bl.) Diels = Menispermun glaucum Lamk. Lá dài 5-10cm, rộng 6-11cm, đáy ngang hay lõm, có khi hình lọng, không lông, mặt dưới hơi mốc. Quả tròn dài 15mm hơi cong, màu vàng hay cam. Mọc ở vùng rừng còi hoặc ven rừng ở Đà Nẵng, Vọng Phu, Nha Trang, Cà Ná, Tây Ninh. Cây mọc từ thấp đến độ cao 1200m. Lá cây này dùng để trị gan ít mật.

Lưu ý khi áp dụng các bài thuốc từ Lá Tiết Dê

Mặc dù mang lại một số công dụng trị bệnh nhất định, song các bài thuốc từ lá tiết dê có thể gây ra phản ứng ngược nếu người bệnh dị ứng với các thành phần của thuốc. Ngoài ra, để đạt được hiệu quả tối ưu, người bệnh cần tuân thủ một số lưu ý dưới đây:

Các bài thuốc từ tiết dê chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Vì thế, người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Phụ nữ có thai, đang trong giai đoạn cho con bú hoặc trẻ em nên thận trọng khi sử dụng.

Cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.

QUÝ VỊ ĐẶT MUA LÁ TIẾT DÊ THEO THÔNG TIN SAU:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại: 0869 111 269
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x