Huyệt Bát Liêu: Vị Trí, Tác Dụng, Cách Khai Thông Huyệt

huyệt Bát Liêu

Huyệt Bát Liêu gồm hệ thống 8 huyệt con bao gồm 2 huyệt Hạ Liêu, 2 huyệt Trung Liêu, 2 huyệt Thứ Liêu và 2 huyệt Thượng Liêu nằm tại vị trí rất đặc biệt đồng thời đảm nhiệm chức năng rất quan trọng. Nhóm huyệt này phát huy các tác dụng hiệu quả trong điều trị các bệnh về phụ khoa như đau bụng kinh kéo dài, kinh nguyệt không đều, khí hư nhiều, đau xương cùng, tê hai chi dưới, bí tiểu và thậm chí là chứng vô sinh. Không những thế, huyệt Bát Liêu được khoa Y Học Cổ Truyền đánh giá rất cao và có hiệu quả điều trị tốt đối với các bệnh lý tại vị trí vùng lưng và những bệnh liên quan đường sinh dục.

Tổng quan về huyệt Bát Liêu

Huyệt Bát Liêu lần đầu xuất hiện trong cuốn sách cổ Châm Cứu Học Thượng Hải, thuộc kinh Bàng Quang. Giải thích về tên gọi, sách ghi chép như sau: “Bát” nghĩa là số 8, “Liêu” nghĩa là ở cạnh. Tức là có 8 huyệt cạnh nhau và gần vị trí xương cùng. Đây cũng chính là lý do huyệt Bát Liêu nằm trong số ít huyệt đạo đặc biệt trong hệ thống kinh mạch của cơ thể.

huyệt Bát Liêu
Bát Liêu Huyệt gồm tám huyệt con năm tại vị trí xương cùng

Cụ thể, 8 huyệt  Bát Liêu được chia thành 4 cặp huyệt lần lượt là huyệt Thượng Liêu (BL31), huyệt Thứ Liêu (BL32), huyệt Trung Liêu (BL33) và huyệt Hạ Liêu (BL34). Các cặp huyệt nằm đối xứng với nhau qua đường xương sống và xếp thứ tự lần lượt từ phía trên xuống phía dưới.

  • Huyệt Thượng Liêu (BL31): Có vị trí nằm tại lỗ xương cùng đầu tiên, đây cũng là vị trí cao nhất.
  • Huyệt Thứ Liêu (BL32): Vị trí cặp huyệt Thứ Liêu ở lỗ xương cùng thứ 2, ở giữa huyệt Thượng Liêu và huyệt Trung Liêu.
  • Huyệt Trung Liêu (BL33): Nằm tại vị trí lỗ xương cùng thứ 3, ở giữa huyệt Thứ Liêu và huyệt Hạ Liêu.
  • Huyệt Hạ Liêu (BL34): Huyệt đạo có vị trí trí tại lỗ xương cùng thấp nhất và ngay dưới huyệt Trung Liêu.
huyệt Bát Liêu
Hình ảnh lỗ xương cùng vị trí của cặp huyệt Bát Liêu

Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh của huyệt Bát Liêu

Không chỉ mang tác dụng chữa bệnh theo đường kinh bàng quang, do nằm ở vị trí rất đặc biệt, huyệt Bát Liêu còn có tác dụng chữa bệnh đến toàn cơ thể. Qua đó, Bát Liêu huyệt có tác dụng kiện yêu (làm mạnh lưng, giúp lưng khỏe hơn), kiện thoái (làm mạnh đùi, giúp đùi khỏe hơn) và lý hạ tiêu (làm thông vùng hạ tiêu của cơ thể). Dưới đây là những chứng bệnh mà huyệt chủ trị:

Phạm vi tại chỗ và theo đường kinh Bàng Quang

Chữa đau ở xương cùng, đau lưng, đau các dây thần kinh hông, chi dưới tê yếu.

Phạm vi hỗ trợ chữa trị toàn thân

Không chỉ hỗ trợ điều trị tại vị trí huyệt, các thầy thuốc Đông Y đã không ngừng tìm hiểu và khi tác động đúng cách, huyệt Bát Liêu có thể hỗ trợ điều trị toàn thân và chủ yếu liên quan đến những bệnh về cơ quan sinh dục, cụ thể như sau:

  • Các bệnh về đường sinh dục: Chữa đau bụng khi hành kinh, rối loạn kinh nguyệt, khí hư bất thường, chứng sa tử cung, vô sinh, lãnh cảm, di tinh, mộng tinh, tinh trùng yếu và thậm chí liệt dương…
  • Các bệnh về bàng quang: Chủ trị chứng bí tiểu, tiểu rắt và bí đại tiểu tiện…
Huyệt Bát Liêu có tác dụng hỗ trợ điều trị đau bụng kinh rất hiệu quả
Huyệt Bát Liêu có tác dụng hỗ trợ điều trị đau bụng kinh rất hiệu quả

Phối huyệt Bát Liêu chuẩn y học cổ truyền

Hệ thống các huyệt đạo trên cơ thể có liên quan chặt chẽ đến nhau. Khi biết phối những huyệt đạo thích hợp sẽ giúp nâng cao hiệu quả trị bệnh và có thể hỗ trợ cải thiện nhiều chứng bệnh khác. Các cách phối huyệt Bát Liêu chuẩn xác đã được ghi chép chi tiết trong Châm cứu Học Thượng Hải như sau:

  • Phối cùng huyệt Quan Nguyên (Nh 4) thấu huyệt Trung Cực (Nh 3) + huyệt Tam Âm Giao (Ty 6): Điều trị thống kinh.
  • Phối cùng huyệt Huyết Hải (Ty 10) + huyệt Khí Hải (Nh 6) + huyệt Quan Nguyên (Nh 4) + huyệt Tam Âm Giao (Ty 6) + huyệt Túc Tam Lý (Vi 36) + huyệt Tử Cung: Điều trị tử cung xuất huyết.
  • Phối cùng huyệt Thừa Sơn (Bq 57) + huyệt Trường Cường (Đc 1): Điều trị hậu môn bị rò.
  • Phối cùng huyệt Hợp Cốc (Đtr 4) + huyệt Tam Âm Giao (Ty 6) + huyệt Thứ Liêu (Bq 32) + huyệt Thượng Liêu (Bq 31): Tác dụng thúc đẻ.

Cách tác động lên huyệt Bát Liêu đúng cách

Giống như hầu hết các huyệt đạo khác trên cơ thể con người, huyệt Bát Liêu có thể được kích thích bằng cách bấm huyệt hoặc châm cứu huyệt để điều trị bệnh. Tuy nhiên, do vị trí của huyệt này nằm tại nơi rất đặc biệt, nơi mà có nhiều dây thần kinh tại cột sống, việc châm cứu hoặc bấm huyệt Bát Liêu cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn, có tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm.

Dù châm cứu hoặc bấm huyệt, khuyến cáo bệnh nhân không được thực hiện tại nhà nhằm hạn chế những rủi ro không mong muốn. Bởi khi bạn bấm huyệt quá mạnh tay, châm cứu sai vị trí huyệt, sai độ sâu kim, sai hướng kim và sai cách châm… đều có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe. Lúc này, bệnh không những không thuyên giảm mà thậm chí còn có nguy cơ diễn biến nặng nề hơn.

Nếu chưa chắc chắn về cách xác định huyệt Bát Liêu và cách day ấn huyệt thì nên tìm gặp các bác sĩ/thầy thuốc Đông y để được hướng dẫn cụ thể. Việc xác định sai vị trí và bấm huyệt sai cách không những không đạt được hiệu quả trị liệu mà còn gây hại cho sức khỏe.

Huyệt Bát Liêu khi được tác động đúng cách sẽ giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh và tăng cường sức khỏe hiệu quả. Nhưng với đặc điểm nằm tại vị trí nhạy cảm (gần cột sống) nên người bệnh cần đến các phòng khám Y học cổ truyền để được trị liệu chuẩn xác, đúng chuyên môn đảm bảo an toàn sức khỏe.

Nguồn: Tổng hợp

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại: 0869 111 269
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x