Cây Long Não: Tác Dụng, Liều Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

Cây long não

Cây Long não là loại cây đặc biệt, mặc dù là loại cây gỗ nhưng có thể chiết tinh dầu từ các bộ phận của cây kể cả thân gỗ. Long não có công dụng trợ tim, kích thích hô hấp, kích thích thần kinh, kháng viêm, kháng khuẩn và trị đau nhức tê thấp.

Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Cây Long não.

Tên khác: Long não, Dã hương, Chương não, Mạy khao chuông (Tày), Cà chăng diẳng (Dao).

Tên khoa học: Cinnamomum camphora L. Nees. Họ: Lauraceae (Long não).

Đặc điểm tự nhiên

Cây Long não là cây gỗ to, thường cao khoảng 10 – 50 m, đường kính thân có thể đạt hơn 2 m.

Long não có cành thưa, nhẵn bóng. Lá mọc kiểu so le, phiến lá hình bầu dục. Lá Long não khá đặc biệt, có đường gân chính nổi rõ, hai bên có gân phụ nổi, tại góc gân phụ và gân chính có một hạch tuyển nổi, bóng. Cuống lá dài 2,5 – 3,5 cm.

Hoa nhỏ, mọc thành chùy ở kẽ lá.

Quả Long não hình cầu, to cỡ khoảng hạt tiêu, phía dưới có cuống nhỏ hình chén.

Cây long não
Hình ảnh cây Long não

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây Long não phân bố ở nhiều tỉnh thuộc miền Bắc Việt Nam (Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phú, Phú Thọ, Cao Bằng, Lạng Sơn) nhưng nhiều nhất là ở Nhật Bản, Trung Quốc.

Cây Long não cũng được trồng để lấy bóng mát.

Cây Long não thường được dùng để chiết cất tinh dầu hoặc dùng xông để chữa cảm cúm (gỗ, rễ, lá đều có thể cất tinh dầu được).

Tinh dầu Long não cất phân đoạn sẽ được:

  • Tinh dầu Long não trắng (dùng chế xineola).
  • Tinh dầu Long não đỏ (chứa safrole, carvacrol).
  • Tinh dầu Long não xanh (chứa cadinen, camphor, azulen).

Tùy theo tuổi cây, hàm lượng tinh dầu và Long não tinh thể thay đổi.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận dùng là gỗ, rễ, lá cây Long não.

Thành phần hoá học

Thành phần hóa học chủ yếu của Long não:

  • Tinh dầu và Long não tinh thể.

Hình ảnh cây Long não

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Long não được dùng ngoài làm thuốc sát trùng, tiêu viêm, kích thích hoặc dùng dưới dạng thuốc tiêm để hồi tỉnh cơ tim, chữa trụy tim hay suy nhược, hoặc dùng uống để chữa đau bụng, làm giảm lượng phân.

Tinh dầu Long não có thể dùng ngoài xoa bóp thay Long não đặc, hoặc dùng trong công nghiệp làm dung môi, hoà tan nhựa, sơn, chiết safrol, cineol, chế thuốc trừ sâu.

Theo y học hiện đại

Tác dụng trên thần kinh

Long não có công dụng làm kích thích, gây hưng phấn thần kinh, hỗ trợ kích thích hô hấp và tuần hoàn, có thể quan sát rõ tác dụng này nếu trung khu thần kinh đang ở trạng thái ức chế.

Tác dụng tiêu hóa

Uống Long não kích thích niêm mạc dạ dày: Liều nhỏ gây cảm giác ấm áp dễ chịu; liều cao gây buồn nôn, nôn.

Tác dụng đối với tim mạch

Long não gây kích thích cơ tim ở tim đang suy yếu.

Liều dùng & cách dùng

Liều dùng ngoài (sát trùng, tiêu viêm): Cồn hay dầu long não 5 – 10%.

Liều thuốc tiêm (kích thích cơ tim, chữa trụy tim, suy nhược): Tiêm dưới da dung dịch dầu 10 – 20%.

Liều uống (chữa đau bụng, làm giảm lượng phân): 0,05 – 0,20 g mỗi ngày.

Liều dùng thông thường: Uống 0,1 – 0,2 g thuốc tán hoặc rượu.

Bài thuốc kinh nghiệm

Trị bụng đau do uế khí thuộc sa chứng (Chương não tán – Trương Sơn Lôi phương)

  • Chuẩn bị: Chương não, Một dược, Minh nhũ hương.
  • Thực hiện: Tán bột các vị trên, dùng liều 0,01 g với nước trà.

Trị lở loét do nằm lâu (theo Lâm sàng Trung dược)

  • Chuẩn bị: Long não 2 g, Não sa 2 g.
  • Thực hiện: Nếu chưa bị loét, dùng 200 ml cồn 75%, chế với thuốc thành Tinctura, bôi. Nếu đã loét, dùng cao mềm hoàng liên tố, phối hợp với thuốc bôi ngoài.

Trị hậu môn bị thấp chẩn lở ngứa (theo Lâm sàng Trung dược)

  • Chuẩn bị: Long não 2 g, Minh phàn 2 g, Mang tiêu 20 g.
  • Thực hiện: Hòa các vị trên với nước sôi 600 ml, đợi nước bớt nóng (còn hơi ấm) ngâm mông vào 10 phút, làm 2 lần một ngày.

Trị chàm ở chân thường bội nhiễm hoặc loét (theo Lâm sàng Trung dược)

  • Chuẩn bị: Long não 3 g, Đậu hũ 2 miếng.
  • Thực hiện: Trộn đều 2 vị trên, dùng ngoài ở vị trí bị chàm.

Trị răng sâu đau (theo Lâm sàng Trung dược)

  • Chuẩn bị: Long não, Chu sa, lượng bằng nhau.
  • Thực hiện: Tán bột các vị trên, dùng ngoài.

Trị trẻ nhỏ bị lở ngứa (theo Lâm sàng Trung dược)

  • Chuẩn bị: Long não, Hoa tiêu, Mè đen, lượng bằng nhau.
  • Thực hiện: Tán các vị trên thành bột mịn rồi trộn với vaseline, thoa ngoài da chỗ vị trí bị lở ngứa.

Trị giun kim (Tào – Mỹ – Hoa – Thượng Hải Trung Y Dược)

  • Chuẩn bị: Long não 1g, Hắc bạch sửu 3 g, Binh lang 6 g.
  • Thực hiện: Tán bột các vi thuốc trên. Hòa thuốc bột bài 100 ml nước ấm, dùng ống tiêm hút bơm vào hậu môn, làm khoảng 3 đến 5 lần, làm trước khi đi ngủ.

Trị đau khớp do bong gân (theo Lâm sàng Trung dược)

  • Chuẩn bị: Dầu Long não, dầu tùng tiết.
  • Thực hiện: Phối trộn đều 2 loại dầu trên, thoa lên vị trí chỗ đau.

Lưu ý

Một số lưu ý khi sử dụng Long não:

Độc tính liên quan đến liều lượng

  • Liều uống 0,5 – 1 g: Tác dụng phụ là hoa mắt, chóng mặt, đầu đau, cảm giác nóng, gây kích thích, nói sảng.
  • Uống trên 2 g: Hôn mê, co giật, suy hô hấp và tử vong.
  • Uống 7 – 15 g và tiêm bắp 4 g: Tử vong.

Theo Trung Dược học: Xử trí khi bị quá liều ngộ độc là đưa vào cấp cứu ngay, chủ yếu là điều trị triệu chứng vì thuốc được cơ thể giải độc nhanh và có thể qua cơn nguy kịch.

Kiêng kỵ

Theo Trung Dược học, không dùng Long não cho phụ nữ mang thai và khí hư.

Theo Đông dược học thiết yếu, không dùng Long não cho người không phải là chân hàn và người có thấp nhiệt.

Theo Bản nghĩa bổ di, dùng quá nhiều Long não sẽ bị động dương mà hao âm.

Theo Dược liệu Việt Nam, tránh nhầm lẫn Long não bột cây đại bi (Blumea balsamifera) cũng có màu trắng xanh, mùi thơm nhưng cảm giác hăng hơn.

Nguồn: Tổng hợp

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại: 0869 111 269
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x