Bài Thuốc Chữa Bệnh Vảy Nến Hiệu Quả

Đại Cương

Bệnh thường phát về mùa Đông, ở da đầu và mặt ngoài tứ chi, nặng thì có thể phát ra toàn thân, có thể kèm theo sưng đau các khớp tay chân.

Còn gọi là Ngân Tiêu Bệnh, Tùng Bì Tiễn, Bạch Chuỷ, Chuỷ Phong, Bạch Xác Sang, Tùng Hoa Tiễn.

Từ Bạch Chuỷ đầu tiên xuất hiện trong sách ‘Ngoại Khoa Đại Thành’.

Sách ‘Phong Môn Toàn Thư’ viết: Vùng tổn thương lõm như đồng tiền lớn, bên trong mầu hồng bên ngoài mầu trắng, châm kim vào không chảy ra máu, chảy ra nước mầu trắng như mầu bạc. Lúc đầu phát ra ở cơ thể rồi sau đó phát ở mặt”.

Triệu chứng

Hồng ban giới hạn rõ rệt, có vẩy trắng như nến, có thể gây ra thành từng lớp như mica, có khi nổi dát đỏ như gọt nước, có khi to, tròn hoặc bầu dục, đường kính 2,5cm, có khi thành mảng rộng do nhiều dát kết hợp lại.

Vị trí đặc hiệu: Vùng da bị tỳ, cọ nhiều như khuỷ tay, đầu gối, mông, xương cùng, vùng mấu chuyển lớn.

Lúc đầu từng lớp vẩy bong ra như nến rồi đến màng bong là một màng rất mỏng. Khi màng đó đã được nạo đi sẽ thấy rướm máu lấm tấm, có lẫn cả tiết dịch trong giống như những giọt sương li ti, vì vậy còn được gọi là hiện tượng sương máu (phénomène de la rosée sanglante), có giá trị rất lớn để chẩn đoán.

Có trường hợp vẩy nến khu trú ở da đầu, ăn xuống rìa tóc hoặc ở lòng bàn tay, bàn chân, có khi lan ra toàn thân. Móng tay chân có thề dày, sần sùi, móng có vạch ngang, dễ gãy dưới móng có chứa bột trắng. Nhiều trường hợp vảy nến nổi ngay trên các vết sẹo, vết sượt da, vết mổ, vết tiêm. Bệnh gây ngứa ít nhiều tuỳ từng theo từng người, tiến triển từng đợt, lúc ổn định, lúc vượng, có lúc tự nhiên khỏi. Thường hay tái phát theo mùa, có người nặng về mùa hè, có người nặng về mùa đông. Bệnh lâu ngày tính chất mùa không còn rõ rệt. Một số ít phụ nữ lúc mang thai bệnh nhẹ hoặc hết, sau sanh, da lại bị tổn thương hoặc nặng hơn.

1. Thể đỏ da:

Do bệnh phát triển, da toàn thân đỏ, sưng, tróc vảy, kèm phát sốt, các khớp đau, lòng bàn chân sừng hoá, móng dày lên và rụng.

2. Thể khớp:

Thường vảy nến tăng lan đến các khớp lớn nhỏ như khớp ngón, khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, nhẹ là khớp sưng, nặng thì dịch bao khớp xương huỷ hoại, khớp dị dạng.

3. Thể mụn mủ:

Tế bào gai bị tổn thương rõ, trên tổn thương vảy nến mọc lên những mụn mủ không có vi khuẩn, gặp nhiều ở người lớn tuổi.

Điều trị

1.Thể phong nhiệt:

Triệu chứng: Những nốt chấm xuất hiện nhiều, liên tục, lâu ngày to dần, mầu trắng đục, ngứa nhiều, mọc ở tay chân hoặc ở đầu, mặt, râu, gây hoại tử da sau đó có chấm xuất huyết. Kèm ngứa, sốt, khát, họng khô, đau, lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi hơi vàng, mạch Phù Sác.

Điều trị: Thanh nhiệt, lương huyết.

Bài thuốc: Dùng bài Hoè hoa thang gia giảm (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu):

Hòe hoa               40           Sinh địa 40           Thổ phục linh     40

Thăng ma            12           Tử thảo 12           Địa phụ tử           12           Ké           12

Sắc uống.

Bài thuốc: Tiêu phong tán gia giảm (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học):

Khổ sâm               6              Tri mẫu              6              Kinh giới               6

Phòng phong       6              Thuyền thoái     6              Sinh địa                 6              Đan bì   6

Ngưu bàng          10           Hoàng cầm          10           Hồng hoa             4.5          Lăng tiêu hoa     4.5

Sắc uống.

2.Thể phong huyết táo (gặp ở thể bệnh kéo dài):

Triệu chứng: Nhiều nốt ban chẩn mới ít xuất hiện, những nốt cũ mầu hơi đỏ, ngứa, mặt da khô, lưỡi ít tân dịch, rêu lưỡi hơi vàng mà khô, mạch Huyền Tế hoặc Tế Sác.

Điều trị: Dưỡng huyết, nhuận táo, khu phong.

Bài thuốc: Dùng bài Lương huyết (Viện Y Học Dân Tộc Việt Nam)

Huyền sâm                         Ngân hoa                             Sinh địa

Ké                                      Hà thủ ô                               Hỏa ma nhân     12

Sắc uống.

Thuốc rửa ngoài: Hoả tiêu, Phác tiêu, Khô phàn, Dã cúc hoa. Nấu lấy nước rửa ngày một lần.

Pháp trị: Tư âm nhuận táo, thanh nhiệt, khu phong.

Bài thuốc: Dùng bài Dưỡng huyết nhuận phu ẩm gia giảm (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học):

Qui đầu                12           Đan sâm               12           Đan bì             12

Xích thược          10           Hà thủ ô               10           Sinh địa             10           Thục địa               12

Bắc đậu căn        12           Thiên môn          12           Thảo hà xa          15           Bạch tiễn bì         15

Tật lê     15

3.Thể phong hàn:

Triệu chứng: Nhiều vết chấm xuất hiện giống như đồng tiền hoặc từng mảng mầu hồng, trên mặt mụn có thể thối nát, phát bệnh quanh năm. Từ mùa đông đến mùa hè thường tự bớt hoặc giảm ẩn đi, lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Phù Khẩn.

Điều trị: Sơ phong, tán hàn, hoạt huyết, điều doanh.

Bài thuốc: Dùng bài Tứ vật ma hoàng thang gia giảm (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học)

Ma hoàng            15           Quế chi 15           Qui đầu 12

Bạch thược         12           Sinh địa 12           Sa sâm  12

Sắc uống.

4.Thể thấp nhiệt:

Triệu chứng: Nhiều vết chấm xuất hiện giống như nước trong lỗ rỉ ra, xuất hiện ở bên dưới bầu vú, vùng hội âm, khuỷ tay, hố mắt, vùng sinh dục, mầu da có mầu hồng xám, thường gom lại thành mảng lớn, vùng tổn thương chảy nước mầu trắng đục, hơi ngứa, miệng khô, không khát, cơ thể nóng, mệt mỏi, lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi vàng hoặc có ngấn bệu, mạch Hoạt Sác.

Điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết giải độc.

Bài thuốc: Dùng bài Tiêu ngân nhị hiệu thang gia giảm (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học):

Long đởm thảo    6              Khổ sâm               6              Hoàng cầm          6

Xương truật         6              Phục linh              6              Trạch tả                10           Tỳ giải    10

Bắc đậu căn        10           Thảo hà sa           15           Thổ phục linh     15                Đan bì   12

Sắc uống.

5.Thể huyết nhiệt:

Triệu chứng: Mới phát hoặc tái phát không lâu, vết sần nổi lên như dạng đồng tiền hoặc như bùn, thường nổi hạt nhỏ như ban chẩn, to nhỏ không đều, mầu hồng tươi, mọc nhiều ở tứ chi, có thể mọc ở vùng đầu và mặt trước, bề mặt của vết sần có mầu trắng đục, khô, vỡ nát có khi có rướm máu, kèm ngứa, tâm phiền, khát, táo bón, tiểu ít, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi hơi vàng, mạch Huyền Hoạt hoặc Hoạt Sác.

Điều trị: Lương huyết giải độc, hoạt huyết thoái ban.

Bài thuốc: Dùng bài Ngân hoa hổ trượng thang gia giảm (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học):

Ngân hoa             15           Hổ trượng           15           Sinh địa               12

Qui vĩ                  12           Xích thược          12           Hòe hoa               12           Đại thanh diệp   10

Đan bì                 10           Tử thảo               10           Bắc đậu căn        10

6.Thể huyết ứ:

Triệu chứng: Vết ban mầu đỏ tối hoặc tím, to nhỏ không đều, bề mặt hơi lõm, khô trắng đục, không bong da, có một ít vết ban nhỏ mới xuất hiện kèm theo ngứa hoặc không ngứa, miệng khô, không muốn uống, lưỡi đỏ tối hoặc có điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng nhạt hoặc hơi vàng, mạch Huyền Sáp hoặc Trầm Sáp.

Điều trị: Hoạt huyết hoá ứ, thông lạc tán kết.

Bài thuốc: Dùng bài Hoàng kỳ đan sâm thang gia giảm (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học):

Đan sâm                          15           Trạch lan              15           Tây thảo               15

Hoạt huyết đằng              15           Hoàng kỳ             10           Hương phụ          10           Thanh bì               10

Trần bì                            10           Xích thược             6            Tam lăng              6              Nga truật             6

Lăng tiêu hoa                  6              Thỏ ti tử               6              Ô xà                    6

7.Thể huyết hư:

Triệu chứng: Cơ thể vốn suy yếu, bệnh kéo dài lâu ngày, da chuyển sang trắng bệch, nhiều vết ban có dạng giống như từng mảng hoặc phát ra toàn thân, mầu hồng nhạt ướt hoặc nhạt tối, bong da có những vết ban mới xuất hiện, ngứa, nặng hoặc nhẹ mầu da cũng không thay đổi, kèm chóng mặt, ít ngủ, ăn uống kém, lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi ít, ít tân dịch, mạch Huyền Tế hoặc Trầm Tế.

Điều trị: Dưỡng huyết, hoà doanh, ích khí khứ phong.

Bài thuốc: Dùng bài Dưỡng huyết khứ phong thang gia giảm (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học):

Hoàng kỳ             12           Đẳng sâm           12           Qui đầu            12

Ma nhân              10           Huyền sâm         12           Bạch thược       12           Thục địa               12

Kê huyết đằng    12           Mạch môn          12           Bạch tiễn bì        15           Bạch chỉ                6

Tật lê     6

8.Mạch xung nhâm không điều hoà:

Triệu chứng: Da nổi nhiều nốt sẩn đặc biệt vào thời kỳ kinh nguyệt, có thai, sinh đẻ, đa số trước khi có kinh, đang có thai và trước khi sinh thì phát nặng hơn, có một ít sau khi có kinh và sau khi sinh mới phát. Toàn thân nổi lên những vết ban mọc thành đám, mầu đỏ tươi sau đó trở thành trắng đục, lúc mới phát có những vết xuất huyết. Toàn thân hơi ngứa,tâm phiền, miệng khô, đầu váng, lưng đau, lưỡi đỏ sẫm hoặc đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Hoạt Sác hoặc Trầm Tế.

Điều trị: Điều nhiếp Xung Nhâm.

Bài thuốc: Dùng bài Nhị tiên thang gia giảm (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học):

Tiên mao                           6              Hoàng bá             6              Tri mẫu

Dâm hương hoắc             12           Thỏ ti tử                12           Sinh địa             12           Thục địa               12

Qui đầu                            12           Nữ trinh tử            15           Hạn niên thảo    15

9. Nhiệt độc thương doanh:

Triệu chứng: Phát bệnh nhanh, toàn thân đều nổi ban đỏ, đỏ tím, đỏ sẫm, nóng, ấn vào thì nhạt mầu, sưng phù, bong da, toàn thân sốt cao, sợ lạnh, tâm phiền, khát, tinh thần uể oải, tay chân không có sức, lưỡi đỏ sẫm, ít tân dịch, mạch Huyền Sác hoặc Hoạt Sác.

Điều trị: Dùng bài Linh Dương Hoá Ban Thang gia giảm (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học):

Linh dương giác  3              Sinh địa               30           Ngân hoa             15

Tử thảo              15             Bạch hoa xà        15           Đan bì                  10           Xích thược          10

Huyền sâm         10           Sa sâm                 10           Liên kiều              10           Hoàng cầm          10

Hoàng liên           6              Tri mẫu                6            Thạch cao            30

Điều trị tại chỗ:

a. Giai đoạn phát triển:

Bôi ngoài nhũ cao Lưu hoàng 5%, Hoàng bá sương, mỗi ngày 2-3 lần.

b. Giai đoạn ổn định:

Bôi ngoài cao mềm Lưu hoàng 10%, cao mềm Hùng hoàng, ngày 2-3 lần.

c. Thuốc ngâm rửa:

Khô phàn 120g, Cúc hoa dại 240g, Xuyên tiêu 120g, Mang tiêu 500g, sắc nước tắm hoặc ngâm mỗi ngày hoặc cách nhật, dùng cho trường hợp bệnh tổn thương rộng.

Nguồn: Thầy Thuốc Của Bạn

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x