Cách Điều Trị Viêm Họng Hạt Mạn Tính

Viêm họng hạt có nên đốt không là vấn đề nhiều độc giả của Đông Y Quang Minh quan tâm trong thời gian gần đây. Viêm họng hạt mạn tính sẽ kéo dài, khó điều trị dứt điểm và dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp nên cần nhận biết sớm nguyên nhân, dấu hiệu để biết cách điều trị và phòng ngừa kịp thời, đạt hiệu quả cao.

Viêm họng hạt là gì?

Viêm họng hạt là tình trạng viêm nhiễm kéo dài và liên tục nhiều lần của niêm mạc vùng hầu họng và amidan, dẫn tới các mô lympho ở thành sau họng phình lên.

Viêm họng hạt có nên đốt và có trị được dứt điểm hay không?
Viêm họng hạt có nên đốt và có trị được dứt điểm hay không?

Viêm họng hạt là bệnh hay gặp nhiều ở người lớn, tuy không gây ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh nhưng làm suy giảm chất lượng cuộc sống của họ. Bệnh nhân bị viêm họng hạt gặp khó khăn trong giao tiếp do ngứa, vướng họng khi đang nói chuyện, vừa nói vừa phải dừng lại để khạc đờm.

Viêm họng hạt có nên đốt hay không?

Đốt họng hạt là một tiểu thủ thuật nhằm làm tiêu các hạt viêm ở thành sau họng. Chỉ định đốt họng hạt hay không cần được bác sĩ chuyên môn cân nhắc kỹ về lợi ích và tác hại của nó đem lại đối với bệnh nhân.

Nhiều người bệnh tin rằng đốt hạt có thể chữa dứt điểm viêm họng hạt, do vậy yêu cầu bác sĩ điều trị bằng cách này cho mình. Tuy nhiên không phải vậy, có thể nói chắc chắn một điều rằng đốt họng hạt chỉ là giải pháp tạm thời, giúp người bệnh giảm sự khó chịu do các hạt to trên thành họng.

Bệnh lý có thể tái phát nếu hạt nhỏ không được đốt hết
Bệnh lý có thể tái phát nếu hạt nhỏ không được đốt hết

Đốt chỉ có hiệu quả với những hạt to, những hạt nhỏ li ti nếu không được xử lý lúc đó, hoàn toàn có thể phát triển về sau. Trên thực tế, nhiều bệnh nhân sau một thời gian sẽ đi đốt lại (thời gian hạt li ti phát triển to lên là khác nhau ở từng người, có người sau khoảng 4, 5 năm sẽ đi đốt lại, có người sau 10 năm hoặc hơn).

Chính vì vậy, người mắc bệnh cần cân nhắc khi quyết định đốt hạt.

Các biện pháp hỗ trợ điều trị viêm họng hạt tại nhà

Ngoài chữa viêm họng hạt bằng các biện pháp y khoa, người bệnh cũng có thể áp dụng một số cách hỗ trợ điều trị tại nhà để giúp bệnh nhanh thuyên giảm:

    • Súc miệng bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn và làm dịu cơn đau họng
    • Uống nhiều nước ấm để cổ họng bớt khô và giúp loãng đờm
    • Chữa viêm họng hạt bằng mật ong: Mật ong có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, làm dịu cổ họng và dễ long đờm. Người bệnh có thể dùng mật ong nguyên chất, pha mật ong với nước ấm hoặc làm mật ong ngâm chanh đào để chữa bệnh.
    • Dùng tỏi chữa viêm họng hạt: Tỏi được xem như một loại kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời nó cũng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Người bệnh có thể ăn một vài tép tỏi tươi, dùng tỏi ngâm mật ong hoặc ngâm giấm để giảm các triệu chứng khó chịu.
    • Bệnh nhân cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế sử dụng giọng nói, tránh dùng chất kích thích và bỏ hút thuốc lá để quá trình phục hồi nhanh chóng hơn và tránh bệnh tái phát.

Dinh dưỡng cho người bệnh viêm họng hạt

Có một chế độ ăn khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch. Đồng thời, việc chế biến và chọn lựa thực phẩm phù hợp cũng phần nào làm giảm đau rát, kích thích cổ họng.

1. Thực phẩm cần kiêng khi bị viêm họng hạt

Người bệnh viêm họng hạt không nên ăn thức ăn quá cay nóng
Người bệnh viêm họng hạt không nên ăn thức ăn quá cay nóng

Khi bị viêm họng hạt, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ các loại đồ ăn, thức uống sau:

    • Thức ăn khô cứng: Đồ ăn khô cứng và có nhiều góc cạnh như bánh mì, hạt dẻ, lương khô… có thể gây khó nuốt, làm khởi phát các cơn ho và khiến triệu chứng của bệnh trở nặng.
    • Thức ăn cay, chua, nóng: Những loại thức ăn nhiều gia vị, cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt, đồ ăn nhiều axit… không chỉ gây kích thích niêm mạc họng mà còn gây hại cho đường tiêu hóa, dễ gây trào ngược họng thanh quản.
    • Thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ: Chúng không chỉ gây khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà còn gây giảm đề kháng và khiến tình trạng viêm họng thêm trầm trọng.
    • Đồ ăn tái, sống: Người bị mắc viêm họng hạt nên ăn các thực phẩm đã được nấu chín hoàn toàn, không nên ăn đồ tươi sống hoặc chế biến tái như gỏi, sashimi, nem chua, nộm… vì chúng thường chứa nhiều vi khuẩn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
    • Thực phẩm chứa arginine: Arginine có thể khiến quá trình phát triển, nhân lên của virus, vi khuẩn diễn ra nhanh chóng hơn, vì bản chất nó là một loại axit amin có vai trò tổng hợp protein và nitơ trong hầu hết các sinh vật sống. Do đó, tốt nhất là người bệnh nên hạn chế các thực phẩm giàu arginine như lúa mì, hạnh nhân, socola, nho, bơ đậu phộng…
    • Rượu bia, cà phê, đồ uống có ga: Các loại đồ uống này có thể gây mất nước, tăng thân nhiệt và kích thích niêm mạc cổ họng. Điều này làm nặng thêm các triệu chứng và khiến thể trạng người bệnh mệt mỏi, suy yếu.

2. Viêm họng hạt nên ăn gì?

Các thực phẩm nên được chế biến ở dạng mềm, trơn như canh, súp, món hầm… để bệnh nhân dễ nuốt, dễ ăn. Ngoài ra, để cơ thể nhanh chóng phục hồi, người bệnh cũng có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm sau vào chế độ ăn:

    • Thực phẩm giàu vitamin: Vitamin A, C, E. Trong khi vitamin C giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống chọi với vi khuẩn thì vitamin A, E lại có vai trò tái tạo và làm lành tổn thương.
    • Thực phẩm giàu protein: Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu protein ở dạng mềm như thịt băm, trứng, sữa, cá hồi… để có nguồn năng lượng dồi dào và tăng cường hệ miễn dịch, từ đó loại bỏ các tác nhân xâm nhập dễ dàng hơn.
    • Thức ăn giàu kẽm: người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như ngao, sò, củ cải trắng, nấm, rau chân vịt, súp lơ xanh, cải xoăn… vào khẩu phần ăn hàng ngày.
    • Thực phẩm có tính kháng viêm: Một số thực phẩm, gia vị có khả năng kháng khuẩn, chống viêm như gừng, tỏi, mật ong, bạc hà, tía tô, hành, hẹ… rất hữu ích cho người bị viêm họng hạt.

Phòng ngừa viêm họng hạt

vệ sinh răng miệng để bảo vệ niêm mạc họng
Vệ sinh răng miệng để bảo vệ niêm mạc họng

Viêm họng hạt là bệnh lý hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng những biện pháp đơn giản sau:

    • Điều trị dứt điểm viêm họng và các bệnh lý vùng mũi – xoang, hô hấp, đường tiêu hóa trên, tránh để bệnh kéo dài dai dẳng dẫn đến viêm họng hạt. Những người có hệ miễn dịch kém nên cân nhắc tiêm phòng vắc xin để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh đường hô hấp.
    • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách, thường xuyên súc miệng với nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn.
    • Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, hợp lý. Luyện tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức khỏe.
    • Bỏ hút thuốc lá, tránh rượu bia, chất kích thích và các loại đồ cay quá cay, nhiều dầu mỡ
    • Giữ ấm cổ và cơ thể, đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh
    • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với hóa chất và khói bụi. Nếu thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại, người bệnh cần sử dụng đồ bảo hộ lao động đúng cách để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Thắc mắc về bệnh viêm họng hạt

1. Viêm họng hạt có tự khỏi không?

Viêm họng hạt không thể tự khỏi. Do đó, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị đúng cách và dứt điểm, tránh tái phát gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.

2. Viêm họng hạt có chữa được không?

Viêm họng hạt hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh càng được phát hiện và chữa trị càng sớm thì khả năng chữa khỏi dứt điểm càng cao.

Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là địa chỉ uy tín hàng đầu trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý Tai Mũi Họng, bao gồm bệnh viêm họng hạt. Bệnh viện quy tụ nhiều chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, cùng với sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị hiện đại đáp ứng mọi nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Chi tiết bạn đọc vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại: 1900 636 891
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x